Friday
19
April
2024
(View: 40808)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41372)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41554)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

Một Gương Mặt Thay Đổi và Một Bộ Cánh

Tuesday, September 21, 201012:00 AM(View: 8648)

Một Trái Tim Đói Khát Thờ Phượng

Những người ngồi trên phi cơ và những người ngồi trên băng ghế nhà thờ có rất nhiều điểm giống nhau. Tât cả đều trên một hành trình. Hầu hết giữ tư cách tốt đẹp và lịch sự. Một số
ngủ gà ngủ gật, một số khác đăm nhìn ra cửa sổ. Hầu hết, nếu không phải tất cả, thỏa lòng với một kinh nghiệm có thể đoán trước. Đối với nhiều người, dấu hiệu của một chuyến bay tốt đẹp và dấu hiệu của một buổi nhóm thờ phượng tốt đẹp giống nhau. Chúng ta thích nói: “Tốt đẹp.” – “Một chuyến bay tốt đẹp,” hay “Một buổi thờ phượng tốt đẹp.” Chúng ta đi ra cùng một lối chúng ta vào, và chúng ta vui vẻ trở lại kỳ tới.

Dù vậy, có vài người không thỏa lòng với chữ “tốt đẹp.” Họ mong muốn điều gì hơn nữa. Một cậu bé vừa chen qua trước tôi, đã làm điều đó. Tôi nghe cậu nói trước khi tôi thấy cậu. Tôi ngồi vào ghế khi Cậu hỏi: “Thật họ sẽ cho tôi gặp vị hoa tiêu chăng?” Có thể cậu may mắn hay khôn ngoan, vì cậu đã tỏ lời yêu cầu ngay khi bước vào phi cơ. Lời yêu cầu trôi vào
phòng lái, khiến vị hoa tiêu thò đầu ra. Ông hỏi: “Ai đang tìm tôi?” - “Dạ tôi,” cậu bé giơ tay lên như thể cậu đáp lại câu hỏi của cô giáo lớp hai.

“Ồ, vào đây.”
Sau cái gật đầu của mẹ, cậu bé đi vào thế giới của những đồng hồ và các bộ điều khiển trong phòng lái, rồi trở ra với cặp mắt nở to. Cậu tuyên bố: “Chao ôi! Tôi rất vui sướng
được đi trên chuyến phi cơ nầy!”

Không nét mặt người nào khác bày tỏ sự kỳ diệu như vậy. Tôi phải biết. Tôi đã chú ý. Sự thích thú của cậu bé kích động tôi, nên tôi quan sát gương mặt của các hành khách khác,
nhưng không thấy ai say mê như vậy. Hầu hết, tôi thấy sự thỏa lòng: các du khách thỏa lòng được lên phi cơ, thỏa lòng sắp gần nơi đến, thỏa lòng lúc ra khỏi phi trường, thỏa lòng khi được ngồi, ngắm nhìn và ít nói.

Có một vài ngoại lệ. Năm hay sáu phụ nữ trung niên, đội mủ rơm và mang túi đi biển, không phải hài lòng, song hớn hở. Họ cười khúc khích suốt lối vào. Tôi đoan chắc họ là những
bà-mẹ-được-giải-phóng-khỏi-bếp-núc-và-con-cái. Anh chàng ngồi bên kia lối đi, trong bộ com-lê xanh, không phải hài lòng, nhưng kỳ cục. Anh mở chiếc máy điện toán xách tay và cau có trước cái màn ảnh nhỏ suốt chuyến đi. Dù vậy, hầu hết chúng ta vui vẻ hơn anh, nén lòng hơn các bà. Hầu hết chúng ta thỏa lòng. Thỏa lòng với một chuyến bay có thể đoán trước và không biến cố. Thỏa lòng với một chuyến bay tốt đẹp.

Và bởi đó là điều chúng ta tìm kiếm, thì đó là điều chúng ta nhận được. Cậu bé, trái lại, muốn hơn nữa. Cậu muốn gặp vị hoa tiêu. Nếu yêu cầu mô tả về chuyến bay, cậu sẽ
không nói: “Tốt đẹp.” Cậu có thể cho xem đôi cánh bằng nhựa mà vị hoa tiêu đã tặng cậu, và nói: “Tôi đã gặp con người ở phía trước.”

Bạn biết tại sao tôi nói rằng những người trên phi cơ và những người trên băng ghế nhà thờ có rất nhiều điểm giống nhau? Hãy vào một thánh đường và nhìn những gương mặt. Vài người khúc khích, đôi người cau có; song phần lớn chúng ta hài lòng. Hài lòng vì được ở đó. Hài lòng vì có chỗ ngồi và được nhìn thẳng về trước, và ra khỏi đó khi tan lễ. Hài lòng vì được vui vẻ với một hội chúng không có những bất ngờ hay giao động. Hài lòng với một buổi nhóm “tốt đẹp.” “Hãy tìm thì sẽ gặp,” Chúa Jesus đã hứa. Và bởi một buổi nhóm tốt đẹp là điều chúng ta tìm, thì một buổi nhóm tốt đẹp thường là điều chúng ta gặp. Dù vậy, có vài người tìm kiếm điều hơn thế nữa. Vài người đến với tấm lòng say mê ngây thơ như cậu bé. Mấy người đó bước ra như cậu bé đã làm, với cặp mắt nở to vì sự kỳ diệu được đứng trong sự hiện diện của chính vị hoa tiêu.

HÃY ĐẾN CẦU XIN

Cùng thể ấy đã xảy đến với Chúa Jesus. Ngày Chúa Jesus đi vào sự thờ phượng, thánh nhan Ngài đã biến đổi. “Bạn nói với tôi rằng Chúa Jesus đi vào sự thờ phượng?” Vâng, có. Kinh Thánh có nói về một ngày khi Chúa Jesus dành thì giờ đứng với các bạn hữu trong sự hiện diện của Thượng Đế. Chúng ta hãy đọc về ngày Chúa Jesus đi vào sự thờ phượng:
Sáu ngày sau, Chúa Jesus đem chính Peter, James và John anh em của James, lên một núi cao. Trong khi họ ngắm nhìn, thánh nhan Chúa Jesus biến đổi, sắc diện Ngài chói lòa như thái dương, và trang y Ngài trắng tinh như ánh sáng. Sau đó Moses và Elijah xuất hiện trước họ, và hầu chuyện cùng Chúa Jesus Peter thưa cùng Chúa Jesus: “Thưa Chúa, Thật tốt cho chúng ta ở đây. Nếu Chúa muốn, con sẽ dựng ba cái lều tại đây – một cái cho Chúa, một cho Moses, và một cho Elijah.”

Đang khi Peter nói, một đám mây sáng chói bao phủ họ. Có tiếng nói vang ra từ đám mây, rằng: “Đây là con Ta, là người Ta yêu, và Ta rất đẹp lòng về người. Hãy vâng theo lời người!” (Mat. 17:1-5). Những lời của Sứ đồ Matthew tiên liệu một quyết định trên phần nhiệm của Chúa Jesus trong sự hiện diện Thượng Đế. Sự kiện đơn sơ là Ngài đã chọn các bạn đồng hành và đi lên một ngọn núi, cho thấy không phải là một hành động cao hứng bất chợt. Không phải trong một buổi sáng Ngài thức dậy, nhìn vào tấm lịch và nhìn chiếc đồng hồ đeo tay, rồi nói: “Nầy, hôm nay là ngày chúng ta lên núi.” Thưa không, Ngài đã chuẩn bị những việc phải làm. Mục vụ cho dân chúng bị đình hoãn, thì mục vụ cho lòng Ngài phải thực hiện. Bởi nơi Ngài chọn để thờ phượng cách một khoảng xa, Ngài phải chọn một lối đi đúng và đứng trên một con lộ đúng. Khi Ngài lên tới ngọn núi thì lòng Ngài đã sẵn sàng. Chúa Jesus đã chuẩn bị để thờ phượng. Xin phép được hỏi Bạn, Bạn có làm như vậy chăng? Bạn có chuẩn bị để thờ phượng chăng? Bạn đã chọn lối đi nào dẫn Bạn lên núi? Câu hỏi nghe như xa lạ, song tôi linh cảm rằng nhiều người trong chúng ta đơn sơ thức dậy để trình diện. Chúng ta miễn cưỡng chiếu lệ khi phải gặp Chúa. Thể nào chúng ta sẽ uể oải - ô, giả sử - khi gặp vị tổng thống? Giả như, một sáng Chúa nhật, Bạn được mời dự bữa điểm tâm trong Toà Bạch Ốc. Bạn trải qua đêm Thứ Bảy như thế nào?

Bạn có chuẩn bị sẵn sàng? Bạn có tập trung các tư tưởng? Bạn có suy tư những câu hỏi hay những thỉnh nguyện? Tất nhiên Bạn sẽ. Thể nào chúng ta cẩu thả trong sự chuẩn bị
gặp gỡ Thượng Đế Thánh? Xin cho phép tôi khuyến khích Bạn đến với sự thờ phượng - sự thờ phượng được chuẩn bị. Hãy cầu nguyện trước khi Bạn đến, hầu cho Bạn sẵn sàng cầu nguyện khi Bạn tới nơi. Hãy nghỉ ngơi trước khi Bạn đến, hầu cho Bạn được tỉnh táo khi Bạn tới nơi. Hãy đọc lời Chúa trước khi bạn đến, hầu cho lòng

Bạn được mềm mại khi Bạn thờ phượng. Hãy đến bằng sự đói khát. Hãy đến bằng ý chí. Hãy đến bằng sự trông đợi được nghe tiếng phán của Thượng Đế. Hãy đến bằng sự cầu xin, ngay khi Bạn bước qua ngưỡng cửa: “Hôm nay tôi có thể gặp vị hoa tiêu chăng?”

PHẢN CHIẾU VINH QUANG NGÀI

Khi Bạn làm điều nầy, Bạn sẽ khám phá mục tiêu của sự thờ phượng – thay đổi diện mạo của người thờ phượng. Đây đúng là điều đã xảy ra cho Đấng Christ trên núi. Thánh nhan Chúa được biến đổi: “Thánh nhan Ngài sáng chói như mặt trời” (Mat. 17:2). Mối liên hệ giữa diện mạo và thờ phượng không phải ngẫu nhiên. Diện mạo chúng ta là thành phần công khai nhất trong thân thể chúng ta, ít được che đậy hơn bất cứ chỗ nào khác. Đó cũng là thành phần dễ nhận dạng nhất trong thân thể. Chúng ta không trám đầy quyển niên giám học ường bằng những tấm ảnh bàn chân, song bằng những gương mặt con người. Thượng Đế mong muốn gìn giữ diện mạo chúng ta, thành phần được phơi bày và đáng nhớ của thân thể, và sử dụng chúng để phản ảnh sự tốt đẹp của Ngài. Sứ đồ Paul viết: “Diện mạo chúng ta không được che đậy. Hết thảy chúng ta bày tỏ vinh quang Chúa, và chúng ta được biến đổi để giống Ngài. Sự biến đổi trong chúng ta đem lại vinh quang lớn lao hơn, đến từ Chúa, Ngài là Thần Linh” (II Cor. 3:18).

Thượng Đế gọi mời chúng ta chiêm ngưỡng thánh nhan Ngài, hầu cho Ngài có thể biến đổi chúng ta. Ngài sử dụng những diện mạo không che đậy của chúng ta để bày tỏ vinh
quang Ngài. Sự biến hoá không phải dễ. Điêu khắc gia trên Núi Rushmore đã gặp một thách thức nhưng kém hơn Thượng Đế từng gặp. Song Chúa chúng ta chịu nhận trọng trách đó. Ngài yêu thích biến đổi diện mạo con cái Ngài. Bằng những ngón tay Ngài, các vết nhăn ưu phiền được tẩy sạch. Các bóng tối hổ thẹn và nghi ngờ trở thành chân dung ân sủng và tin cậy. Ngài vuốt ve những quai hàm nghiến chặt và xoa dịu những vầng trán sâu hằn. Sự sờ chạm của Ngài cất đi những chiếc túi mõi mệt dưới mắt, và biến những giọt lệ vô vọng thành những giọt nước mắt bình an.

Bằng cách nào? Qua sự thờ phượng. Chúng ta có thể trông chờ điều gì phức tạp hơn, đòi hỏi hơn. Có thể bốn mươi ngày kiêng ăn, hay thuộc lòng Sách Leviticus chăng? Thưa không, Chương trình của Thượng Đế đơn sơ hơn. Ngài biến đổi diện mạo chúng ta qua sự thờ phượng. Sự thờ phượng đúng thật là gì? Tôi thích định nghĩa của Vua David: “Ôi, hãy cùng tôi tôn đại Chúa, và chúng ta cùng nhau tôn cao danh Ngài” (Thánh Thi 34:3). Thờ phượng là hành động tôn đại Thượng Đế. Mở rộng khải tượng của chúng ta về Ngài. Bước vào phòng lái để thấy nơi nào Ngài ngồi và quan sát cách Ngài làm việc. Tất nhiên, tầm vóc Ngài không thay đổi, song cảm quan chúng ta thay đổi. Khi chúng ta đến gần hơn, trông Ngài như lớn hơn. Phải chăng đó là điều chúng ta cần? Một cái nhìn lớn về Thượng Đế? Chúng ta có những vấn đề lớn, những lo âu lớn, những câu hỏi lớn chăng? Tất nhiên chúng ta có. Vì vậy, chúng ta cần một cái nhìn lớn về Thượng Đế. Sự thờ phượng cung hiến cho chúng ta điều đó. Làm sao chúng ta có thể hát “Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay” mà khải tượng chúng ta không được mở rộng? Còn những chữ “Đẹp Thay Linh Hồn Tôi” thì sao? Tội lỗi tôi – Ôi, niềm vui trong ý tưởng vinh quang, Tội lỗi tôi – không từng phần, song trọn vẹn,


Được đóng trên thập gía, và tôi không mang nó nữa, Ngợi tôn Chúa, Ngợi tôn Chúa, hỡi linh hồn tôi! Thể nào chúng ta hát những lời nầy, mà diện mạo chúng ta không chói sáng?
Một gương mặt rạng ngời, rực rỡ, là dấu chứng của một người được đứng trong thánh nhan Thượng Đế. Sau khi hầu chuyện cùng Thượng Đế, Moses phải che mặt mình bằng một
tấm khăn the (Du Xuất 34:33-35). Sau khi nhìn lên trời, gương mặt Stephen rạng ngời như mặt thiên sứ (Sứ đồ 6:15; 7:55-56). Thượng Đế chuyên tâm biến đổi bộ mặt thế gian.
Hãy để tôi nói thật rõ. Sự biến đổi là công việc Ngài, không phải chúng ta. Mục đích chúng ta không phải làm cho gương mặt chúng ta rạng ngời. Chúa Jesus cũng không làm thế.
Matthew nói: “Thánh nhan Chúa Jesus được biến đổi,” không phải “Chúa Jesus biến đổi thánh nhan Ngài.” Moses cũng không biết mặt mình chiếu sáng” (Du Xuất 34:29). Mục đích chúng ta không phải là tạc tượng gỉa tạo, với những đường nét khô khan. Mục đích chúng ta là đơn sơ đứng trước Thượng Đế với một tấm lòng chuẩn bị và mong muốn, rồi để Thượng Đế làm công việc Ngài.
 
Và Ngài làm. Ngài lau sạch những giọt nước mắt. Ngài vét sạch những giọt mồ hôi. Ngài xoa dịu vầng trán nhăn nheo của chúng ta. Ngài vuốt ve đôi má chúng ta. Ngài biến đổi diện
mạo chúng ta trong khi chúng ta thờ phượng. Nhưng, hơn thế nữa. Chẳng những Thượng Đế biến đổi diện mạo những người thờ phượng, Ngài cũng biến đổi diện mạo những người ngắm nhìn chúng ta thờ phượng.

SỰ THỜ PHƯỢNG TRUYỀN GIÁO

Hãy nhớ cậu bé trai đi vào phòng lái để gặp vị hoa tiêu. Sự ham thích của cậu khích động tôi. Tôi cũng muốn gặp vị hoa tiêu. (Và tôi cũng sẽ không từ chối đôi cánh nhựa). Cũng động lực đó xảy ra khi chúng ta đến thờ phượng với tấm lòng thờ phượng. Sứ đồ Paul bảo Hội thánh Corinthian phải thờ phượng bằng một phương cách trong sáng đến độ nếu có kẻ vô tín bước vào… “họ sẽ thấy những bí ẩn trong lòng mình được phát giác; và… sẽ ngã xấp mặt xuống mà thờ lạy Thượng Đế, và tuyên bố rằng qủa thật Ngài ở giữa anh em” (I Cor. 14:24-25).

Vua David ca ngợi năng lực truyền giáo trong sự thờ phượng chân thành: “Ngài đặt một bài ca mới trong miệng ta, một bài hát tôn vinh Thượng Đế chúng ta. Nhiều người sẽ thấy điều nầy và thờ phượng Ngài. Rồi họ sẽ tin tưởng Chúa” (Thánh thi 40:3). Sự thờ phượng bằng tấm lòng của Bạn là lời gọi mời truyền giáo. Hãy để những người vô tín nghe được sự đam mê trong tiếng nói hoặc thây được sự chân thành trên mặt Bạn; thì họ có thể được thay đổi. Peter đã làm thế. Khi Ông thấy sự thờ phượng của Chúa Jesus, Ông nói: “Thưa Chúa, Thật tốt cho chúng ta ở đây. Nếu Ngài muốn, con sẽ dựng ba cái lều tại đây – một cái cho Ngài, một cho Moses, và một cho Elijah”. (Mat. 17:4).

Sứ đồ Mark cho rằng Peter nói điều nầy vì kính sợ (Mark 9:6). Sứ đồ Luke cho rằng Peter nói điều nầy vì thiếu hiểu biết (Luke 9:33). Song, dù bất cứ lý do nào, ít nhất Peter đã nói
lên. Ông muốn làm một việc gì cho Thượng Đế. Ông không hiểu rằng Ngài muốn những tấm lòng, không phải những lều trại, song ít ra Ông được cảm động để dâng lên một điều gì. Tại sao? Bởi Ông thấy diện mạo hóa hình của Đấng Christ. Điều nầy cũng xảy ra trong các hội thánh ngày nay. Khi người đời thấy chúng ta tận lòng tôn vinh Thượng Đế –

khi họ nghe chúng ta thờ phượng – thì họ xúc động. Họ muốn gặp vị hoa tiêu! Các tia lửa từ ngọn lửa của chúng ta sẽ bắt cháy những tấm lòng khô hạn.

Tôi đã kinh nghiệm một điều tương tự tại Brazil. Nhà chúng tôi chỉ vài khu phô cách sân túc cầu lớn nhất thế giới. Ít nhất một lần mỗi tuần, vận động trường Maracana vang dội
những tiếng gào thét của các nhóm hâm mộ túc cầu. Lúc đầu, tôi không được liệt kê trong số người đó. Nhưng sự hào hứng dễ truyền nhiễm. Tôi muốn xem điều gì đã khiến những người đó cuồng nhiệt như vậy? Tới lúc tôi rời Rio, tôi đã là người cầu thủ tân tòng và có thể gào thét như họ.

Những người đi tìm có thể không hiểu tất cả những gì xảy ra trong một ngôi nhà thờ phượng. Có thể họ không hiểu ý nghĩa của một bài hát hay sự quan trọng của tiệc thánh, song họ
biết niềm vui khi họ thấy điều đó. Và khi họ thấy diện mạo của Bạn được biến đổi, họ có thể muốn gặp thánh nhan Thượng Đế. Vậy, sự kiện ngược lại chẳng đúng như thế sao? Việc gì xảy ra khi một người đi tìm nhìn thấy nét nhàm chán trên mặt Bạn? Những người khác đang thờ phường, còn Bạn lại càu nhàu? Những người khác ở trong thiên nhan, còn Bạn vẫn ở riêng trong thế giới nhỏ bé của Bạn. Những người khác đang tìm thánh nhan Thượng Đế, trong khi Bạn đang tìm khuôn mặt đồng hồ đeo tay của Bạn?

Tôi muốn tâm tình cá nhân, có thể cho tôi một bước gần hơn chăng? Thưa các bậc phụ mẫu, con cái qúy vị học được gì từ sự thờ phượng của qúy vị? Chúng có thấy sự phấn khởi như khi qúi vị xem một trận đấu lam cầu? Chúng có thấy qúi vị chuẩn bị sự thờ phượng như khi qúi vị sửa soạn cho chuyến đi nghĩ hè? Chúng có thấy qúi vị đói khát khi đến, tìm kiếm thánh nhan Thiên Phụ? Hoặc chúng có thấy qúi vị vui lòng từ bỏ phương cách như khi qúi vị đến.

Chúng đang nhìn xem. Hãy tin tôi. Chúng đang nhìn xem. Bạn có đến hội thánh với một tấm lòng đói khát thờ phượng? Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã làm. Xin được khuyến khích Bạn nên đơn sơ giống như Chúa Jesus. Hãy chuẩn bị lòng Bạn để thờ phượng. Hãy để Thượng Đế biến đổi diện mạo Bạn qua sự thờ phượng. Hãy biểu dương quyền lực của sự thờ phượng. Trên tất cả, hãy tìm diện mạo của vị hoa tiêu. Cậu bé trai đã làm. Bởi cạu đã tìm vị hoa tiêu, nên cậu trở ra với một gương mặt biến đổi và một bộ cánh. Sự việc nầy cũng có thể xảy đến cho Bạn.
Send comment
Your Name
Your email address
“Phước cho những kẻ nghèo khổ tâm linh, vì Vương quốc Thiên Đàng thuộc về họ.” (Mat. 5:3) Hãy bắt đầu bằng câu chuyện thương lượng của một người trẻ giàu sang trong Tân Ước. Anh là một người giàu. Mang giày Italia. Y phục thời trang. Tiền bạc anh đầu tư. Thẻ tín dụng của anh loại vàng. Anh sống như anh đi phi cơ – loại hạng nhất. Anh còn trẻ. Anh trút hết mỏi mệt trong phòng thể dục và dễ dàng thả rơi tuổi già qua rổ bóng trên sân chơi. Bụng anh bằng phẳng. Mắt anh sắc bén. Sinh lực là nhãn hiệu của anh, và sự chết thì còn xa vô tận.
Nàng có mọi lý do để cay đắng. Dù tài hoa, Nàng đã bị lãng quên trong nhiều năm. Các giới nhạc kịch nổi tiếng khép lại những danh vị khi nàng thử bước vào. Các nhà phê bình Mỹ quốc quên đi tiếng hát kích động của nàng. Nhiều lần nàng bị từ chối những cơ hội mà nàng dễ dàng thành đạt. Chỉ sau khi trở về từ Âu châu và chiếm được trái tim thính giả Âu châu khó tính, các nhà lãnh tụ dư luận trong nước mới chấp nhận tài năng của nàng.
Nếu trong một ngày, Chúa Jesus phải trở thành con người của Bạn, thì sao? Điều gì xảy ra nếu, trong 24 giờ, Chúa Jesus thức dậy trên giường của Bạn, bước đi trong đôi giày của Bạn, sống trong nhà Bạn, làm việc theo chương lịch của Bạn? Xếp của Bạn trởthành xếp của Ngài, mẹ của Bạn trở thành mẹ của Ngài, những đau đớn của bạn trở thành những đau đớn của Ngài? Ngoại trừ một điều, cuộc đời Bạn không gì thay đổi. Sức khỏe Bạn không thay đổi. Những hoàn cảnh của Bạn không thay đổi. Chương lịch của Bạn không thay đổi. Các vấn đề của Bạn không giải quyết.
Việc gì xảy ra, nếu một người nào đó phải thu một phim tài liệu về bàn tay Bạn? Việc gì xảy ra, nếu một nhà sản xuất phải thuật câu chuyện về bàn tay Bạn? Chúng ta sẽ thấy gì? Hết thảy chúng ta đều sớm học được rằng bàn tay tiện dụng cho nhiều điều khác hơn là dùng cho sự sống thoát – đó là một phương tiện biểu lộ tình cảm. Cùng một bàn tay, có thể trợ giúp hay tổn thương, vươn ra hay siết lại, nâng một người lên hay ném một người xuống. Nếu Bạn phải trình chiếu phim tài liệu nầy cho bạn bè xem, Bạn sẽ tự hào về những giây phút: bàn tay Bạn đưa ra một món quà, đặt một chiếc nhẫn vào ngón tay người khác, chăm sóc một vết thương, sửa soạn một bữa ăn, hay chấp lại để cầu nguyện.
Ngồi nơi bàn viết vĩ đại, Tác Giả mở một quyển sách lớn. Quyển sách không một ngôn từ. Sách không ngôn từ vì ngôn từ chưa có. Ngôn từ chưa có vì ngôn từ chưa cần thiết. Chưa có tai để nghe chúng; chưa có mắt để đọc chúng. Chỉ một Tác Giả. Vậy nên Tác Giả cầm một cây bút vĩ đại, khởi sự viết. Như một họa sĩ gom góp màu sắc, một nhà điêu khắc chọn lấy dụng cụ, Tác Giả ráp dựng những ngôn từ . Có ba thứ. Ba ngôn từ đơn độc. Từ ba ngôn từ nầy sẽ tuôn ra hằng triệu tư tưởng.Nhưng,câu chuyện lơ lửng trên ba ngôn từ nầy. Tác Giả cầm bút, rồi xướng lên ngôn từ đầu tiên: "T-H-Ờ-I G-I-A-N." Thời gian chưa có cho tới khi Tác Giả viết nó ra. Ngài, chính Ngài, vô thời gian, song câu chuyện của Ngài đóng khung trong thời gian.
Williams Rathje thích rác rến. Nhà sưu khảo giáo dục Đại học Harvard nầy tin rằng chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ những đống rác của thế gian. Các nhà khảo cổ luôn luôn quan sát rác rến để nghiên cứu một xã hội. Rathje cũng làm vậy; Ông không mất thời gian chờ đợi. Đồ Án Rác Rến, là danh hiệu tổ chức của Ông, du hành khắp lục địa, đào xới những bãi rác và nghiên cứu các thói quen ăn uống của chúng ta, kiểu cách trang phục, cùng mức độ kinh tế. Rathje có thể tìm được ý nghĩa trong rác rến của chúng ta.
Thập Tự Giá. Bạn có thể nhìn quanh bất cứ phương hướng nào mà không thấy một thập giá? Chót vót trên đỉnh một thánh đường. Tạc khắc trong một bia mộ. Chạm trổ vào một chiếc nhẫn, hay lủng lẳng dưới một dây chuyền. Thập giá là một biểu hiệu phổ thông Cứu thế giáo. Một lựa chọn lạ lùng, Bạn có nghĩ thế chăng? Lạ lùng vì một dụng cụ hành hình có thể trở thành tiêu biểu cho một trào lưu hy vọng. Những biểu hiệu của các niềm tin khác thì lạc quan hơn: ngôi sao có sáu góc nhọn của Jerusalem, mặt trăng lưỡi liềm của Islam, một hoa sen nở của Phật giáo.
"Người sẽ không bẻ gẫy một cọng sậy đã bầm giập, và sẽ không ngắt bỏ một ngọn bấc sắp tàn." (Mat. 12:20) Có vật chi mong manh hơn một cọng sậy đã bầm giập? Hãy nhìn một cọng sậy bầm giập bên mé nước. Một thân mảnh mai từng ngất ngưởng trên đám cỏ sông rậm rạp, giờ đây nghiêng ngả, gục đầu. Bạn có phải là một cọng sậy bầm giập? Phải chăng từ lâu Bạn vẫn hiên ngang và kiêu hãnh? Bạn đứng ngay thẳng và vững vàng, nuôi dưỡng bằng những dòng nước mát, và bám rễ trong lòng sông tin tưởng. Rồi một điều nào đó xảy đến. Bạn bị bầm giập...
Hẳn không cần định nghĩa “Đức Tin” cho những người hiện diện trong đêm tháng Sáu oi bức đó. Đối với họ, đức tin gần như sờ chạm được. Họ vươn tới Thượng Đế gần như họ sắp ôm lấy thân thể Ngài. Đức tin trút hết sự phạm tội đã từng áp chế họ. Đức tin thay thế tuyệt vọng thành hy vọng. Đức tin dầm thấm họ trong mục tiêu và chiều hướng mới. Đức tin mở khóa các từng trời. Đức tin như nước mát đẫm ướt linh hồn cằn cỗi.
Rất nhiều bộ sách tài liệu cho thấy có những phương tiện khác nhau trong đó con người đã cố thử tìm cầu sự tiếp trợ từ Thượng Đế. Làm điều nầy, con người đã cho phép trí tưởng tượng của mình tự do sản xuất đủ loại hình tượng và ảnh tượng với ý nghĩa tượng trưng hoặc thay thế Thượng Đế. Hành động nầy được chính thức gọi là sự “tôn thờ thần tượng.” Trước khi Moses qua đời, Ông nói: “...Các ngươi đã thấy những ghê tởm của chúng nó, các thần tượng của chúng nó, bằng gỗ và đá, bạc và vàng, trong vòng chúng nó”