Friday
29
March
2024
(View: 40581)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41003)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41325)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

Tình Yêu của Một Người Mẹ

Tuesday, September 21, 201012:00 AM(View: 8468)

Theresa Briones là một hiền mẫu dễ thương. Bà cũng có một cú móc tay trái mạnh bạo, Bà đã dùng để đấm một phụ nữ trong một tiệm giặt tự động. Sao Bà phải làm thế? Một số nhóc con trêu chọc Alicia, con gái của Bà. Alicia hói tóc. Đầu gối viêm khớp. Mũi bẹp dí. Xương hông teo xọp. Thính giác nghễnh ngãng. Em có hình dạng của một cụ 70. Nhưng em chỉ mới lên 10.

“Mẹ ơi,” Lũ nhóc kêu nhạo, “đến đây xem con quái vật!” Alicia chỉ nặng 22 cân Anh và thấp hơn hầu hết trẻ con lớp vườn trẻ. Em đau khổ vì chứng sớm lão hóa – một bệnh cằn cỗi di thể, chỉ một đứa mắc phải trong số 8 triệu trẻ con. Các nạn nhân lão hóa hy vọng sống được 20 năm. Chỉ có 15 trường hợp về bịnh nầy được biết trên thế giới.

“Nó không phải một người hành tinh. Nó không phải một quái vật,” Bà Theresa chống cự. “Nó giống như tôi và các người.” Về tâm trí, Alicia là một đứa bé lớp ba thích vui đùa, năng động. Em có nhiều bạn bè. Em xem truyền hình trong một chiếc ghế lắc của đứa bé mới biết đi. Em ham thích những con búp bê Barbie và chơi giỡn với đứa em trai. Theresa đã quen những liếc nhìn và những câu hỏi. Bà nhẫn nhục với những tò mò thường xuyên. Bà chấp nhận sự tìm hiểu thật lòng, nhưng không chấp nhận ác ý vô tâm. Mẹ của lũ nhóc đến điều tra. Bà nói với chúng: “Mẹ thấy ‘cái đó’ rồi.”

“Con tôi không phải ‘cái’đó,” Theresa tuyên bố. Rồi Bà cho người đàn bà kia đo ván. Ai có thể phiền trách Bà? Bản chất tình yêu của cha mẹ là thế. Các bà mẹ và những người cha được Thượng Đế ban cho chức năng yêu thương con cái dù những bất toàn. Không phải vì cha mẹ mù quáng. Nhưng trái lại. Họ thấy tận tường. Theresa thấy Alicia tàn tật rõ ràng như mọi người. Nhưng Bà cũng thấy giá trị của Alicia. Thượng Đế cũng vậy. Thượng Đế nhìn chúng ta bằng đôi mắt của một Người Cha. Ngài thấy những khiếm khuyết, những lỗi lầm, và những tì vết của chúng ta. Song Ngài cũng thấy giá trị chúng ta. Ngài biết giá trị con người. Ngài biết rằng mỗi cá nhân là một báu vật. Và bởi Ngài biết, nên con người không là một nguồn khổ, song là một nguồn vui.

Khi Chúa Jesus đặt chân lên bờ Bethsaida, Ngài rời khỏi Biển Galilee để bước vào một biển loài người. Nên nhớ rằng, Ngài đã vượt qua biển để lánh xa những đám đông. Ngài cần riêng tư. Ngài muốn nghỉ ngơi cùng những kẻ theo Ngài. Ngài cần bất cứ điều gì, nhưng không phải một đám đông khác, với cả ngàn người để giảng dạy và chữa bệnh.
 
Nhưng tình yêu của Ngài đối với dân chúng vượt quá nhu cầu nghỉ ngơi của Ngài. “Khi Chúa Jesus lên bờ và thấy một đám dân đông, Ngài cảm thương họ và chữa lành những người bịnh của họ. Ngài cảm thương họ, bởi họ như những con chiên không người chăn. Ngài tiếp đón họ và dạy họ về Vương quốc Thượng Đế, và chữa lành những kẻ cần trị bịnh.”

Chắc chắn không người nào trong đám đông nghĩ đến việc hỏi Chúa Jesus: “cảm thấy thế nào?” Không một dấu hiệu cho thấy người nào quan tâm đến “Chúa cảm nghĩ ra sao?” Không ai đến để ban cho; mọi người đến để nhận lãnh.

Gia đình chúng tôi gọi 5 giờ chiều là giờ “cá dữ tấn công.” Đó là thời gian trong ngày khi mọi người muốn “cắn một miếng” thịt Mẹ. Con bé Sara đói bụng. Andrea muốn Mẹ đọc cho nó một cuốn sách. Jenna muốn được giúp làm bài tập tại gia. Còn tôi – người chồng thương-yêu-trường-kỳ, nhạy-cảm-trường-kỳ, muốn Denalyn bỏ hết mọi sự để trò chuỵện với tôi về ngày hôm nay. “Giờ cá dữ tấn công” của Bạn lúc nào? Lúc nào những người trong thế giới của Bạn đòi hỏi nhiều và dâng hiến ít? Mọi người chủ sở đều có một ngày, trong đó những yêu cầu nhiều hơn những kết quả. Không một doanh gia nào còn sống mà không gầm gừ khi một hạm đội giao hàng cập bến ngay trên bàn làm việc của mình. Đối với thầy giáo, “giờ cá dữ tấn công” thường khởi sự khi đứa học trò đầu tiên bước vào và chấm dứt khi đứa học trò cuối cùng rời khỏi đó. Những giờ cá dữ tấn công: Các phụ mẫu phải có chúng, chủ sở chịu đựng chúng, thư ký sơ hãi chúng, thầy giáo bị chúng bao vây, và Chúa Jesus dạy chúng ta phương cách để sống thành công qua chúng. Khi những bàn tay giơ ra và những tiếng kêu đòi hỏi, Chúa Jesus đáp ứng bằng tình yêu. Ngài làm thế bởi ám số trong Ngài tắt còi báo động. Ám số đáng được ghi nhớ: “Con người là quí trọng.”

Tôi có thể nghe người nào đó giơ tay phản đối điểm nầy. “Vâng, nhưng dễ dàng cho Chúa Jesus. Ngài là Thượng Đế. Ngài có thể làm hơn tôi nhiều. Tóm lại, Ngài là thần thánh.” Đúng, Chúa Jesus vừa là Thượng Đế vừa là con người. Nhưng chớ vội bỏ qua điều Ngài đã làm. Hãy nghĩ đến tình yêu đáp ứng của Ngài bằng một góc cạnh khác. Hãy nghĩ rằng, cặp theo năng lực thánh của Ngài, Ngài cũng có một nhận thức thánh. Không bí ẩn nào trên núi ngày hôm đó; Chúa Jesus biết những tấm lòng người. Ngài biết tại sao họ đến đó và điều họ sẽ làm. Matthew ký thuật rằng Chúa Jesus “chữa lành những người bịnh”của họ. Không phải một số trong những kẻ bịnh. Không phải những người công chính trong những kẻ bịnh. Không phải những người xứng đáng trong những kẻ bịnh. Mà là “những ke bịnh.” Trong số nhiều ngàn người, hẳn phải có vài người không xứng đáng với sức khỏe được chữa lành.

Cùng thần tánh đem lại cho Ngài quyền phép chữa lành, thì cũng cho Ngài năng lực nhận thức. Tôi không biết Chúa Jesus có muốn hỏi người cưỡng dâm: “Chữa lành ngươi? Sau khi ngươi làm điều đó chăng?” Hoặc nói với kẻ xâm phạm trẻ thơ: “Tại sao Ta phải phục hồi sức khỏe ngươi?” Hoặc với người cuồng tín: “Nầy Bạn, hãy cút đi, và mang sự kiêu ngạo theo Bạn.” Và chẳng những Ngài có thể thấy qúa khứ họ, Ngài cũng thấy tương lai họ. Không nghi ngờ, có thể có những người trong đám đông sẽ dùng sức lực của họ mới phục hồi để gây tổn thương người khác. Chúa Jesus trả tự do cho những miệng lưỡi có thể một ngày nào họ sẽ rủa sả. Ngài ban lại sự sáng cho những cặp mắt có thể sẽ trở nên dục vọng. Ngài chữa lành những bàn tay có thể sẽ giết người.

Nhiều người trong số được chữa lành chẳng bao giờ nói tiếng “cảm ơn,” song Ngài vẫn chữa lành họ. Hầu hết quan tâm đến sức khoẻ lành mạnh hơn sự nên thánh, song Ngài vẫn chữa lành. Một số người hôm nay xin Ngài cho bánh, vài tháng sau kêu gào lấy huyết Ngài, song Ngài vẫn chữa lành.

Chúa Jesus chọn làm điều Bạn và tôi ít khi, hoặc chẳng bao giờ muốn làm. Ngài chọn ban ân tứ cho con người, dù biết rằng các ân tứ đó có thể được dùng cho những tư lợi. Chớ vội cho rằng lòng thương cảm của Chúa Jesus là nhờ thần tánh Ngài. Nên nhớ cả hai khía cạnh. Bởi mỗi khi Chúa Jesus chữa lành, Ngài phải bỏ qua tương lai và quá khứ. Dù vậy, Ngài vẫn làm một điều.

Bạn có chú ý rằng Thượng Đế không đòi hỏi Bạn chứng minh Bạn sẽ đặt lương bổng của Bạn vào công dụng tốt lành? Bạn có chú ý rằng Thượng Đế không khóa bình dưỡng khí khi Bạn sử dụng sai các ân tứ của Ngài? Bạn có vui chăng khi Thượng Đế không chỉ ban cho Bạn điều mà Bạn nhớ để tạ ơn Ngài? Lòng nhân từ của Thượng Đế được thể hiện vì bản tính Ngài, không vì sự xứng đáng của chúng ta.

Có một vị hỏi người phụ tá của tôi: “Theo tiền lệ nào trong Kinh Thánh, chúng ta phải giúp những người nghèo không có ý muốn trở thành tín đồ Cứu thế giáo?” Anh bạn tôi đáp lại vỏn vẹn một chữ: “Thượng Đế.” Thượng Đế làm điều nầy hằng ngày, cho hằng triệu con người. Chúa Jesus đã biết điều gì cho phép Ngài làm những việc đó? Ám số nội tâm nào giữ Ngài bình thản, không bùng nổ trong hỗn loạn? Ngài biết giá trị con người.

Thật lý thú, sự lo lắng bắt gặp trong ngày đó không phải trên mặt Chúa Jesus, song trên mặt các môn đồ. Các môn đồ thưa với Ngài: “Xin giải tán đám đông.” Lời yêu cầu khá hợp lý. Các môn đồ nói: “Rốt lại, thầy đã dạy họ, thầy đã chữa lành họ. Thầy đã giúp đỡ họ. Và bây giờ họ sắp đói. Nếu chúng ta không giải tán họ, họ lại muốn Thầy cho họ ăn.”

Tôi ao ước có thể thấy nét biểu lộ trên mặt các môn đồ khi họ được nghe câu trả lời của Thầy: “Họ không cần đi khỏi đây. Các ngươi cho họ thức gì để ăn.” Tôi quen nghĩ rằng đây là một lời yêu cầu màu mè. Tôi quen nghĩ rằng Chúa Jesus biết các môn đồ không thể nuôi ăn đám đông, song Ngài vẫn sai bảo họ. Tôi quen nghĩ rằng đây là một thử nghiệm để dạy các môn đồ trông cậy nơi Thượng Đế về điều họ không thể làm.

Tôi không còn xem điều đó như vậy nữa. Tôi vẫn nghĩ đây là một thử nghiệm – không phải một thử nghiệm cho môn đồ thấy điều họ không thể làm, nhưng một thử nghiệm bày tỏ điều họ có thể làm. Rốt lại, họ vừa trải qua một lượt hoàn thành điều bất khả. Chúa Jesus đòi hỏi họ làm lại lần nữa. “Các ngươi cho họ thức gì để ăn.” Tôi ao ước có thể nói với Bạn rằng các môn đồ đã làm điều nầy. Tôi ao ước có thể nói rằng các môn đồ biết Thượng Đế sẽ không bảo họ làm điều gì mà Ngài không ban quyền năng để họ làm, vậy nên họ cho đám đông ăn. Tôi ao ước có thể nói với Bạn rằng, bằng phép la, các môn đồ đã nuôi ăn 5000 người cộng thêm đàn bà và trẻ con. Nhưng tôi không thể nói... bởi họ đã không làm ...

Thay vì nhìn đến Thượng Đế, họ nhìn vào những cái ví đựng tiền của họ. “Cần đến tám tháng tiền công của một người! Chúng tôi phải đi và tốn bao nhiêu đó để mua bánh cho họ ăn?” “Chắc Thầy muốn trêu chúng tôi.” “Ngài có thể nói cho vui.” “Đây là một chuyện đùa của Chúa Jesus.” “Thầy biết có bao nhiêu người ở ngoài kia chăng?” Những cặp mắt mở to như những trái dưa hấu. Những chiếc quai hàm há hốc. Một bên tai nghe tiếng ầm ĩ của đám đông, tai bên kia nghe phán lệnh của Thượng Đế.

Xin chớ bỏ qua những cái nhìn tương phản. Khi Chúa Jesus nhìn con người, Ngài thấy cơ hội để yêu thương và xác nhận giá trị. Khi các môn đồ nhìn con người, họ thấy hằng ngàn vấn đề. Cũng vậy, xin chớ bỏ qua điều mỉa mai. Trong một tiệm bánh – trong sự hiện diện của Đấng Làm Bánh Vĩnh Cửu – họ nói với “Bánh Sự Sống” (Chúa Jesus) rằng không có bánh! Chúng ta phải trình diện Thượng Đế với con người ngây ngô của chúng ta.

Đây là nơi Chúa Jesus đáng lẽ phải bỏ cuộc. Đây là điểm áp lực, dồn ép trọn ngày, nơi Chúa Jesus đáng lẽ phải bùng nổ. Lo buồn, những hăm dọa sự sống, phấn khởi, những đám đông, những phá vỡ, những đòi hỏi, và nay sự việc nầy. Chính các môn đồ không thể làm điều mà Ngài sai bảo họ. Trước năm ngàn người, họ hạ giá Ngài. Những lời kế tiếp của Chúa Jesus phải là: “Lạy Cha, xin chiếu sáng con.” Nhưng không phải vậy. Trái lại, Ngài gạn hỏi: “Các ngươi có bao nhiêu ổ bánh?” Các môn đồ mang đến phần ăn trưa của một bé trai. Một phần ăn trưa trở thành một đại tiệc, và hết thảy mọi người đều được thết đãi. Không một lời quở trách. Không một nét nhăn trên trán giận dữ. Không lời nào phát ra: “Ta bảo ngươi như thế.” Cùng một cảm thương Chúa Jesus trao cho đám đông, thì cũng trao cho các bạn hữu Ngài.

Hãy nhìn hôm nay một lần nữa. Hãy xem lại những điều Chúa đối diện. U buồn nghiệt ngã – Cái chết của một bạn thân va quyến thuộc. Hăm dọa tức thì – Tên Ngài bị niêm yết trên bảng truy tầm. Niềm vui vô lượng – Hồi hương với những kẻ theo Ngài. Những đám đông khổng lồ – Một thác Niagara người theo Ngài mọi nơi. Những cuộc vô tình phá vơ – Ngài tìm sự nghỉ ngơi lại gặp đại chúng. Những đòi hỏi khó thể tin – Những đám đông hằng ngàn người hò reo vì sự sờ chạm của Ngài.

Trợ giúp vô hiệu – Chỉ một lần duy nhất Ngài nhờ phụ giúp, song lại nhận 12 lời tiêu cực: “Thầy đùa cợt chúng tôi.” Nhưng sự bình thản trong Đấng Christ chẳng bao giờ bùng nổ. Chuông báo động chẳng bao giờ reo. Chúa Jesus đã biết điều gì khiến Ngài làm những việc đó? Ngài đã biết giá trị khó thể tin của con người. Kết quả:

* Ngài đã không giậm chân và đòi hỏi theo cách riêng Ngài.

* Ngài đã không bảo các môn đồ tìm một bãi biển khác, nơi vắng người.

* Ngài đã không hỏi các đám đông tại sao họ không mang theo thức ăn?

* Ngài đã không đuổi các sứ đồ trở về cứ điểm để được huấn luyện thêm.

* Quan trọng hơn hết, Ngài vẫn bình thản giữa cơn hỗn loạn. Thậm chí trong mọi hoàn cảnh, Ngài ngưng chốc lát để dâng lời cầu nguyện tạ ơn.

Một cậu bé bước vào tiệm bán thú vật làm cảnh, tìm mua một chó con. Chủ tiệm chỉ cho cậu một lứa trong một cái hộp. Cậu bé nhìn những con chó nhỏ. Cậu bắt lên từng con, xem xét, rồi đặt nó trở vào hộp. Sau vài phút, cậu đến người chủ tiệm và nói: “Tôi đã chọn một con. Giá bao nhiêu?” Chủ tiệm cho biết giá, cậu bé hứa trở lại trong vài ngày với số tiền. Ông căn dặn: “Chớ để quá lâu, những chó con thế nầy bán rất nhanh.” Cậu bé quay đi, tươi cười hiểu biết: “Cháu không lo, con chó của cháu sẽ còn đó.” Cậu bé đi làm việc – nhổ cỏ, rửa kính cửa sổ, quét dọn sân. Cậu làm việc nặng nhọc và dành dụm tiền. Khi đủ số tiền cho chó, cậu trở lại tiệm. Cậu bước đến quầy và móc ra một túi đầy tiền giấy tạp nhạp. Người chủ tiệm lựa lọc và đếm tiền. Sau khi kiểm điểm, Ông tươi cười và nói: “Được rồi, con trai, con có thể đến bắt con chó.” Cậu bé vói tay vào phía sau trong hộp, nâng lên một con gầy yếu với một cẳng què, và sắp rời tiệm.

Chủ tiệm chận cậu lại. Ông ngăn cản: “Cháu đừng lấy con đó. Nó bị què. Nó không chơi đùa. Nó sẽ không bao giờ chạy giỡn với cháu. Nó không thể sanh lợi. Cháu nên bắt một con mạnh khỏe.” “Thưa không. Cảm ơn Ông,” cậu bé đáp. “Đây đúng là loại chó mà cháu muốn tìm.” Trong khi cậu bé quay đi, người chủ tiệm muốn nói, nhưng lại im lặng. Bất ngờ Ông hiểu được. Bởi tận trong túi quần của cậu bé có một cái kẹp chân – một kẹp chân cho con chó bị què. Tại sao cậu bé muốn con chó đó? Bởi cậu biết nó cảm thấy thế nào. Cậu biết nó thật đặc biệt. Chúa Jesus đã biết điều gì khiến Ngài làm những việc đó. Ngài biết dân chúng cảm thấy thế nào, và Ngài biết họ thật đặc biệt. Tôi hy vọng Bạn không bao giờ quên điều nầy. Chúa Jesus biết Bạn cảm thấy thế nào. Bạn đang làm việc dưới một họng súng. Chúa Jesus biết Bạn đang cảm thấy thế nào. Bạn còn phải làm nhiều hơn khả năng con người.

Nên Ngài đã làm. Bạn có những đứa con gây nên “giờ cá dữ tấn công” trong bữa ăn chiều của bạn? Chúa Jesus biết cảnh đó như thế nào. Người ta nhận của Bạn nhiều hơn trả lại Bạn? Chúa Jesus hiểu. Mấy đứa con nhỏ của Bạn không nghe. Các học trò của Bạn không cố gắng. Những người phụ việc nhìn Bạn trân trối khi Bạn giao công việc cho họ? Bạn ơi, hãy tin tôi. Chúa Jesus biết Bạn cảm thấy thế nào. Bạn thật quí giá đối với Ngài. Quí giá đến độ Ngài trở nên giống như Bạn hầu cho Bạn có thể đến với Ngài. Khi Bạn phấn đấu, Ngài nghe. Khi Bạn khát khao, Ngài đáp ứng. Khi Bạn chất vấn, Ngài thông hiểu. Ngài đã ở đó. Trước kia Bạn có nghe điều nầy, song Bạn cần nghe lại. Ngài yêu thương Bạn bằng tình yêu của một Theresa Briones. Ngài thông hiểu Bạn lòng thương cảm của một đứa bé đối với con chó què. Giống như heresa, chính Ngài chiến đấu với địa ngục để bảo vệ Bạn. Và giống như cậu bé, Ngài đã trả một giá cao hầu đưa Bạn trở về nhà.
Send comment
Your Name
Your email address
“Nầy, Ngài ngự đến trong những đám mây, mọi con mắt sẽ trông thấy Ngài, thậm chí những kẻ đã đâm Ngài, cùng hết thảy các dân tộc trên đất sẽ kêu khóc vì cớ Ngài. Thật vậy, Amen. Chúa phán: “Ta là Alpha và Omega, nguyên khởi và cuối cùng, là Đấng Toàn Lực hiện có, đã có, và sẽ đến” (Khải thị 1:7-8). Thánh Thi 89:6 cũng nói tiên tri về sự tái lâm của Ngài: “Bởi trên thiên thượng, ai có thể sánh với CHÚA? Ai trong những con trai của các thần có thể giống như CHÚA?” Chúa Jesus sẽ trở lại
Ngài August Winning, vị Tổng thống tiền nhiệm Đông Phổ (East Prussian), cũng là một nhà lãnh đạo công nhân có lương tâm, đã nói rằng: “Tôi đã rảo một vòng rộng lớn để tránh Đấng Christ, song lần hồi tôi đến gần Ngài hơn. Tôi đã thấy người đời ngày càng đắm chìm trong xấu xa, và tôi cũng không thấy một ngoại lệ. Không phải mọi người đều phạm tội hình sự, song mọi người đều có những ý tưởng, những ham muốn và những dục vọng trầm trọng không khác tội giết người.
Cứu Thế Giáo là gì? Ngày nay, một Tín đồ Cứu Thế Giáo chân chính xứng đáng như thế nào? Voltaire (Đại văn hào Pháp) tự xưng là một người vô thần. Vua Friedrich Đại đế Đức quốc có lần hội kiến với Ông, và khi nâng ly, Voltaire ngạo nghễ nói rằng: “Tôi sẽ đổi phương vị của tôi trên Thiên đàng để lấy một đồng tiền Prussian.” Yên lặng phủ trùm gian phòng cho tới khi một Vị khách khác trong cung Vua Friedrich quay sang Voltaire, và nói: “Chúng tôi có một điều luật tại Prussia, theo điều luật nầy người nào muốn bán một vật chi, trước nhất phải chứng minh rằng vật đó thật sự thuộc về mình. Vậy Ông có thể chứng minh rằng Ông có một chỗ trên Thiên đàng chăng?”
Cái chết trong tháng Tư tại Iraq của ký gỉa Davis Bloom thuộc cơ quan truyền thông NBC là một cú xốc cho nhiều khán gỉa truyền hình Hoa kỳ. Đây là một nhân vật qua bộ phim truyền hình “Today,” hoặc qua Toà Bạch Ốc, thường xuyên có mặt tại phòng khách trong nhà chúng ta. Ông tường thuật các biến cố từ Bosnia, Somalia, Israel, Kuwait, Pakistan, cả đến hai cao ốc ở New York bị triệt hạ. Trong đám táng Bloom, các bạn hữu và cọng sự viên thân nhất của Ông, nói rằng Ông đã mang phiêu lưu, khôi hài và thiện cảm vào truyền hình. Bây giờ, Ông đột ngột biến mất.
Hơn 75 năm qua, Henry Luce muốn tìm một danh từ, vỏn vẹn một chữ, cho một tuần san tin tức, danh từ đó phải mô tả những biến cố đã xảy ra trong ngày. Ông đã chọn chữ “Thời.” Kinh Thánh dạy rằng: “Thời gian trong cuộc đời chúng ta là 70 năm” (Thánh Thi 90:10) . Thời gian là một nhiệm mầu. Chúng ta cảm biết thời gian trôi qua trong năng thức. Chúng ta đo lường thời gian diễn tiến bằng những cơ cụ chỉnh bị tinh vi. Chúng ta đánh dấu thời gian chóng bay, và chúng ta đọc được ký ức mà thời gian để lại phía sau. Song, một điều chúng ta không thể làm, là định nghĩa thời gian.
Kinh Thánh có hằng ngàn điều hứa cho chúng ta để cầu xin và áp dụng trong cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, một số người trong chúng ta sống như Thượng Đế chẳng hứa lời nào. Chúa Jesus phán: “Hỡi những kẻ rồ dại và lòng chậm tin” (Luke 24:25). Chúng ta đọc trong I Corinthians: “Chớ ai tự dối mình. Nếu người nào trong anh em tưởng mình khôn ngoan trong thiên hạ, thì hãy trở nên rồ dại, để mình có thể khôn ngoan.
Trong Mùa Giáng Sinh năm nay một người bạn gởi dến chúng tôi một bài thơ của một Thi sĩ mang tên Rumi. Điều 1ý thú là Rumi một tín đồ Hồi giáo Sufi từ thế kỷ 13, sanh ra và chết trong các miền đất ngày nay goi là Afghanistan và Turkey. (Islamic Sufi là một giáo phái mang nhiều ảnh hưởng và thấm nhuần Cứu thế giáo của Chúa Jesus). Bài thơ nầy đến đúng lúc chúng ta suy tư về ý nghĩa Giáng Sinh trong thế giới hỗn loạn ngày nay. Chúng ta hãy nghe những lời thông sáng của một thi sĩ thời xưa, hầu có thể mở rộng những Cửa Sổ Tình Yêu của chúng ta.
Những người ngồi trên phi cơ và những người ngồi trên băng ghế nhà thờ có rất nhiều điểm giống nhau. Tât cả đều trên một hành trình. Hầu hết giữ tư cách tốt đẹp và lịch sự. Một số ngủ gà ngủ gật, một số khác đăm nhìn ra cửa sổ. Hầu hết, nếu không phải tất cả, thỏa lòng với một kinh nghiệm có thể đoán trước. Đối với nhiều người, dấu hiệu của một chuyến bay tốt đẹp và dấu hiệu của một buổi nhóm thờ phượng tốt đẹp giống nhau. Chúng ta thích nói: “Tốt đẹp.” – “Một chuyến bay tốt đẹp,” hay “Một buổi thờ phượng tốt đẹp.” Chúng ta đi ra cùng một lối chúng ta vào, và chúng ta vui vẻ trở lại kỳ tới.
Xin được hầu chuyện cùng Bạn về ngôi nhà của Bạn. Chúng ta hãy bước qua ngưỡng cửa và thử đi một vòng. Bạn biết, một người sáng suốt thường hay thực hiện một cuộc quan sát trong nhà – kiểm soát mái nhà bị dột, xem các vách bị cong và nền nhà bị nứt? Thử xem các tủ chén trong bếp của Bạn có dầy đủ không; và nhìn qua các quyển sách xếp trên kệ trong thư phòng của Bạn. Chi vậy? Bạn nghĩ rằng thật kỳ cục khi tôi muốn dòm ngó căn nhà của Bạn? Bạn đã nghĩ rằng tôi chỉ viết về các vấn đề thuộc linh? Đúng thế. Xin thứ lỗi, lẽ ra tôi phải nói rõ hơn. Tôi không nói về căn nhà hữu thể của Bạn bằng đá hay tre, gỗ hay tranh, song một căn nhà vô hình của Bạn bằng tư tưởng và chân lý, tín quyết và hy vọng.
Một ngày trong cuộc đời Đấng Christ. Cứ gọi đó là một tấm thảm rối loạn, một tạp ảnh ồn ào, trong đó những sợi chỉ vàng của chiến thắng đan lẩn với những sợi chỉ đen tả tơi của bi kịch. Cứ gọi đó là một tấu khúc tình cảm, một buổi hòa nhạc từ rạngđông- đến-hoàng-hôn của tuyệt điểm. Một phần nhạc phổ vang điệu hân hoan, phần kế tiếp thở than bi lụy. Trên một trang, toàn ban trổi điệu tôn thờ, trang kế tiếp Chúa Jesus độc diễn cô đơn vũ khúc.