NHỮNG NGUYÊN KHỞI CỦA NHÂN LOẠI
(Từ Sáng Thế đến năm 2100 BC [trước Công nguyên])
NGUYÊN KHAI
Chúng ta có thể tưởng tượng một thời nào đó vũ trụ nầy không còn gì cả. Tỉ dụ: cất đi ánh sáng mặt trời, mặt trăng và các vì sao ban đêm. Sự sống sẽ ra sao nếu không có chúng? Cất đi các từng mây, bầu trời, sông ngòi và các đại dương?
Hãy tưởng tượng quả địa cầu không có loài người, thú vật, cá, các loài chim, cỏ cây, hoặc thảo mộc các loại. Mặt đất nầy sẽ ra sao nếu hoàn toàn trơ trọi! Thật vậy, thiên nhiên nầy sẽ ra sao nếu không có địa cầu, không vũ trụ - không có gì cả? Vũ trụ nầy đã có từ trước đời đời chăng? Phải chăng có một thời nào khi đó bắt đầu mọi sự? Chắc chắn phải có một khởi điểm. Nhưng khởi điểm từ lúc nào? Hết thảy những sự việc xảy ra như thế nào? Nguyên nhân nào đã khiến điều đó xảy ra? Điều đó xảy ra nhằm mục đích gì? Chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu? Tại sao chúng ta có mặt ở đây?
Từ khi lịch sử bắt đầu được ghi chép, những người nam và nữ thuộc mọi thế hệ, mọi nền văn hóa, ở mọi nơi đã tìm kiếm những câu trả lời cho các vấn đề nầy. Một số người cho rằng hết thảy những điều đó xảy ra cách ngẫu nhiên, không lý do hoặc mục tiêu nào cả. Song những thực thể xuất hiện khắp vũ trụ đã được tạo dựng quá tinh vi, quá trật tự, một nguồn gốc “ngẫu nhiên” thật khó chấp nhận! Và đời sống vô nghĩa rõ ràng trái ngược với tâm trí của những người đi tìm ý nghĩa. Vậy câu trả lời là gì? Chúng ta đã đến từ đâu, và tại sao chúng ta hiện diện ở đây? Hết thảy bắt đầu như thế nào?
SỬ KÝ SÁNG THẾ
Nguyên khởi, Thượng Đế dựng nên các từng trời và đất. Bấy giờ đất vô hình dạng và trống không, bóng tối phủ trùm trên mặt vực sâu; và Thần Linh Thượng Đế vận hành trên các vùng nước. (Sáng thế 1:1-2)
Thượng Đế phán: “Hãy có ánh sáng”, liềncó ánh sáng. Thượng Đế thấy ánh sáng tốt lành nên Ngài phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối. Thượng Đế gọi sự sáng là “ngày”, và bóng tối là “đêm”. Ấy là ngày thứ nhất, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:3-5)
Thượng Đế phán: “Hãy có một khoảng trống giữa các vùng nước để phân cách các vùng nước với nhau”. Vậy Thượng Đế tạo nên khoảng trống và phân cách nước phía dưới khoảng trống và nước phía trên. Liền có như vậy. Thượng Đế gọi khoảng trống là “bầu trời”. Ấy là ngày thứ hai, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:6-8)
Thượng Đế phán: “Nước ở bên dưới bầu trời hãy gom lại một nơi, và đất khô hãy xuất hiện”. Liền có như vậy. Thượng Đế gọi đất khô là lục địa, và Ngài gọi các vùng nước gom lại là “các biển”. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành.
Thượng Đế phán: “Lục địa hãy sanh thảo mộc, cỏ sanh hạt, cây có trái sanh quả mang hạt bên trong, tùy theo loại trên đất”. Liền có như vậy. Đất sanh ra thảo mộc, cỏ sanh ra hạt tùy theo loại, cây có quả sanh ra trái mang hạt bên trong tùy theo loại. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành. Ấy là ngày thứ ba, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:9-13)
Thượng Đế phán: “Hãy có những vật sáng trong khoảng trống của bầu trời để phân biệt ngày và đêm, và hãy để chúng làm những “dấu hiệu” cho các thời tiết, cho các ngày và các năm. Những vật sáng hãy ở trong khoảng trống của bầu trời để chiếu sáng trên đất”. Liền có như vậy. Thượng Đế tạo nên hai vật sáng lớn; vật sáng lớn hơn cai quản ban ngày, vật sáng nhỏ cai quản ban đêm. Ngài cũng tạo nên các vì sao. Thượng Đế đặt chúng trong khoảng trống của bầu trời để chiếu sáng trên đất, hầu cai quản ban ngày và ban đêm, và để phân cách sự sáng và sự tối. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành. Ấy là ngày thứ tư, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:14-19)
Thượng Đế phán: “Nuớc hãy chứa đầy những tạo vật sinh động, các loài chim hãy bay cao trên địa cầu xuyên qua khoảng trống của bầu trời”. Vậy Thượng Đế tạo nên các loài vật lớn trong biển, mọi vật sống và di động nhờ nước sanh nhiều thêm tùy theo loại, và mọi loài chim có cánh tùy theo loại. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành. Ngài ban phước chúng và phán: “Hãy sanh sản và gia tăng số lượng chứa đầy trong nước các biển, và các loài chim hãy gia tăng trên đất” Ấy là ngày thứ năm, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:20-23)
Thượng Đế phán: “Lục địa hãy sanh các tạo vật sống tùy theo loại: gia súc, loài bò sát, và các loài dã thú tùy theo loại”. Liền có như vậy. Thượng Đế đã tạo nên các loài dã thú tùy theo loại, loài gia súc tùy theo loại, và hết thảy các loài bò sát tùy theo loại. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành.(Sáng thế 1:24-25)
Rồi Thượng Đế phán: “Chúng Ta hãy tạo con người trong hình ảnh Chúng Ta, giống như Chúng Ta; và ban cho chúng quyền thống trị trên các loài cá dưới biển, chim không trung, các loài gia súc, trên khắp địa cầu, và mọi loài bò sát trên mặt đất”.
Vậy Thượng Đế đã tạo con người trong hình ảnh của chính Ngài, Ngài đã tạo dựng họ trong hình ảnh của Thượng Đế. Ngài đã tạo dựng chúng thành người nam và người nữ.
Thượng Đế ban phước cho chúng và phán rằng:“Hãy sanh sản và gia tăng số lượng; tràn đầy mặt đất và khắc phục đất. Hãy thống trị các loài cá trong biển, các loài chim không trung, và mọi tạo vật sống bò trên đất.” Và Thượng Đế phán: Ta ban cho ngươi mọi thứ cỏ sanh hạt trên khắp đất, và mọi thứ cây sanh quả có hạt bên trong. Chúng sẽ là thực vật cho ngươi. Ta ban mọi thứ cỏ xanh làm thực vật cho hết thảy các loài thú trên đất, các loài chim không trung, các tạo vật bò trên đất – mọi vật có hơi thở sự sống trong đó”. Liền có như vậy.
Thượng Đế thấy hết thảy những điều Ngài đã làm thật tốt lành. Ấy là ngày thứ sáu, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:26-31) Vậy các từng trời và đất đã được hoàn thành với hết thảy mọi loài vật trong đó. Đến ngày thứ bảy, Thượng Đế hoàn tất công việc Ngài đã làm; vậy ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi, xong các việc của Ngài. Thượng Đế ban phước cho ngày thứ bảy, và khiến ngày đó nên thánh, bởi ngày đó Ngài nghỉ ngơi, xong hết thảy công việc tạo dựng Ngài đã làm. (Sáng thế 2:1-4a) Đây là sử ký các từng trời và đất khi chúng được tạo nên.
(Kỳ tới: THƯỢNG ĐẾ TẠO DỰNG NGƯỜI NAM VÀ NGƯỜI NỮ ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT)
CỰU ƯỚC LUẬN GIẢI
SỬ KINH SÁNG THẾ (Genesis)
Tác giả: Dù quyển Sử Kinh không đề tên Tác giả, nhưng theo sử liệu, cả người Do thái giáo lẫn Cứu thế giáo đều cho rằng năm quyển đầu của Sử Kinh là do Moses viết. Hiệp lại, các quyển nầy còn được gọi là Bộ “Ngũ Kinh” (Pentateuch).
Thời gian: Một số người đề nghị rằng Moses đã viết Sử Kinh Sáng Thế tại Midian, nhằm mục đích chỉ dạy và an ủi các anh em đau khổ tại Egypt. Hơn nữa, Ông viết những sách nầy trong khi ở trong miền hoang dã suốt 40 năm, trong thời gian đó, con cái của Thượng Đế lang thang vô định trong sa mạc. Như vậy, những sách nầy có thể được viết trong khoảng thời gian từ năm 1450 BC đến 1400 BC (trước Công nguyên). Có thể, khi Moses gặp Thượng Đế trên núi, Ông đã nhận lãnh trọn vẹn những lời giáo huấn để viết lại. Như Ông dàn dựng Đền Tạm thế nào, thì Ông cũng thực hiện những sách nầy thể ấy, đúng theo mẫu mực mà Thượng Đế đã dạy Ông.
Mục tiêu: Sử Kinh Sáng Thế là quyển sách của những “nguyên khởi”, trích từ những chữ đầu của quyển sách: “Nguyên khởi, Thượng Đế dựng nên…” Từ ngữ nầy là dạng thức Greek (Hi-lạp) của tựa đề “Bereshith” (ngôn từ Hebrew), nghĩa là “nguyên thủy”, hay “thế hệ”, hay “lịch sử của nguyên thủy”. Tựa đề rất thích hợp cho sách nầy, bởi đây là lịch sử của những cội nguồn, gồm cả sáng tạo thế gian, tội lỗi và sự chết xuất hiện, sáng tác những nghệ thuật, dấy lên các dân tộc, và đặc biệt xây dựng Hội thánh trong tình trạng sơ khai. Sách ký thuật sự sa ngã của con người, lời tiên tri đầu tiên về Đấng Christ chiến thắng Satan, và sự cứu chuộc nhân loại, (Chương 3:15). Tạ ơn Thượng Đế, vì Sử Kinh nầy cho chúng ta thấy phương thức chữa trị chúng ta bằng cách khải hiện những vết thương của chúng ta. Lạy Chúa, hãy mở rộng mắt chúng con, hầu chúng con có thể thấy những sự việc lạ lùng trong Luật pháp và Phúc âm của Ngài!
Chủ đề chính yếu: Các nguyên khởi.
DIỄN GIẢI NHỮNG CÂU KINH THÁNH
SỰ SÁNG TẠO
(từ Sáng thế 1:1 đến Sáng thế 2:3)
* Nguyên khởi (câu 1: 1) - Trước khi có “thời gian”, vũ trụ nầy không có gì cả, song chỉ có Thượng Đế Hằng Hữu, Đấng duy nhất tể trị vĩnh cửu. Thuyết vô thần là rồ dại, những kẻ vô thần là những người rồ dại vĩ đại nhất trong thiên nhiên, bởi vì họ thừa hiểu một thế giới không thể tự nó tạo thành, vậy mà họ không chấp nhận có một Thượng Đế đã tạo nên thế giới đó. * Thượng Đế (God) - Từ ngữ Hebrew là “Elohim”. “El” nghĩa là “Thượng Đế quyền lực”; vậy điều nào kém hơn “toàn lực” có thể làm ra hết thảy mọi vật từ trạng thái “trống không”? Tính cách số nhiều về nhân vật trong danh hiệu “Thiên Ngôi” (Godhead) gồm có: Thiên Phụ, Thiên Tử và Thánh Linh, được chỉ rõ trong danh “Thượng Đế” (God danh từ Hebrew) để nói về Ngài (nhưng nhiều người lầm tưởng chỉ có Một), xác chứng cho đức tin của chúng ta trong giáo lý “Ba Ngôi” (Trinity). * tạo nên - Làm ra từ “trống không”. Trước đó, không một chất liệu nào sẵn có, để từ đó có thể tạo nên thế gian.
*Vô hình dạng và trống không (câu 1: 2) - Hỗn mang và trống rỗng, không thấy được vật gì, không có hình thể nào, không vật chi dùng được, cũng không có người hay vật sống trong đó. * bóng tối - Nếu đã có vật gì, thì cũng không có ánh sáng để thấy, bởi bóng tối dày đặc trên mặt vực. * vực sâu - Gọi như thế vì sự rộng lớn của nó và bởi các vùng nước lẫn lộn với đất, về sau được phân rẽ khỏi mặt đất. Trạng thái hỗn tạp nầy điển hình cho tình trạng linh hồn không được tái sanh và hụt mất hồng ân. Có sự vô trật tự, xáo trộn, mọi việc làm gian ác; trống vắng những điều tốt lành, bởi không có Thượng Đế; tăm tối cho tới khi hồng ân toàn lực vận hành, biến đổi thành phước hạnh. * Thần Linh Thượng Đế vận hành - Thần Linh Thượng Đế khởi đầu làm việc, và nếu Ngài làm việc, thì ai hoặc điều gì dám ngăn trở? Thượng Đế phán rằng Ngài tạo nên thế gian bởi Thần Linh Ngài (Thánh thi 33:6; Job 26:13), và cũng bởi Thần Linh năng quyền đó, một tân sáng tạo khởi sự. Thượng Đế chẳng những là tác giả của hết thảy tạo vật, mà cũng là nguồn suối sự sống và nguồn nước sinh động. Năng lực đó mang lại một thế giới từ hỗn mang, trống rỗng và tăm tối ngay lúc nguyên khởi của thời gian; và có thể, đến cuối điểm thời gian, sẽ đem những thân xác hôi thối của chúng ta ra khỏi mồ mả và khiến chúng thành những thân thể vinh quang.
* “Hãy có ánh sáng” (câu 1: 3) - Điều đầu tiên có thể thấy được về những sự việc mà Thượng Đế đã sáng tạo, ấy là ánh sáng; trong đó chúng ta thấy được những việc làm và vinh quang của Ngài. Trong tân sáng tạo, điều đầu tiên đem lại cho linh hồn là ánh sáng. Đức Thánh Linh ban phước qua sự cảm thông và thiện chí bằng cách soi sáng sự hiểu biết. Ánh sáng được tạo nên bằng phán ngôn của Thượng Đế. Ngài đã muốn và chọn lựa, tức khắc điều đó thành hình.
* Phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối (câu 1: 4-5) - Ngài chấp nhận và thấy rằng ánh sáng là tốt lành. Nếu ánh sáng tốt lành - tốt lành đến độ nào, khi Ngài là cội nguồn ánh sáng và chúng ta nhận ánh sáng từ nơi Ngài? Thượng Đế phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối, vậy Ngài phân cách thời gian giữa chúng – ban ngày cho ánh sáng và ban đêm cho bóng tối, theo một chu kỳ liên tục và thường xuyên. Ngài đặt tên cho chúng: ánh sáng là “Ngày” và bóng tối là “Đêm”. Ngài là Chúa của thời gian, Thượng Đế là Chúa của cả hai, và sẽ như thế cho tới khi ngày và đêm đến hạn kỳ chấm dứt.
* Phân rẽ các vùng nước (câu 1: 6-7) - Khoảng trống là “bầu trời” như một tấm phủ trải ra, hay một tấm màn kéo xuống. Bầu trời không là một tấm vách ngăn, mà là một phương cách giao thông. Sáng tạo nầy để phân rẽ các vùng nước – để phân biệt giữa các vùng nước bao phủ trong những đám mây, và các vùng nước chứa trong các biển. Thượng Đế tích trữ trong bầu trời quyền lực của Ngài, những gian phòng, các kho vựa, để tưới nước địa cầu, (Thánh thi 104: 13). Một Thượng Đế vĩ đại – Đấng đã cung ứng tiện nghi cho hết thảy những ai phụng sự Ngài.
* Khoảng trống là Bầu trời (câu 1: 8) - Đây là bầu trời có thể trông thấy, vỉa hè của Thành Thánh (Holy City), phía trên khoảng trống, nơi Thượng Đế đặt Thiên ngôi của Ngài, (Ezek. 1: 26). Bề cao các từng trời nhắc nhở chúng ta tánh cách tối thượng của Thượng Đế và khoảng cách vô hạn giữa Ngài và chúng ta. Sự sáng chói và tinh túy của các từng trời nhắc nhở chúng ta về vinh quang, vương quyền và thánh khiết tuyệt mỹ của Ngài. Tầm mức bao la của các từng trời, tổng hợp tất cả vật thể trên địa cầu, và mọi ảnh hưởng của chúng tác động trên đó, nhắc nhở chúng ta tánh cách phù trợ toàn diện, vô biên, vô hạn của Thượng Đế.
* Đất khô hãy xuất hiện (câu 1: 9) - Quyền lực của Đấng Sáng Tạo đã được dùng cho thượng tầng của thế giới hữu hình (những gì có thể thấy được bằng mắt); ánh sáng của bầu trời đã chiếu rạng, và khoảng trống của bầu trời được chỉnh trang; song bây giờ Ngài bước xuống hạ tầng thế gian, địa cầu, là nơi được chuẩn bị cho con cái loài người, dự bị làm nơi trú ngụ cho họ mà cũng là nơi cho họ bảo tồn; và ở đây chúng ta có một ký thuật về sự thích nghi cho cả hai: xây dựng gia cư và sản xuất thực phẩm cho họ.
* Các vùng nước gọi là biển (câu 1: 10) - Những vùng nước gom lại Ngài gọi là các biển. Trong Kinh Thánh, các vùng nước và biển thường có nghĩa là những rắc rối và đau khổ. Chính con dân của Thượng Đế cũng không được miễn trừ khỏi những điều nầy trong thế gian; song đây là niềm an ủi cho họ, bởi chúng chỉ là những vùng nước dưới bầu trời (không có trên thiên giới), và tất cả điều đó ở trong những giới hạn Ngài đặt để cho chúng. Đất khô được tạo ra để xuất hiện, và nổi lên khỏi các vùng nước, được gọi là lục địa, và được ban cho con cái loài người. Đất đã có từ trước; song không dùng được bởi đất ở dưới nước. Thượng Đế ban cho nhiều món quà …nhưng đã trở thành vô dụng, bởi chúng bị chôn vùi, mà không trở nên hữu dụng.
* Cỏ sanh hạt…cây có trái sanh quả (câu 1:11-12) - Lục địa được trang bị để bảo tồn và tiếp trợ con người. Sự cung ứng hiện tại có được nhờ các sản vật trực tiếp từ lục địa. Đất có kết quả và sanh ra các thứ cỏ cho gia súc và các loại rau cho con người. Thượng Đế cung cấp những vật cần thiết trước khi chúng ta có cơ hội dùng đến. Trước khi các loài dã thú và con người được tạo nên, rau cỏ đã sẵn sàng cho chúng. Vinh quang Thượng Đế bày tỏ trên hết thảy phúc lộc mà chúng ta nhận được từ các sản vật của đất.
* Để phân biệt ngày và đêm…các thời tiết…các ngày và các năm (câu 1:14-15) - Chúng phải được dùng để phân biệt thời gian, ngày và đêm, mùa hạ và mùa đông. Dưới mặt trời, có một mùa cho mỗi mục tiêu, (Truyền đạo 3:1). Chúng phải được dùng để định hướng các hành động. Chúng được dùng làm dấu hiệu thay đổi thời tiết, hầu cho người nông dân có thể thận trọng thu xếp các vụ mùa, tiên đoán, bằng cách nhìn lên bầu trời, sáng sủa hay u ám, (Mat.16:2-3). Chúng chiếu sáng địa cầu, hầu chúng ta có thể bước đi (John 11: 9) và làm việc (John 9: 4), tùy trách vụ đòi hỏi mỗi ngày. Ánh sáng của bầu trời chiếu rạng cho chúng ta, cho sự vui thỏa và ích lợi của chúng ta. Ánh sáng được tạo nên để phục vụ chúng ta thật trung tín và chiếu rạng những mùa tiết không hề sai. Chúng ta được chọn như ánh sáng trong thế gian nầy, để hầu việc Thượng Đế; trong thể cách đó chúng ta có đáp ứng công trình sáng tạo của Thượng Đế không? Chúng ta đã đốt cháy các ngọn đèn của Thiên Phụ, song chớ quên việc làm của Ngài cho chúng ta.
* Hai vật sáng lớn…, cùng các vì sao (câu 1: 16-18) - Ánh sáng của bầu trời là mặt trời, mặt trăng, và các vì sao, và hết thảy những vật nầy là công trình của bàn tay Thượng Đế. Mặt trời là ánh sáng lớn nhất. Hãy đọc Thánh thi 19:1-6 phương cách dâng lên Thượng Đế vinh quang bởi danh Ngài, như là Đấng Sáng tạo Mặt trời. Mặt trăng là ánh sáng nhỏ hơn, tuy nhiên ở đây được xác nhận là một trong những ánh sáng lớn. Ngài tạo nên các vì sao, không để thỏa mãn tính hiếu kỳ của chúng ta, khiến chúng ta trở thành các nhà thiên văn, song đưa dẫn chúng ta đến với Thượng Đế, và khiến chúng ta trở nên thánh. Các vật sáng nầy là những Nhà cai trị, những bậc cầm quyền dưới Ngài. Ánh sáng nhỏ hơn, mặt trăng, cai quản ban đêm, và các vì sao là những phụ tá quản trị. Trọng trách của chúng là chiếu tỏa ánh sáng, không ý nghĩa nào khác hơn điều nầy. Thật rồ dại và tội lỗi trong việc tôn thờ thần tượng như thời cổ, thờ phượng mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Ký thuật về các tục lệ cho thấy rõ ràng chẳng những chúng là tạo vật của Thượng Đế, mà cũng là công cụ phụng sự loài người. Vậy, đây là một trọng tội phạm thượng đối với Thượng Đế, và cũng là sự rủa sả cho những ai tôn thờ và dâng vinh quang lên chúng như thánh thần.
* Buổi chiều và buổi mai, ngày thứ tư (câu 1: 19) - Đây là lịch sử về ngày làm việc thứ tư, ngày sáng tạo mặt trời, mặt trăng, và các vì sao, một trang trí chẳng những quá đẹp cho thượng tầng thế giới, mà cũng là một ban phước quá đẹp cho hạ tầng thế gian.
* Các vùng nước hãy chứa đầy các vật sinh động (câu 1: 20) - Không phải các vùng nước tự chúng có năng lực sanh sản, Song,“Hãy để chúng sanh sản, từ các loài cá trong nước và các loài chim không trung”, phán lệnh nầy do chính Ngài thi hành.
* Loại kình ngư, cùng mọi tạo vật sống (câu 1: 21) - Một đặc điểm được nêu ra ở đây về loại kình ngư, to lớn và khỏe mạnh, vượt hẳn những con thú khác, là chứng cớ về quyền lực của Đấng Sáng Tạo. Biểu tượng kình ngư nầy đủ để nhận định ý nghĩa về con “Thủy Quái” đề cập trong câu Kinh Thánh Job 41:1.
* Thượng Đế ban phước chúng…gia bội (câu 1: 22) - Thượng Đế sẽ ban phước cho công việc của chính Ngài và không hề bỏ qua. (Truyền đạo 3: 14). Đời sống là một sự kiện tiêu hao. Năng lực của đời sống không phải là năng lực của sắt đá. Đó là một ngọn đèn sáp sẽ cháy mòn nếu không được thổi tắt ngay lúc đầu; và do đó Đấng Sáng Tạo thông sáng chẳng những tạo nên những cá nhân, mà sản xuất thành nhiều loại gia bội để mở rộng, phát triển và lưu tồn.
* Buổi chiều và buổi mai, ngày thứ năm (câu 1: 23) - Sự thành hình lạ lùng trong thân thể thú vật, các tầm vóc, hình dạng, và bản chất khác nhau của chúng, với năng lực ích lợi trong sự sống nhạy cảm được Thượng Đế ban cho, khi được sử dụng chính đáng, chúng sẽ phục vụ tận lòng, chẳng những khiến câm miệng những kẻ chống đối, vô thần, và những người vô tín cũng sẽ hổ thẹn.
* Lục địa hãy sanh sản các tạo vật sống (câu 1:24-25) - Chúa đã làm công việc nầy. Ngài đã tạo ra chúng tất cả tùy theo loại, chẳng những trong hình dạng khác nhau, bản chất, tư thái, thực vật, và kiểu cách khác nhau – một số sống nhờ cỏ và rau, số khác sống nhờ thịt – một số mạnh bạo, số khác nhút nhát – một số phục dịch con người, mà không dinh dưỡng con người (như lừa, ngựa) – số khác để dinh dưỡng mà không phục dịch con người (như dê, trừu) – một số cho cả hai (như trâu, bò) – và một số khác không phục dịch, mà cũng không dinh dưỡng (như những con dã thú).
* Chúng ta hãy tạo con người theo hình ảnh Chúng Ta (câu 1: 26) - Việc làm thứ nhì của Thượng Đế trong ngày thứ sáu là tạo dựng loài người. Con người được tạo dựng cuối cùng, sau tất cả mọi tạo vật, vậy cho thấy rằng thế gian được tạo nên không có sự trợ giúp của loài người bằng bất cứ phương thức nào. Đây là một vinh dự và
cũng là một ân huệ cho con người được tạo nên sau cùng. Một vinh dự, bởi phương thức sáng tạo phải tiến bộ hơn những sự việc kém hoàn hảo thể hiện sau nầy. Một ân huệ, bởi con người phải được ở trong cung điện xây dựng cho họ, sự sáng tạo sẽ không thích nghi khi cung điện chưa được trang bị toàn vẹn và xứng đáng để tiếp đón con người. Lúc con người đuợc tạo nên, toàn thể tạo vật đã thành hình trước mắt con người, để cho con người thưởng ngoạn, cùng thụ hưởng mọi tiện nghi. Tạo dựng con người là một hành động tức thì và báo hiệu sự thông sáng và quyền lực thiêng liêng hơn mọi tạo vật khác. Trong những hành động sáng tạo trước, lời phán của Thượng Đế là một phán lệnh, nhưng trường hợp nầy là một thiện cảm; dường như Ngài muốn dạy chúng ta: “Con người phải là một tạo vật khác hơn mọi tạo vật đã thành hình. Nhục thể và tâm linh, trời và đất, phải được đặt chung trong con người, và con người phải được kết hiệp với cả thiên thượng và hạ giới. Ba Thân Vị của Tam Nhất: Đấng Thiên Phụ, Đấng Thiên Tử và Đức Thánh Linh, đều đồng tâm hiệp ý trong việc nầy. Hãy để cho Ngài là Đấng đã phán ‘Chúng Ta hãy tạo dựng con người’, cai trị con người.” * Trong hình ảnh Chúng Ta và giống như Chúng Ta - Con người được tạo dựng trong hình ảnh của Thượng Đế và giống như Thượng Đế. Hai từ ngữ bày tỏ cùng một sự việc và tạo cho cả hai thêm diễn cảm. Hình ảnh và tượng ảnh biểu lộ sự giống nhau gần nhất của bất cứ những tạo vật nào mà chúng ta có thể thấy. Con người được tạo nên không giống bất cứ loại tạo vật nào đã được tạo dựng trước con người, song phải giống Đấng Sáng Tạo ra con người. Hơn nữa, giữa Thượng Đế và con người có một khoảng cách vô hạn. Chỉ riêng Đấng Christ bày tỏ hình ảnh thân vị Thượng Đế, cũng như Đấng Thiên Tử là hình ảnh thân vị Đấng Thiên Phụ, có cùng bản tính thiên nhiên.
* Tạo nên trong hình ảnh của Thượng Đế (1: 27) - Hình ảnh Thượng Đế trên con người gồm trong ba điều:
(1) Trong bản chất và cấu tạo con người: Không phải bản chất và cấu tạo thân thể con người, bởi Thượng
Đế không có một thể xác, song bản chất và cấu tạo linh hồn con người. Vinh dự mà Thượng Đế đã đặt trên con người là LỜI của Ngài đã trở thành nhục thể, Con Thượng Đế đã được phủ (mặc) bằng một thân thể giống như chúng ta, và sẽ không lâu Ngài phủ (mặc) lên thân thể chúng ta bằng một vinh quang giống như thân thể Ngài. Ấy là linh hồn con người đặc biệt mang hình ảnh Thượng Đế. Linh hồn con người, được bảo quản trong ba khả năng cao cả của tâm trí (hiểu biết, ý chí, và sức lực năng động), có thể là một gương soi với bản chất trong sáng nhất, rạng rỡ nhất, để thấy được Thượng Đế.
(2) Trong phương vị và quyền hành con người: “Chúng Ta hãy tạo con người trong hình ảnh Chúng Ta, và ban cho chúng quyền thống trị.” Từ khi con người có quyền cai trị trên các loài tạo vật hạ cấp, thì con người đã là Đại Diện của Thượng Đế trên địa cầu. Quyền cai trị của con người, trên chính mình, bằng sự tự do của ý chí chính mình sẵn có trong quyền cai trị đó, hơn là trong hình ảnh của Thượng Đế trên quyền cai trị các loài tạo vật.
(3) Trong thanh khiết và chính trực của con người: Hình ảnh Thượng Đế trong con người gồm có: tri thức, công chính và thánh thiện chân thật (Eph. 4: 24; Col. 3: 10). Vậy, thánh thiện và hồng ân là thân quyến đầu tiên của chúng ta khi đã có hình ảnh Thượng Đế trong đó.
* Hãy kết quả, gia bội, và phủ đầy… (câu 1:28) - Các hậu tự của họ phải bành trướng đến tận cùng những góc cạnh của địa cầu, và tiếp tục kéo dài đến tận cùng thời gian. Tính cách sanh sản và gia tăng tùy thuộc sự ban phước của Thượng Đế. Quyền thống trị - Khi Thượng Đế đã tạo dựng con người, Ngài ban cho con người quyền thống trị trên các tạo vật hạ cấp, các loài cá dưới biển cùng các loài chim không trung. Dù con người không tiếp trợ cho chúng điều gì, con người vẫn có quyền lực trên chúng. Thánh ý của Thượng Đế đặt vinh dự nầy trên con người, hầu cho con người có thể mang lại danh dự cho Đấng Sáng Tạo mình. Quyền thống trị nầy đã bị suy giảm rất nhiều bởi sự sa ngã; dù vậy, chương trình phù trợ của Thượng Đế vẫn tiếp tục gia tăng cho con cái loài người theo nhu cầu trợ giúp và an toàn cần thiết trong đời sống của họ.
* Mọi thứ cỏ sanh hạt…; cây sanh quả… (câu 1: 29) - Việc làm thứ ba của Thượng Đế trong ngày thứ sáu là cung cấp thực vật thích nghi cho mọi loài nhục thể. Thịt cho loài người ăn phải là rau cỏ và trái cây, gồm có ngũ cốc và hết thảy sản vật sanh ra từ đất, song dường như loài người đã không được phép ăn thịt cho tới sau cơn Đại hồng thủy (câu 9: 3). Chúa là nhu cầu cho thân thể; từ nơi Ngài chúng ta nhận được tất cả tiếp trợ và tiện nghi cho đời sống nầy. Ngài ban cho chúng ta hết thảy mọi vật phong phú để hưởng thụ, không riêng vì sự cần thiết, mà còn dư dật, ngon lành, đủ thứ để trang diện và vui thỏa. Điều đó giúp chúng ta bình ổn và hài hòa với số phận của chúng ta. Nếu Thượng Đế ban thực phẩm cho sự sống chúng ta, thì chúng ta không nên lằm bằm như dân Israel, để cầu xin cho những dục vọng của chúng ta (Thánh thi 78: 18)..
* Mọi thú vật trên đất (câu 1: 30) - Thượng Đế chăm sóc loài bò. Ngài cung cấp thực vật thuận tiện cho chúng, và không chỉ riêng cho loài bò, thậm chí những con quạ và sư tử tơ cũng được Ngài phù trợ. Điều nầy khuyến khích con dân của Thượng Đế, hãy trao mọi gánh nặng cho Ngài, và chớ lo phải ăn món chi và phải uống thứ gì? Ngài đã phù trợ Adam, và Ngài vẫn phù trợ cho mọi tạo vật, thì Ngài sẽ không để cho những ai tin cậy nơi Ngài thiếu thốn bất cứ điều chi tốt lành (Mat. 6: 26). Đấng đã nuôi dưỡng các loài chim của Ngài, thì những đứa con bé mọn của Ngài sẽ không bao giờ bị đói khát.
* Thượng Đế thấy mọi vật Ngài đã làm (câu 1:31) - Bấy giờ, loài người đã được tạo thành, chúng được tạo dựng để trở nên hình ảnh có thể thấy được vinh quang của Đấng Sáng Tạo, và chúng cũng là môi miệng của sự sáng tạo để tôn vinh Ngài. Bấy giờ, hết thảy đã được tạo thành, mọi thành phần đều tốt lành, và tất cả hiệp lại thật tốt lành. Vinh quang và thiện mỹ, sắc đẹp và hòa hợp trong việc làm của Thượng Đế, cả hai phù trợ và hồng ân, như sự sáng tạo ở đây, sẽ xuất hiện tuyệt hảo khi chúng được tạo thành tuyệt tác. Do đó, chớ nên xét đoán điều chi trước thời định. Ngài thấy mọi vật Ngài tạo nên. Ngài vẫn còn làm; tất cả những việc do bàn tay Ngài, đang bày ra dưới mắt Ngài. “Toàn tri” (Omniscience) không thể tách rời khỏi “toàn lực” Omnipotence). Đây là phản ảnh nghiêm trọng của “Thần Trí Vĩnh Cửu” trên những bản sao công việc của chính Ngài. Khi chúng ta hoàn tất một ngày làm việc, và sắp bước vào phần còn lại của đêm dài, chúng ta phải hiệp thông với tâm tư chúng ta về những gì chúng ta đã làm trong ngày đó. * Ngày thứ sáu: Trong sáu ngày, Thượng Đế đã hoàn thành thế gian. Ngài có thể tạo lập trọn thế gian trong chớp mắt. Ngài là Đấng đã phán: “Hãy có ánh sáng,” liền có ánh sáng, vậy Ngài cũng có thể phán: “Hãy có một thế gian,” thì sẽ có một thế gian, ngay tức khắc, như biến cố “Sống Lại” (I Cor. 15:52). Song Ngài làm theo đường lối riêng của Ngài và trong thời định của riêng Ngài.
* THƯỢNG ĐẾ THẤY MỌI SỰ THẬT TỐT LÀNH (Câu 1: 31) :
1) Tốt lành, bởi hết thảy điều nầy thích hợp với tâm trí của Đấng Sáng Tạo, đúng theo ý Ngài muốn như vậy.
2) Tốt lành, bởi điều nầy đáp ứng điểm cuối chương trình sáng tạo, và thích hợp với mục tiêu của chương trình sáng tạo.
3) Tốt lành, bởi điều nầy có thể phụng sự con người, được Thượng Đế chọn phong làm chúa toàn thể tạo vật mà mọi người trông thấy.
4) Tốt lành, bởi hết thảy điều nầy dâng vinh quang lên Thượng Đế. Cứ mỗi ngày sáng tạo (ngoại trừ các mùa thời tiết), đều được ngợi khen “tốt lành,” và bây giờ (hoàn tất công trình sáng tạo), được ca tụng “THẬT TỐT LÀNH.”
(Từ Sáng Thế đến năm 2100 BC [trước Công nguyên])
NGUYÊN KHAI
Chúng ta có thể tưởng tượng một thời nào đó vũ trụ nầy không còn gì cả. Tỉ dụ: cất đi ánh sáng mặt trời, mặt trăng và các vì sao ban đêm. Sự sống sẽ ra sao nếu không có chúng? Cất đi các từng mây, bầu trời, sông ngòi và các đại dương?
Hãy tưởng tượng quả địa cầu không có loài người, thú vật, cá, các loài chim, cỏ cây, hoặc thảo mộc các loại. Mặt đất nầy sẽ ra sao nếu hoàn toàn trơ trọi! Thật vậy, thiên nhiên nầy sẽ ra sao nếu không có địa cầu, không vũ trụ - không có gì cả? Vũ trụ nầy đã có từ trước đời đời chăng? Phải chăng có một thời nào khi đó bắt đầu mọi sự? Chắc chắn phải có một khởi điểm. Nhưng khởi điểm từ lúc nào? Hết thảy những sự việc xảy ra như thế nào? Nguyên nhân nào đã khiến điều đó xảy ra? Điều đó xảy ra nhằm mục đích gì? Chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu? Tại sao chúng ta có mặt ở đây?
Từ khi lịch sử bắt đầu được ghi chép, những người nam và nữ thuộc mọi thế hệ, mọi nền văn hóa, ở mọi nơi đã tìm kiếm những câu trả lời cho các vấn đề nầy. Một số người cho rằng hết thảy những điều đó xảy ra cách ngẫu nhiên, không lý do hoặc mục tiêu nào cả. Song những thực thể xuất hiện khắp vũ trụ đã được tạo dựng quá tinh vi, quá trật tự, một nguồn gốc “ngẫu nhiên” thật khó chấp nhận! Và đời sống vô nghĩa rõ ràng trái ngược với tâm trí của những người đi tìm ý nghĩa. Vậy câu trả lời là gì? Chúng ta đã đến từ đâu, và tại sao chúng ta hiện diện ở đây? Hết thảy bắt đầu như thế nào?
SỬ KÝ SÁNG THẾ
Nguyên khởi, Thượng Đế dựng nên các từng trời và đất. Bấy giờ đất vô hình dạng và trống không, bóng tối phủ trùm trên mặt vực sâu; và Thần Linh Thượng Đế vận hành trên các vùng nước. (Sáng thế 1:1-2)
Thượng Đế phán: “Hãy có ánh sáng”, liềncó ánh sáng. Thượng Đế thấy ánh sáng tốt lành nên Ngài phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối. Thượng Đế gọi sự sáng là “ngày”, và bóng tối là “đêm”. Ấy là ngày thứ nhất, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:3-5)
Thượng Đế phán: “Hãy có một khoảng trống giữa các vùng nước để phân cách các vùng nước với nhau”. Vậy Thượng Đế tạo nên khoảng trống và phân cách nước phía dưới khoảng trống và nước phía trên. Liền có như vậy. Thượng Đế gọi khoảng trống là “bầu trời”. Ấy là ngày thứ hai, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:6-8)
Thượng Đế phán: “Nước ở bên dưới bầu trời hãy gom lại một nơi, và đất khô hãy xuất hiện”. Liền có như vậy. Thượng Đế gọi đất khô là lục địa, và Ngài gọi các vùng nước gom lại là “các biển”. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành.
Thượng Đế phán: “Lục địa hãy sanh thảo mộc, cỏ sanh hạt, cây có trái sanh quả mang hạt bên trong, tùy theo loại trên đất”. Liền có như vậy. Đất sanh ra thảo mộc, cỏ sanh ra hạt tùy theo loại, cây có quả sanh ra trái mang hạt bên trong tùy theo loại. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành. Ấy là ngày thứ ba, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:9-13)
Thượng Đế phán: “Hãy có những vật sáng trong khoảng trống của bầu trời để phân biệt ngày và đêm, và hãy để chúng làm những “dấu hiệu” cho các thời tiết, cho các ngày và các năm. Những vật sáng hãy ở trong khoảng trống của bầu trời để chiếu sáng trên đất”. Liền có như vậy. Thượng Đế tạo nên hai vật sáng lớn; vật sáng lớn hơn cai quản ban ngày, vật sáng nhỏ cai quản ban đêm. Ngài cũng tạo nên các vì sao. Thượng Đế đặt chúng trong khoảng trống của bầu trời để chiếu sáng trên đất, hầu cai quản ban ngày và ban đêm, và để phân cách sự sáng và sự tối. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành. Ấy là ngày thứ tư, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:14-19)
Thượng Đế phán: “Nuớc hãy chứa đầy những tạo vật sinh động, các loài chim hãy bay cao trên địa cầu xuyên qua khoảng trống của bầu trời”. Vậy Thượng Đế tạo nên các loài vật lớn trong biển, mọi vật sống và di động nhờ nước sanh nhiều thêm tùy theo loại, và mọi loài chim có cánh tùy theo loại. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành. Ngài ban phước chúng và phán: “Hãy sanh sản và gia tăng số lượng chứa đầy trong nước các biển, và các loài chim hãy gia tăng trên đất” Ấy là ngày thứ năm, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:20-23)
Thượng Đế phán: “Lục địa hãy sanh các tạo vật sống tùy theo loại: gia súc, loài bò sát, và các loài dã thú tùy theo loại”. Liền có như vậy. Thượng Đế đã tạo nên các loài dã thú tùy theo loại, loài gia súc tùy theo loại, và hết thảy các loài bò sát tùy theo loại. Thượng Đế thấy điều đó tốt lành.(Sáng thế 1:24-25)
Rồi Thượng Đế phán: “Chúng Ta hãy tạo con người trong hình ảnh Chúng Ta, giống như Chúng Ta; và ban cho chúng quyền thống trị trên các loài cá dưới biển, chim không trung, các loài gia súc, trên khắp địa cầu, và mọi loài bò sát trên mặt đất”.
Vậy Thượng Đế đã tạo con người trong hình ảnh của chính Ngài, Ngài đã tạo dựng họ trong hình ảnh của Thượng Đế. Ngài đã tạo dựng chúng thành người nam và người nữ.
Thượng Đế ban phước cho chúng và phán rằng:“Hãy sanh sản và gia tăng số lượng; tràn đầy mặt đất và khắc phục đất. Hãy thống trị các loài cá trong biển, các loài chim không trung, và mọi tạo vật sống bò trên đất.” Và Thượng Đế phán: Ta ban cho ngươi mọi thứ cỏ sanh hạt trên khắp đất, và mọi thứ cây sanh quả có hạt bên trong. Chúng sẽ là thực vật cho ngươi. Ta ban mọi thứ cỏ xanh làm thực vật cho hết thảy các loài thú trên đất, các loài chim không trung, các tạo vật bò trên đất – mọi vật có hơi thở sự sống trong đó”. Liền có như vậy.
Thượng Đế thấy hết thảy những điều Ngài đã làm thật tốt lành. Ấy là ngày thứ sáu, có buổi chiều và buổi mai. (Sáng thế 1:26-31) Vậy các từng trời và đất đã được hoàn thành với hết thảy mọi loài vật trong đó. Đến ngày thứ bảy, Thượng Đế hoàn tất công việc Ngài đã làm; vậy ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi, xong các việc của Ngài. Thượng Đế ban phước cho ngày thứ bảy, và khiến ngày đó nên thánh, bởi ngày đó Ngài nghỉ ngơi, xong hết thảy công việc tạo dựng Ngài đã làm. (Sáng thế 2:1-4a) Đây là sử ký các từng trời và đất khi chúng được tạo nên.
(Kỳ tới: THƯỢNG ĐẾ TẠO DỰNG NGƯỜI NAM VÀ NGƯỜI NỮ ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT)
CỰU ƯỚC LUẬN GIẢI
SỬ KINH SÁNG THẾ (Genesis)
Tác giả: Dù quyển Sử Kinh không đề tên Tác giả, nhưng theo sử liệu, cả người Do thái giáo lẫn Cứu thế giáo đều cho rằng năm quyển đầu của Sử Kinh là do Moses viết. Hiệp lại, các quyển nầy còn được gọi là Bộ “Ngũ Kinh” (Pentateuch).
Thời gian: Một số người đề nghị rằng Moses đã viết Sử Kinh Sáng Thế tại Midian, nhằm mục đích chỉ dạy và an ủi các anh em đau khổ tại Egypt. Hơn nữa, Ông viết những sách nầy trong khi ở trong miền hoang dã suốt 40 năm, trong thời gian đó, con cái của Thượng Đế lang thang vô định trong sa mạc. Như vậy, những sách nầy có thể được viết trong khoảng thời gian từ năm 1450 BC đến 1400 BC (trước Công nguyên). Có thể, khi Moses gặp Thượng Đế trên núi, Ông đã nhận lãnh trọn vẹn những lời giáo huấn để viết lại. Như Ông dàn dựng Đền Tạm thế nào, thì Ông cũng thực hiện những sách nầy thể ấy, đúng theo mẫu mực mà Thượng Đế đã dạy Ông.
Mục tiêu: Sử Kinh Sáng Thế là quyển sách của những “nguyên khởi”, trích từ những chữ đầu của quyển sách: “Nguyên khởi, Thượng Đế dựng nên…” Từ ngữ nầy là dạng thức Greek (Hi-lạp) của tựa đề “Bereshith” (ngôn từ Hebrew), nghĩa là “nguyên thủy”, hay “thế hệ”, hay “lịch sử của nguyên thủy”. Tựa đề rất thích hợp cho sách nầy, bởi đây là lịch sử của những cội nguồn, gồm cả sáng tạo thế gian, tội lỗi và sự chết xuất hiện, sáng tác những nghệ thuật, dấy lên các dân tộc, và đặc biệt xây dựng Hội thánh trong tình trạng sơ khai. Sách ký thuật sự sa ngã của con người, lời tiên tri đầu tiên về Đấng Christ chiến thắng Satan, và sự cứu chuộc nhân loại, (Chương 3:15). Tạ ơn Thượng Đế, vì Sử Kinh nầy cho chúng ta thấy phương thức chữa trị chúng ta bằng cách khải hiện những vết thương của chúng ta. Lạy Chúa, hãy mở rộng mắt chúng con, hầu chúng con có thể thấy những sự việc lạ lùng trong Luật pháp và Phúc âm của Ngài!
Chủ đề chính yếu: Các nguyên khởi.
DIỄN GIẢI NHỮNG CÂU KINH THÁNH
SỰ SÁNG TẠO
(từ Sáng thế 1:1 đến Sáng thế 2:3)
* Nguyên khởi (câu 1: 1) - Trước khi có “thời gian”, vũ trụ nầy không có gì cả, song chỉ có Thượng Đế Hằng Hữu, Đấng duy nhất tể trị vĩnh cửu. Thuyết vô thần là rồ dại, những kẻ vô thần là những người rồ dại vĩ đại nhất trong thiên nhiên, bởi vì họ thừa hiểu một thế giới không thể tự nó tạo thành, vậy mà họ không chấp nhận có một Thượng Đế đã tạo nên thế giới đó. * Thượng Đế (God) - Từ ngữ Hebrew là “Elohim”. “El” nghĩa là “Thượng Đế quyền lực”; vậy điều nào kém hơn “toàn lực” có thể làm ra hết thảy mọi vật từ trạng thái “trống không”? Tính cách số nhiều về nhân vật trong danh hiệu “Thiên Ngôi” (Godhead) gồm có: Thiên Phụ, Thiên Tử và Thánh Linh, được chỉ rõ trong danh “Thượng Đế” (God danh từ Hebrew) để nói về Ngài (nhưng nhiều người lầm tưởng chỉ có Một), xác chứng cho đức tin của chúng ta trong giáo lý “Ba Ngôi” (Trinity). * tạo nên - Làm ra từ “trống không”. Trước đó, không một chất liệu nào sẵn có, để từ đó có thể tạo nên thế gian.
*Vô hình dạng và trống không (câu 1: 2) - Hỗn mang và trống rỗng, không thấy được vật gì, không có hình thể nào, không vật chi dùng được, cũng không có người hay vật sống trong đó. * bóng tối - Nếu đã có vật gì, thì cũng không có ánh sáng để thấy, bởi bóng tối dày đặc trên mặt vực. * vực sâu - Gọi như thế vì sự rộng lớn của nó và bởi các vùng nước lẫn lộn với đất, về sau được phân rẽ khỏi mặt đất. Trạng thái hỗn tạp nầy điển hình cho tình trạng linh hồn không được tái sanh và hụt mất hồng ân. Có sự vô trật tự, xáo trộn, mọi việc làm gian ác; trống vắng những điều tốt lành, bởi không có Thượng Đế; tăm tối cho tới khi hồng ân toàn lực vận hành, biến đổi thành phước hạnh. * Thần Linh Thượng Đế vận hành - Thần Linh Thượng Đế khởi đầu làm việc, và nếu Ngài làm việc, thì ai hoặc điều gì dám ngăn trở? Thượng Đế phán rằng Ngài tạo nên thế gian bởi Thần Linh Ngài (Thánh thi 33:6; Job 26:13), và cũng bởi Thần Linh năng quyền đó, một tân sáng tạo khởi sự. Thượng Đế chẳng những là tác giả của hết thảy tạo vật, mà cũng là nguồn suối sự sống và nguồn nước sinh động. Năng lực đó mang lại một thế giới từ hỗn mang, trống rỗng và tăm tối ngay lúc nguyên khởi của thời gian; và có thể, đến cuối điểm thời gian, sẽ đem những thân xác hôi thối của chúng ta ra khỏi mồ mả và khiến chúng thành những thân thể vinh quang.
* “Hãy có ánh sáng” (câu 1: 3) - Điều đầu tiên có thể thấy được về những sự việc mà Thượng Đế đã sáng tạo, ấy là ánh sáng; trong đó chúng ta thấy được những việc làm và vinh quang của Ngài. Trong tân sáng tạo, điều đầu tiên đem lại cho linh hồn là ánh sáng. Đức Thánh Linh ban phước qua sự cảm thông và thiện chí bằng cách soi sáng sự hiểu biết. Ánh sáng được tạo nên bằng phán ngôn của Thượng Đế. Ngài đã muốn và chọn lựa, tức khắc điều đó thành hình.
* Phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối (câu 1: 4-5) - Ngài chấp nhận và thấy rằng ánh sáng là tốt lành. Nếu ánh sáng tốt lành - tốt lành đến độ nào, khi Ngài là cội nguồn ánh sáng và chúng ta nhận ánh sáng từ nơi Ngài? Thượng Đế phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối, vậy Ngài phân cách thời gian giữa chúng – ban ngày cho ánh sáng và ban đêm cho bóng tối, theo một chu kỳ liên tục và thường xuyên. Ngài đặt tên cho chúng: ánh sáng là “Ngày” và bóng tối là “Đêm”. Ngài là Chúa của thời gian, Thượng Đế là Chúa của cả hai, và sẽ như thế cho tới khi ngày và đêm đến hạn kỳ chấm dứt.
* Phân rẽ các vùng nước (câu 1: 6-7) - Khoảng trống là “bầu trời” như một tấm phủ trải ra, hay một tấm màn kéo xuống. Bầu trời không là một tấm vách ngăn, mà là một phương cách giao thông. Sáng tạo nầy để phân rẽ các vùng nước – để phân biệt giữa các vùng nước bao phủ trong những đám mây, và các vùng nước chứa trong các biển. Thượng Đế tích trữ trong bầu trời quyền lực của Ngài, những gian phòng, các kho vựa, để tưới nước địa cầu, (Thánh thi 104: 13). Một Thượng Đế vĩ đại – Đấng đã cung ứng tiện nghi cho hết thảy những ai phụng sự Ngài.
* Khoảng trống là Bầu trời (câu 1: 8) - Đây là bầu trời có thể trông thấy, vỉa hè của Thành Thánh (Holy City), phía trên khoảng trống, nơi Thượng Đế đặt Thiên ngôi của Ngài, (Ezek. 1: 26). Bề cao các từng trời nhắc nhở chúng ta tánh cách tối thượng của Thượng Đế và khoảng cách vô hạn giữa Ngài và chúng ta. Sự sáng chói và tinh túy của các từng trời nhắc nhở chúng ta về vinh quang, vương quyền và thánh khiết tuyệt mỹ của Ngài. Tầm mức bao la của các từng trời, tổng hợp tất cả vật thể trên địa cầu, và mọi ảnh hưởng của chúng tác động trên đó, nhắc nhở chúng ta tánh cách phù trợ toàn diện, vô biên, vô hạn của Thượng Đế.
* Đất khô hãy xuất hiện (câu 1: 9) - Quyền lực của Đấng Sáng Tạo đã được dùng cho thượng tầng của thế giới hữu hình (những gì có thể thấy được bằng mắt); ánh sáng của bầu trời đã chiếu rạng, và khoảng trống của bầu trời được chỉnh trang; song bây giờ Ngài bước xuống hạ tầng thế gian, địa cầu, là nơi được chuẩn bị cho con cái loài người, dự bị làm nơi trú ngụ cho họ mà cũng là nơi cho họ bảo tồn; và ở đây chúng ta có một ký thuật về sự thích nghi cho cả hai: xây dựng gia cư và sản xuất thực phẩm cho họ.
* Các vùng nước gọi là biển (câu 1: 10) - Những vùng nước gom lại Ngài gọi là các biển. Trong Kinh Thánh, các vùng nước và biển thường có nghĩa là những rắc rối và đau khổ. Chính con dân của Thượng Đế cũng không được miễn trừ khỏi những điều nầy trong thế gian; song đây là niềm an ủi cho họ, bởi chúng chỉ là những vùng nước dưới bầu trời (không có trên thiên giới), và tất cả điều đó ở trong những giới hạn Ngài đặt để cho chúng. Đất khô được tạo ra để xuất hiện, và nổi lên khỏi các vùng nước, được gọi là lục địa, và được ban cho con cái loài người. Đất đã có từ trước; song không dùng được bởi đất ở dưới nước. Thượng Đế ban cho nhiều món quà …nhưng đã trở thành vô dụng, bởi chúng bị chôn vùi, mà không trở nên hữu dụng.
* Cỏ sanh hạt…cây có trái sanh quả (câu 1:11-12) - Lục địa được trang bị để bảo tồn và tiếp trợ con người. Sự cung ứng hiện tại có được nhờ các sản vật trực tiếp từ lục địa. Đất có kết quả và sanh ra các thứ cỏ cho gia súc và các loại rau cho con người. Thượng Đế cung cấp những vật cần thiết trước khi chúng ta có cơ hội dùng đến. Trước khi các loài dã thú và con người được tạo nên, rau cỏ đã sẵn sàng cho chúng. Vinh quang Thượng Đế bày tỏ trên hết thảy phúc lộc mà chúng ta nhận được từ các sản vật của đất.
* Để phân biệt ngày và đêm…các thời tiết…các ngày và các năm (câu 1:14-15) - Chúng phải được dùng để phân biệt thời gian, ngày và đêm, mùa hạ và mùa đông. Dưới mặt trời, có một mùa cho mỗi mục tiêu, (Truyền đạo 3:1). Chúng phải được dùng để định hướng các hành động. Chúng được dùng làm dấu hiệu thay đổi thời tiết, hầu cho người nông dân có thể thận trọng thu xếp các vụ mùa, tiên đoán, bằng cách nhìn lên bầu trời, sáng sủa hay u ám, (Mat.16:2-3). Chúng chiếu sáng địa cầu, hầu chúng ta có thể bước đi (John 11: 9) và làm việc (John 9: 4), tùy trách vụ đòi hỏi mỗi ngày. Ánh sáng của bầu trời chiếu rạng cho chúng ta, cho sự vui thỏa và ích lợi của chúng ta. Ánh sáng được tạo nên để phục vụ chúng ta thật trung tín và chiếu rạng những mùa tiết không hề sai. Chúng ta được chọn như ánh sáng trong thế gian nầy, để hầu việc Thượng Đế; trong thể cách đó chúng ta có đáp ứng công trình sáng tạo của Thượng Đế không? Chúng ta đã đốt cháy các ngọn đèn của Thiên Phụ, song chớ quên việc làm của Ngài cho chúng ta.
* Hai vật sáng lớn…, cùng các vì sao (câu 1: 16-18) - Ánh sáng của bầu trời là mặt trời, mặt trăng, và các vì sao, và hết thảy những vật nầy là công trình của bàn tay Thượng Đế. Mặt trời là ánh sáng lớn nhất. Hãy đọc Thánh thi 19:1-6 phương cách dâng lên Thượng Đế vinh quang bởi danh Ngài, như là Đấng Sáng tạo Mặt trời. Mặt trăng là ánh sáng nhỏ hơn, tuy nhiên ở đây được xác nhận là một trong những ánh sáng lớn. Ngài tạo nên các vì sao, không để thỏa mãn tính hiếu kỳ của chúng ta, khiến chúng ta trở thành các nhà thiên văn, song đưa dẫn chúng ta đến với Thượng Đế, và khiến chúng ta trở nên thánh. Các vật sáng nầy là những Nhà cai trị, những bậc cầm quyền dưới Ngài. Ánh sáng nhỏ hơn, mặt trăng, cai quản ban đêm, và các vì sao là những phụ tá quản trị. Trọng trách của chúng là chiếu tỏa ánh sáng, không ý nghĩa nào khác hơn điều nầy. Thật rồ dại và tội lỗi trong việc tôn thờ thần tượng như thời cổ, thờ phượng mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Ký thuật về các tục lệ cho thấy rõ ràng chẳng những chúng là tạo vật của Thượng Đế, mà cũng là công cụ phụng sự loài người. Vậy, đây là một trọng tội phạm thượng đối với Thượng Đế, và cũng là sự rủa sả cho những ai tôn thờ và dâng vinh quang lên chúng như thánh thần.
* Buổi chiều và buổi mai, ngày thứ tư (câu 1: 19) - Đây là lịch sử về ngày làm việc thứ tư, ngày sáng tạo mặt trời, mặt trăng, và các vì sao, một trang trí chẳng những quá đẹp cho thượng tầng thế giới, mà cũng là một ban phước quá đẹp cho hạ tầng thế gian.
* Các vùng nước hãy chứa đầy các vật sinh động (câu 1: 20) - Không phải các vùng nước tự chúng có năng lực sanh sản, Song,“Hãy để chúng sanh sản, từ các loài cá trong nước và các loài chim không trung”, phán lệnh nầy do chính Ngài thi hành.
* Loại kình ngư, cùng mọi tạo vật sống (câu 1: 21) - Một đặc điểm được nêu ra ở đây về loại kình ngư, to lớn và khỏe mạnh, vượt hẳn những con thú khác, là chứng cớ về quyền lực của Đấng Sáng Tạo. Biểu tượng kình ngư nầy đủ để nhận định ý nghĩa về con “Thủy Quái” đề cập trong câu Kinh Thánh Job 41:1.
* Thượng Đế ban phước chúng…gia bội (câu 1: 22) - Thượng Đế sẽ ban phước cho công việc của chính Ngài và không hề bỏ qua. (Truyền đạo 3: 14). Đời sống là một sự kiện tiêu hao. Năng lực của đời sống không phải là năng lực của sắt đá. Đó là một ngọn đèn sáp sẽ cháy mòn nếu không được thổi tắt ngay lúc đầu; và do đó Đấng Sáng Tạo thông sáng chẳng những tạo nên những cá nhân, mà sản xuất thành nhiều loại gia bội để mở rộng, phát triển và lưu tồn.
* Buổi chiều và buổi mai, ngày thứ năm (câu 1: 23) - Sự thành hình lạ lùng trong thân thể thú vật, các tầm vóc, hình dạng, và bản chất khác nhau của chúng, với năng lực ích lợi trong sự sống nhạy cảm được Thượng Đế ban cho, khi được sử dụng chính đáng, chúng sẽ phục vụ tận lòng, chẳng những khiến câm miệng những kẻ chống đối, vô thần, và những người vô tín cũng sẽ hổ thẹn.
* Lục địa hãy sanh sản các tạo vật sống (câu 1:24-25) - Chúa đã làm công việc nầy. Ngài đã tạo ra chúng tất cả tùy theo loại, chẳng những trong hình dạng khác nhau, bản chất, tư thái, thực vật, và kiểu cách khác nhau – một số sống nhờ cỏ và rau, số khác sống nhờ thịt – một số mạnh bạo, số khác nhút nhát – một số phục dịch con người, mà không dinh dưỡng con người (như lừa, ngựa) – số khác để dinh dưỡng mà không phục dịch con người (như dê, trừu) – một số cho cả hai (như trâu, bò) – và một số khác không phục dịch, mà cũng không dinh dưỡng (như những con dã thú).
* Chúng ta hãy tạo con người theo hình ảnh Chúng Ta (câu 1: 26) - Việc làm thứ nhì của Thượng Đế trong ngày thứ sáu là tạo dựng loài người. Con người được tạo dựng cuối cùng, sau tất cả mọi tạo vật, vậy cho thấy rằng thế gian được tạo nên không có sự trợ giúp của loài người bằng bất cứ phương thức nào. Đây là một vinh dự và
cũng là một ân huệ cho con người được tạo nên sau cùng. Một vinh dự, bởi phương thức sáng tạo phải tiến bộ hơn những sự việc kém hoàn hảo thể hiện sau nầy. Một ân huệ, bởi con người phải được ở trong cung điện xây dựng cho họ, sự sáng tạo sẽ không thích nghi khi cung điện chưa được trang bị toàn vẹn và xứng đáng để tiếp đón con người. Lúc con người đuợc tạo nên, toàn thể tạo vật đã thành hình trước mắt con người, để cho con người thưởng ngoạn, cùng thụ hưởng mọi tiện nghi. Tạo dựng con người là một hành động tức thì và báo hiệu sự thông sáng và quyền lực thiêng liêng hơn mọi tạo vật khác. Trong những hành động sáng tạo trước, lời phán của Thượng Đế là một phán lệnh, nhưng trường hợp nầy là một thiện cảm; dường như Ngài muốn dạy chúng ta: “Con người phải là một tạo vật khác hơn mọi tạo vật đã thành hình. Nhục thể và tâm linh, trời và đất, phải được đặt chung trong con người, và con người phải được kết hiệp với cả thiên thượng và hạ giới. Ba Thân Vị của Tam Nhất: Đấng Thiên Phụ, Đấng Thiên Tử và Đức Thánh Linh, đều đồng tâm hiệp ý trong việc nầy. Hãy để cho Ngài là Đấng đã phán ‘Chúng Ta hãy tạo dựng con người’, cai trị con người.” * Trong hình ảnh Chúng Ta và giống như Chúng Ta - Con người được tạo dựng trong hình ảnh của Thượng Đế và giống như Thượng Đế. Hai từ ngữ bày tỏ cùng một sự việc và tạo cho cả hai thêm diễn cảm. Hình ảnh và tượng ảnh biểu lộ sự giống nhau gần nhất của bất cứ những tạo vật nào mà chúng ta có thể thấy. Con người được tạo nên không giống bất cứ loại tạo vật nào đã được tạo dựng trước con người, song phải giống Đấng Sáng Tạo ra con người. Hơn nữa, giữa Thượng Đế và con người có một khoảng cách vô hạn. Chỉ riêng Đấng Christ bày tỏ hình ảnh thân vị Thượng Đế, cũng như Đấng Thiên Tử là hình ảnh thân vị Đấng Thiên Phụ, có cùng bản tính thiên nhiên.
* Tạo nên trong hình ảnh của Thượng Đế (1: 27) - Hình ảnh Thượng Đế trên con người gồm trong ba điều:
(1) Trong bản chất và cấu tạo con người: Không phải bản chất và cấu tạo thân thể con người, bởi Thượng
Đế không có một thể xác, song bản chất và cấu tạo linh hồn con người. Vinh dự mà Thượng Đế đã đặt trên con người là LỜI của Ngài đã trở thành nhục thể, Con Thượng Đế đã được phủ (mặc) bằng một thân thể giống như chúng ta, và sẽ không lâu Ngài phủ (mặc) lên thân thể chúng ta bằng một vinh quang giống như thân thể Ngài. Ấy là linh hồn con người đặc biệt mang hình ảnh Thượng Đế. Linh hồn con người, được bảo quản trong ba khả năng cao cả của tâm trí (hiểu biết, ý chí, và sức lực năng động), có thể là một gương soi với bản chất trong sáng nhất, rạng rỡ nhất, để thấy được Thượng Đế.
(2) Trong phương vị và quyền hành con người: “Chúng Ta hãy tạo con người trong hình ảnh Chúng Ta, và ban cho chúng quyền thống trị.” Từ khi con người có quyền cai trị trên các loài tạo vật hạ cấp, thì con người đã là Đại Diện của Thượng Đế trên địa cầu. Quyền cai trị của con người, trên chính mình, bằng sự tự do của ý chí chính mình sẵn có trong quyền cai trị đó, hơn là trong hình ảnh của Thượng Đế trên quyền cai trị các loài tạo vật.
(3) Trong thanh khiết và chính trực của con người: Hình ảnh Thượng Đế trong con người gồm có: tri thức, công chính và thánh thiện chân thật (Eph. 4: 24; Col. 3: 10). Vậy, thánh thiện và hồng ân là thân quyến đầu tiên của chúng ta khi đã có hình ảnh Thượng Đế trong đó.
* Hãy kết quả, gia bội, và phủ đầy… (câu 1:28) - Các hậu tự của họ phải bành trướng đến tận cùng những góc cạnh của địa cầu, và tiếp tục kéo dài đến tận cùng thời gian. Tính cách sanh sản và gia tăng tùy thuộc sự ban phước của Thượng Đế. Quyền thống trị - Khi Thượng Đế đã tạo dựng con người, Ngài ban cho con người quyền thống trị trên các tạo vật hạ cấp, các loài cá dưới biển cùng các loài chim không trung. Dù con người không tiếp trợ cho chúng điều gì, con người vẫn có quyền lực trên chúng. Thánh ý của Thượng Đế đặt vinh dự nầy trên con người, hầu cho con người có thể mang lại danh dự cho Đấng Sáng Tạo mình. Quyền thống trị nầy đã bị suy giảm rất nhiều bởi sự sa ngã; dù vậy, chương trình phù trợ của Thượng Đế vẫn tiếp tục gia tăng cho con cái loài người theo nhu cầu trợ giúp và an toàn cần thiết trong đời sống của họ.
* Mọi thứ cỏ sanh hạt…; cây sanh quả… (câu 1: 29) - Việc làm thứ ba của Thượng Đế trong ngày thứ sáu là cung cấp thực vật thích nghi cho mọi loài nhục thể. Thịt cho loài người ăn phải là rau cỏ và trái cây, gồm có ngũ cốc và hết thảy sản vật sanh ra từ đất, song dường như loài người đã không được phép ăn thịt cho tới sau cơn Đại hồng thủy (câu 9: 3). Chúa là nhu cầu cho thân thể; từ nơi Ngài chúng ta nhận được tất cả tiếp trợ và tiện nghi cho đời sống nầy. Ngài ban cho chúng ta hết thảy mọi vật phong phú để hưởng thụ, không riêng vì sự cần thiết, mà còn dư dật, ngon lành, đủ thứ để trang diện và vui thỏa. Điều đó giúp chúng ta bình ổn và hài hòa với số phận của chúng ta. Nếu Thượng Đế ban thực phẩm cho sự sống chúng ta, thì chúng ta không nên lằm bằm như dân Israel, để cầu xin cho những dục vọng của chúng ta (Thánh thi 78: 18)..
* Mọi thú vật trên đất (câu 1: 30) - Thượng Đế chăm sóc loài bò. Ngài cung cấp thực vật thuận tiện cho chúng, và không chỉ riêng cho loài bò, thậm chí những con quạ và sư tử tơ cũng được Ngài phù trợ. Điều nầy khuyến khích con dân của Thượng Đế, hãy trao mọi gánh nặng cho Ngài, và chớ lo phải ăn món chi và phải uống thứ gì? Ngài đã phù trợ Adam, và Ngài vẫn phù trợ cho mọi tạo vật, thì Ngài sẽ không để cho những ai tin cậy nơi Ngài thiếu thốn bất cứ điều chi tốt lành (Mat. 6: 26). Đấng đã nuôi dưỡng các loài chim của Ngài, thì những đứa con bé mọn của Ngài sẽ không bao giờ bị đói khát.
* Thượng Đế thấy mọi vật Ngài đã làm (câu 1:31) - Bấy giờ, loài người đã được tạo thành, chúng được tạo dựng để trở nên hình ảnh có thể thấy được vinh quang của Đấng Sáng Tạo, và chúng cũng là môi miệng của sự sáng tạo để tôn vinh Ngài. Bấy giờ, hết thảy đã được tạo thành, mọi thành phần đều tốt lành, và tất cả hiệp lại thật tốt lành. Vinh quang và thiện mỹ, sắc đẹp và hòa hợp trong việc làm của Thượng Đế, cả hai phù trợ và hồng ân, như sự sáng tạo ở đây, sẽ xuất hiện tuyệt hảo khi chúng được tạo thành tuyệt tác. Do đó, chớ nên xét đoán điều chi trước thời định. Ngài thấy mọi vật Ngài tạo nên. Ngài vẫn còn làm; tất cả những việc do bàn tay Ngài, đang bày ra dưới mắt Ngài. “Toàn tri” (Omniscience) không thể tách rời khỏi “toàn lực” Omnipotence). Đây là phản ảnh nghiêm trọng của “Thần Trí Vĩnh Cửu” trên những bản sao công việc của chính Ngài. Khi chúng ta hoàn tất một ngày làm việc, và sắp bước vào phần còn lại của đêm dài, chúng ta phải hiệp thông với tâm tư chúng ta về những gì chúng ta đã làm trong ngày đó. * Ngày thứ sáu: Trong sáu ngày, Thượng Đế đã hoàn thành thế gian. Ngài có thể tạo lập trọn thế gian trong chớp mắt. Ngài là Đấng đã phán: “Hãy có ánh sáng,” liền có ánh sáng, vậy Ngài cũng có thể phán: “Hãy có một thế gian,” thì sẽ có một thế gian, ngay tức khắc, như biến cố “Sống Lại” (I Cor. 15:52). Song Ngài làm theo đường lối riêng của Ngài và trong thời định của riêng Ngài.
* THƯỢNG ĐẾ THẤY MỌI SỰ THẬT TỐT LÀNH (Câu 1: 31) :
1) Tốt lành, bởi hết thảy điều nầy thích hợp với tâm trí của Đấng Sáng Tạo, đúng theo ý Ngài muốn như vậy.
2) Tốt lành, bởi điều nầy đáp ứng điểm cuối chương trình sáng tạo, và thích hợp với mục tiêu của chương trình sáng tạo.
3) Tốt lành, bởi điều nầy có thể phụng sự con người, được Thượng Đế chọn phong làm chúa toàn thể tạo vật mà mọi người trông thấy.
4) Tốt lành, bởi hết thảy điều nầy dâng vinh quang lên Thượng Đế. Cứ mỗi ngày sáng tạo (ngoại trừ các mùa thời tiết), đều được ngợi khen “tốt lành,” và bây giờ (hoàn tất công trình sáng tạo), được ca tụng “THẬT TỐT LÀNH.”
Send comment