Thursday
28
March
2024
(View: 40577)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41000)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41322)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

Tình Yêu của Một Người Mẹ

Tuesday, September 21, 201012:00 AM(View: 8466)

Theresa Briones là một hiền mẫu dễ thương. Bà cũng có một cú móc tay trái mạnh bạo, Bà đã dùng để đấm một phụ nữ trong một tiệm giặt tự động. Sao Bà phải làm thế? Một số nhóc con trêu chọc Alicia, con gái của Bà. Alicia hói tóc. Đầu gối viêm khớp. Mũi bẹp dí. Xương hông teo xọp. Thính giác nghễnh ngãng. Em có hình dạng của một cụ 70. Nhưng em chỉ mới lên 10.

“Mẹ ơi,” Lũ nhóc kêu nhạo, “đến đây xem con quái vật!” Alicia chỉ nặng 22 cân Anh và thấp hơn hầu hết trẻ con lớp vườn trẻ. Em đau khổ vì chứng sớm lão hóa – một bệnh cằn cỗi di thể, chỉ một đứa mắc phải trong số 8 triệu trẻ con. Các nạn nhân lão hóa hy vọng sống được 20 năm. Chỉ có 15 trường hợp về bịnh nầy được biết trên thế giới.

“Nó không phải một người hành tinh. Nó không phải một quái vật,” Bà Theresa chống cự. “Nó giống như tôi và các người.” Về tâm trí, Alicia là một đứa bé lớp ba thích vui đùa, năng động. Em có nhiều bạn bè. Em xem truyền hình trong một chiếc ghế lắc của đứa bé mới biết đi. Em ham thích những con búp bê Barbie và chơi giỡn với đứa em trai. Theresa đã quen những liếc nhìn và những câu hỏi. Bà nhẫn nhục với những tò mò thường xuyên. Bà chấp nhận sự tìm hiểu thật lòng, nhưng không chấp nhận ác ý vô tâm. Mẹ của lũ nhóc đến điều tra. Bà nói với chúng: “Mẹ thấy ‘cái đó’ rồi.”

“Con tôi không phải ‘cái’đó,” Theresa tuyên bố. Rồi Bà cho người đàn bà kia đo ván. Ai có thể phiền trách Bà? Bản chất tình yêu của cha mẹ là thế. Các bà mẹ và những người cha được Thượng Đế ban cho chức năng yêu thương con cái dù những bất toàn. Không phải vì cha mẹ mù quáng. Nhưng trái lại. Họ thấy tận tường. Theresa thấy Alicia tàn tật rõ ràng như mọi người. Nhưng Bà cũng thấy giá trị của Alicia. Thượng Đế cũng vậy. Thượng Đế nhìn chúng ta bằng đôi mắt của một Người Cha. Ngài thấy những khiếm khuyết, những lỗi lầm, và những tì vết của chúng ta. Song Ngài cũng thấy giá trị chúng ta. Ngài biết giá trị con người. Ngài biết rằng mỗi cá nhân là một báu vật. Và bởi Ngài biết, nên con người không là một nguồn khổ, song là một nguồn vui.

Khi Chúa Jesus đặt chân lên bờ Bethsaida, Ngài rời khỏi Biển Galilee để bước vào một biển loài người. Nên nhớ rằng, Ngài đã vượt qua biển để lánh xa những đám đông. Ngài cần riêng tư. Ngài muốn nghỉ ngơi cùng những kẻ theo Ngài. Ngài cần bất cứ điều gì, nhưng không phải một đám đông khác, với cả ngàn người để giảng dạy và chữa bệnh.
 
Nhưng tình yêu của Ngài đối với dân chúng vượt quá nhu cầu nghỉ ngơi của Ngài. “Khi Chúa Jesus lên bờ và thấy một đám dân đông, Ngài cảm thương họ và chữa lành những người bịnh của họ. Ngài cảm thương họ, bởi họ như những con chiên không người chăn. Ngài tiếp đón họ và dạy họ về Vương quốc Thượng Đế, và chữa lành những kẻ cần trị bịnh.”

Chắc chắn không người nào trong đám đông nghĩ đến việc hỏi Chúa Jesus: “cảm thấy thế nào?” Không một dấu hiệu cho thấy người nào quan tâm đến “Chúa cảm nghĩ ra sao?” Không ai đến để ban cho; mọi người đến để nhận lãnh.

Gia đình chúng tôi gọi 5 giờ chiều là giờ “cá dữ tấn công.” Đó là thời gian trong ngày khi mọi người muốn “cắn một miếng” thịt Mẹ. Con bé Sara đói bụng. Andrea muốn Mẹ đọc cho nó một cuốn sách. Jenna muốn được giúp làm bài tập tại gia. Còn tôi – người chồng thương-yêu-trường-kỳ, nhạy-cảm-trường-kỳ, muốn Denalyn bỏ hết mọi sự để trò chuỵện với tôi về ngày hôm nay. “Giờ cá dữ tấn công” của Bạn lúc nào? Lúc nào những người trong thế giới của Bạn đòi hỏi nhiều và dâng hiến ít? Mọi người chủ sở đều có một ngày, trong đó những yêu cầu nhiều hơn những kết quả. Không một doanh gia nào còn sống mà không gầm gừ khi một hạm đội giao hàng cập bến ngay trên bàn làm việc của mình. Đối với thầy giáo, “giờ cá dữ tấn công” thường khởi sự khi đứa học trò đầu tiên bước vào và chấm dứt khi đứa học trò cuối cùng rời khỏi đó. Những giờ cá dữ tấn công: Các phụ mẫu phải có chúng, chủ sở chịu đựng chúng, thư ký sơ hãi chúng, thầy giáo bị chúng bao vây, và Chúa Jesus dạy chúng ta phương cách để sống thành công qua chúng. Khi những bàn tay giơ ra và những tiếng kêu đòi hỏi, Chúa Jesus đáp ứng bằng tình yêu. Ngài làm thế bởi ám số trong Ngài tắt còi báo động. Ám số đáng được ghi nhớ: “Con người là quí trọng.”

Tôi có thể nghe người nào đó giơ tay phản đối điểm nầy. “Vâng, nhưng dễ dàng cho Chúa Jesus. Ngài là Thượng Đế. Ngài có thể làm hơn tôi nhiều. Tóm lại, Ngài là thần thánh.” Đúng, Chúa Jesus vừa là Thượng Đế vừa là con người. Nhưng chớ vội bỏ qua điều Ngài đã làm. Hãy nghĩ đến tình yêu đáp ứng của Ngài bằng một góc cạnh khác. Hãy nghĩ rằng, cặp theo năng lực thánh của Ngài, Ngài cũng có một nhận thức thánh. Không bí ẩn nào trên núi ngày hôm đó; Chúa Jesus biết những tấm lòng người. Ngài biết tại sao họ đến đó và điều họ sẽ làm. Matthew ký thuật rằng Chúa Jesus “chữa lành những người bịnh”của họ. Không phải một số trong những kẻ bịnh. Không phải những người công chính trong những kẻ bịnh. Không phải những người xứng đáng trong những kẻ bịnh. Mà là “những ke bịnh.” Trong số nhiều ngàn người, hẳn phải có vài người không xứng đáng với sức khỏe được chữa lành.

Cùng thần tánh đem lại cho Ngài quyền phép chữa lành, thì cũng cho Ngài năng lực nhận thức. Tôi không biết Chúa Jesus có muốn hỏi người cưỡng dâm: “Chữa lành ngươi? Sau khi ngươi làm điều đó chăng?” Hoặc nói với kẻ xâm phạm trẻ thơ: “Tại sao Ta phải phục hồi sức khỏe ngươi?” Hoặc với người cuồng tín: “Nầy Bạn, hãy cút đi, và mang sự kiêu ngạo theo Bạn.” Và chẳng những Ngài có thể thấy qúa khứ họ, Ngài cũng thấy tương lai họ. Không nghi ngờ, có thể có những người trong đám đông sẽ dùng sức lực của họ mới phục hồi để gây tổn thương người khác. Chúa Jesus trả tự do cho những miệng lưỡi có thể một ngày nào họ sẽ rủa sả. Ngài ban lại sự sáng cho những cặp mắt có thể sẽ trở nên dục vọng. Ngài chữa lành những bàn tay có thể sẽ giết người.

Nhiều người trong số được chữa lành chẳng bao giờ nói tiếng “cảm ơn,” song Ngài vẫn chữa lành họ. Hầu hết quan tâm đến sức khoẻ lành mạnh hơn sự nên thánh, song Ngài vẫn chữa lành. Một số người hôm nay xin Ngài cho bánh, vài tháng sau kêu gào lấy huyết Ngài, song Ngài vẫn chữa lành.

Chúa Jesus chọn làm điều Bạn và tôi ít khi, hoặc chẳng bao giờ muốn làm. Ngài chọn ban ân tứ cho con người, dù biết rằng các ân tứ đó có thể được dùng cho những tư lợi. Chớ vội cho rằng lòng thương cảm của Chúa Jesus là nhờ thần tánh Ngài. Nên nhớ cả hai khía cạnh. Bởi mỗi khi Chúa Jesus chữa lành, Ngài phải bỏ qua tương lai và quá khứ. Dù vậy, Ngài vẫn làm một điều.

Bạn có chú ý rằng Thượng Đế không đòi hỏi Bạn chứng minh Bạn sẽ đặt lương bổng của Bạn vào công dụng tốt lành? Bạn có chú ý rằng Thượng Đế không khóa bình dưỡng khí khi Bạn sử dụng sai các ân tứ của Ngài? Bạn có vui chăng khi Thượng Đế không chỉ ban cho Bạn điều mà Bạn nhớ để tạ ơn Ngài? Lòng nhân từ của Thượng Đế được thể hiện vì bản tính Ngài, không vì sự xứng đáng của chúng ta.

Có một vị hỏi người phụ tá của tôi: “Theo tiền lệ nào trong Kinh Thánh, chúng ta phải giúp những người nghèo không có ý muốn trở thành tín đồ Cứu thế giáo?” Anh bạn tôi đáp lại vỏn vẹn một chữ: “Thượng Đế.” Thượng Đế làm điều nầy hằng ngày, cho hằng triệu con người. Chúa Jesus đã biết điều gì cho phép Ngài làm những việc đó? Ám số nội tâm nào giữ Ngài bình thản, không bùng nổ trong hỗn loạn? Ngài biết giá trị con người.

Thật lý thú, sự lo lắng bắt gặp trong ngày đó không phải trên mặt Chúa Jesus, song trên mặt các môn đồ. Các môn đồ thưa với Ngài: “Xin giải tán đám đông.” Lời yêu cầu khá hợp lý. Các môn đồ nói: “Rốt lại, thầy đã dạy họ, thầy đã chữa lành họ. Thầy đã giúp đỡ họ. Và bây giờ họ sắp đói. Nếu chúng ta không giải tán họ, họ lại muốn Thầy cho họ ăn.”

Tôi ao ước có thể thấy nét biểu lộ trên mặt các môn đồ khi họ được nghe câu trả lời của Thầy: “Họ không cần đi khỏi đây. Các ngươi cho họ thức gì để ăn.” Tôi quen nghĩ rằng đây là một lời yêu cầu màu mè. Tôi quen nghĩ rằng Chúa Jesus biết các môn đồ không thể nuôi ăn đám đông, song Ngài vẫn sai bảo họ. Tôi quen nghĩ rằng đây là một thử nghiệm để dạy các môn đồ trông cậy nơi Thượng Đế về điều họ không thể làm.

Tôi không còn xem điều đó như vậy nữa. Tôi vẫn nghĩ đây là một thử nghiệm – không phải một thử nghiệm cho môn đồ thấy điều họ không thể làm, nhưng một thử nghiệm bày tỏ điều họ có thể làm. Rốt lại, họ vừa trải qua một lượt hoàn thành điều bất khả. Chúa Jesus đòi hỏi họ làm lại lần nữa. “Các ngươi cho họ thức gì để ăn.” Tôi ao ước có thể nói với Bạn rằng các môn đồ đã làm điều nầy. Tôi ao ước có thể nói rằng các môn đồ biết Thượng Đế sẽ không bảo họ làm điều gì mà Ngài không ban quyền năng để họ làm, vậy nên họ cho đám đông ăn. Tôi ao ước có thể nói với Bạn rằng, bằng phép la, các môn đồ đã nuôi ăn 5000 người cộng thêm đàn bà và trẻ con. Nhưng tôi không thể nói... bởi họ đã không làm ...

Thay vì nhìn đến Thượng Đế, họ nhìn vào những cái ví đựng tiền của họ. “Cần đến tám tháng tiền công của một người! Chúng tôi phải đi và tốn bao nhiêu đó để mua bánh cho họ ăn?” “Chắc Thầy muốn trêu chúng tôi.” “Ngài có thể nói cho vui.” “Đây là một chuyện đùa của Chúa Jesus.” “Thầy biết có bao nhiêu người ở ngoài kia chăng?” Những cặp mắt mở to như những trái dưa hấu. Những chiếc quai hàm há hốc. Một bên tai nghe tiếng ầm ĩ của đám đông, tai bên kia nghe phán lệnh của Thượng Đế.

Xin chớ bỏ qua những cái nhìn tương phản. Khi Chúa Jesus nhìn con người, Ngài thấy cơ hội để yêu thương và xác nhận giá trị. Khi các môn đồ nhìn con người, họ thấy hằng ngàn vấn đề. Cũng vậy, xin chớ bỏ qua điều mỉa mai. Trong một tiệm bánh – trong sự hiện diện của Đấng Làm Bánh Vĩnh Cửu – họ nói với “Bánh Sự Sống” (Chúa Jesus) rằng không có bánh! Chúng ta phải trình diện Thượng Đế với con người ngây ngô của chúng ta.

Đây là nơi Chúa Jesus đáng lẽ phải bỏ cuộc. Đây là điểm áp lực, dồn ép trọn ngày, nơi Chúa Jesus đáng lẽ phải bùng nổ. Lo buồn, những hăm dọa sự sống, phấn khởi, những đám đông, những phá vỡ, những đòi hỏi, và nay sự việc nầy. Chính các môn đồ không thể làm điều mà Ngài sai bảo họ. Trước năm ngàn người, họ hạ giá Ngài. Những lời kế tiếp của Chúa Jesus phải là: “Lạy Cha, xin chiếu sáng con.” Nhưng không phải vậy. Trái lại, Ngài gạn hỏi: “Các ngươi có bao nhiêu ổ bánh?” Các môn đồ mang đến phần ăn trưa của một bé trai. Một phần ăn trưa trở thành một đại tiệc, và hết thảy mọi người đều được thết đãi. Không một lời quở trách. Không một nét nhăn trên trán giận dữ. Không lời nào phát ra: “Ta bảo ngươi như thế.” Cùng một cảm thương Chúa Jesus trao cho đám đông, thì cũng trao cho các bạn hữu Ngài.

Hãy nhìn hôm nay một lần nữa. Hãy xem lại những điều Chúa đối diện. U buồn nghiệt ngã – Cái chết của một bạn thân va quyến thuộc. Hăm dọa tức thì – Tên Ngài bị niêm yết trên bảng truy tầm. Niềm vui vô lượng – Hồi hương với những kẻ theo Ngài. Những đám đông khổng lồ – Một thác Niagara người theo Ngài mọi nơi. Những cuộc vô tình phá vơ – Ngài tìm sự nghỉ ngơi lại gặp đại chúng. Những đòi hỏi khó thể tin – Những đám đông hằng ngàn người hò reo vì sự sờ chạm của Ngài.

Trợ giúp vô hiệu – Chỉ một lần duy nhất Ngài nhờ phụ giúp, song lại nhận 12 lời tiêu cực: “Thầy đùa cợt chúng tôi.” Nhưng sự bình thản trong Đấng Christ chẳng bao giờ bùng nổ. Chuông báo động chẳng bao giờ reo. Chúa Jesus đã biết điều gì khiến Ngài làm những việc đó? Ngài đã biết giá trị khó thể tin của con người. Kết quả:

* Ngài đã không giậm chân và đòi hỏi theo cách riêng Ngài.

* Ngài đã không bảo các môn đồ tìm một bãi biển khác, nơi vắng người.

* Ngài đã không hỏi các đám đông tại sao họ không mang theo thức ăn?

* Ngài đã không đuổi các sứ đồ trở về cứ điểm để được huấn luyện thêm.

* Quan trọng hơn hết, Ngài vẫn bình thản giữa cơn hỗn loạn. Thậm chí trong mọi hoàn cảnh, Ngài ngưng chốc lát để dâng lời cầu nguyện tạ ơn.

Một cậu bé bước vào tiệm bán thú vật làm cảnh, tìm mua một chó con. Chủ tiệm chỉ cho cậu một lứa trong một cái hộp. Cậu bé nhìn những con chó nhỏ. Cậu bắt lên từng con, xem xét, rồi đặt nó trở vào hộp. Sau vài phút, cậu đến người chủ tiệm và nói: “Tôi đã chọn một con. Giá bao nhiêu?” Chủ tiệm cho biết giá, cậu bé hứa trở lại trong vài ngày với số tiền. Ông căn dặn: “Chớ để quá lâu, những chó con thế nầy bán rất nhanh.” Cậu bé quay đi, tươi cười hiểu biết: “Cháu không lo, con chó của cháu sẽ còn đó.” Cậu bé đi làm việc – nhổ cỏ, rửa kính cửa sổ, quét dọn sân. Cậu làm việc nặng nhọc và dành dụm tiền. Khi đủ số tiền cho chó, cậu trở lại tiệm. Cậu bước đến quầy và móc ra một túi đầy tiền giấy tạp nhạp. Người chủ tiệm lựa lọc và đếm tiền. Sau khi kiểm điểm, Ông tươi cười và nói: “Được rồi, con trai, con có thể đến bắt con chó.” Cậu bé vói tay vào phía sau trong hộp, nâng lên một con gầy yếu với một cẳng què, và sắp rời tiệm.

Chủ tiệm chận cậu lại. Ông ngăn cản: “Cháu đừng lấy con đó. Nó bị què. Nó không chơi đùa. Nó sẽ không bao giờ chạy giỡn với cháu. Nó không thể sanh lợi. Cháu nên bắt một con mạnh khỏe.” “Thưa không. Cảm ơn Ông,” cậu bé đáp. “Đây đúng là loại chó mà cháu muốn tìm.” Trong khi cậu bé quay đi, người chủ tiệm muốn nói, nhưng lại im lặng. Bất ngờ Ông hiểu được. Bởi tận trong túi quần của cậu bé có một cái kẹp chân – một kẹp chân cho con chó bị què. Tại sao cậu bé muốn con chó đó? Bởi cậu biết nó cảm thấy thế nào. Cậu biết nó thật đặc biệt. Chúa Jesus đã biết điều gì khiến Ngài làm những việc đó. Ngài biết dân chúng cảm thấy thế nào, và Ngài biết họ thật đặc biệt. Tôi hy vọng Bạn không bao giờ quên điều nầy. Chúa Jesus biết Bạn cảm thấy thế nào. Bạn đang làm việc dưới một họng súng. Chúa Jesus biết Bạn đang cảm thấy thế nào. Bạn còn phải làm nhiều hơn khả năng con người.

Nên Ngài đã làm. Bạn có những đứa con gây nên “giờ cá dữ tấn công” trong bữa ăn chiều của bạn? Chúa Jesus biết cảnh đó như thế nào. Người ta nhận của Bạn nhiều hơn trả lại Bạn? Chúa Jesus hiểu. Mấy đứa con nhỏ của Bạn không nghe. Các học trò của Bạn không cố gắng. Những người phụ việc nhìn Bạn trân trối khi Bạn giao công việc cho họ? Bạn ơi, hãy tin tôi. Chúa Jesus biết Bạn cảm thấy thế nào. Bạn thật quí giá đối với Ngài. Quí giá đến độ Ngài trở nên giống như Bạn hầu cho Bạn có thể đến với Ngài. Khi Bạn phấn đấu, Ngài nghe. Khi Bạn khát khao, Ngài đáp ứng. Khi Bạn chất vấn, Ngài thông hiểu. Ngài đã ở đó. Trước kia Bạn có nghe điều nầy, song Bạn cần nghe lại. Ngài yêu thương Bạn bằng tình yêu của một Theresa Briones. Ngài thông hiểu Bạn lòng thương cảm của một đứa bé đối với con chó què. Giống như heresa, chính Ngài chiến đấu với địa ngục để bảo vệ Bạn. Và giống như cậu bé, Ngài đã trả một giá cao hầu đưa Bạn trở về nhà.
Send comment
Your Name
Your email address
“Phước cho những kẻ nghèo khổ tâm linh, vì Vương quốc Thiên Đàng thuộc về họ.” (Mat. 5:3) Hãy bắt đầu bằng câu chuyện thương lượng của một người trẻ giàu sang trong Tân Ước. Anh là một người giàu. Mang giày Italia. Y phục thời trang. Tiền bạc anh đầu tư. Thẻ tín dụng của anh loại vàng. Anh sống như anh đi phi cơ – loại hạng nhất. Anh còn trẻ. Anh trút hết mỏi mệt trong phòng thể dục và dễ dàng thả rơi tuổi già qua rổ bóng trên sân chơi. Bụng anh bằng phẳng. Mắt anh sắc bén. Sinh lực là nhãn hiệu của anh, và sự chết thì còn xa vô tận.
Nàng có mọi lý do để cay đắng. Dù tài hoa, Nàng đã bị lãng quên trong nhiều năm. Các giới nhạc kịch nổi tiếng khép lại những danh vị khi nàng thử bước vào. Các nhà phê bình Mỹ quốc quên đi tiếng hát kích động của nàng. Nhiều lần nàng bị từ chối những cơ hội mà nàng dễ dàng thành đạt. Chỉ sau khi trở về từ Âu châu và chiếm được trái tim thính giả Âu châu khó tính, các nhà lãnh tụ dư luận trong nước mới chấp nhận tài năng của nàng.
Nếu trong một ngày, Chúa Jesus phải trở thành con người của Bạn, thì sao? Điều gì xảy ra nếu, trong 24 giờ, Chúa Jesus thức dậy trên giường của Bạn, bước đi trong đôi giày của Bạn, sống trong nhà Bạn, làm việc theo chương lịch của Bạn? Xếp của Bạn trởthành xếp của Ngài, mẹ của Bạn trở thành mẹ của Ngài, những đau đớn của bạn trở thành những đau đớn của Ngài? Ngoại trừ một điều, cuộc đời Bạn không gì thay đổi. Sức khỏe Bạn không thay đổi. Những hoàn cảnh của Bạn không thay đổi. Chương lịch của Bạn không thay đổi. Các vấn đề của Bạn không giải quyết.
Việc gì xảy ra, nếu một người nào đó phải thu một phim tài liệu về bàn tay Bạn? Việc gì xảy ra, nếu một nhà sản xuất phải thuật câu chuyện về bàn tay Bạn? Chúng ta sẽ thấy gì? Hết thảy chúng ta đều sớm học được rằng bàn tay tiện dụng cho nhiều điều khác hơn là dùng cho sự sống thoát – đó là một phương tiện biểu lộ tình cảm. Cùng một bàn tay, có thể trợ giúp hay tổn thương, vươn ra hay siết lại, nâng một người lên hay ném một người xuống. Nếu Bạn phải trình chiếu phim tài liệu nầy cho bạn bè xem, Bạn sẽ tự hào về những giây phút: bàn tay Bạn đưa ra một món quà, đặt một chiếc nhẫn vào ngón tay người khác, chăm sóc một vết thương, sửa soạn một bữa ăn, hay chấp lại để cầu nguyện.
Ngồi nơi bàn viết vĩ đại, Tác Giả mở một quyển sách lớn. Quyển sách không một ngôn từ. Sách không ngôn từ vì ngôn từ chưa có. Ngôn từ chưa có vì ngôn từ chưa cần thiết. Chưa có tai để nghe chúng; chưa có mắt để đọc chúng. Chỉ một Tác Giả. Vậy nên Tác Giả cầm một cây bút vĩ đại, khởi sự viết. Như một họa sĩ gom góp màu sắc, một nhà điêu khắc chọn lấy dụng cụ, Tác Giả ráp dựng những ngôn từ . Có ba thứ. Ba ngôn từ đơn độc. Từ ba ngôn từ nầy sẽ tuôn ra hằng triệu tư tưởng.Nhưng,câu chuyện lơ lửng trên ba ngôn từ nầy. Tác Giả cầm bút, rồi xướng lên ngôn từ đầu tiên: "T-H-Ờ-I G-I-A-N." Thời gian chưa có cho tới khi Tác Giả viết nó ra. Ngài, chính Ngài, vô thời gian, song câu chuyện của Ngài đóng khung trong thời gian.
Williams Rathje thích rác rến. Nhà sưu khảo giáo dục Đại học Harvard nầy tin rằng chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ những đống rác của thế gian. Các nhà khảo cổ luôn luôn quan sát rác rến để nghiên cứu một xã hội. Rathje cũng làm vậy; Ông không mất thời gian chờ đợi. Đồ Án Rác Rến, là danh hiệu tổ chức của Ông, du hành khắp lục địa, đào xới những bãi rác và nghiên cứu các thói quen ăn uống của chúng ta, kiểu cách trang phục, cùng mức độ kinh tế. Rathje có thể tìm được ý nghĩa trong rác rến của chúng ta.
Thập Tự Giá. Bạn có thể nhìn quanh bất cứ phương hướng nào mà không thấy một thập giá? Chót vót trên đỉnh một thánh đường. Tạc khắc trong một bia mộ. Chạm trổ vào một chiếc nhẫn, hay lủng lẳng dưới một dây chuyền. Thập giá là một biểu hiệu phổ thông Cứu thế giáo. Một lựa chọn lạ lùng, Bạn có nghĩ thế chăng? Lạ lùng vì một dụng cụ hành hình có thể trở thành tiêu biểu cho một trào lưu hy vọng. Những biểu hiệu của các niềm tin khác thì lạc quan hơn: ngôi sao có sáu góc nhọn của Jerusalem, mặt trăng lưỡi liềm của Islam, một hoa sen nở của Phật giáo.
"Người sẽ không bẻ gẫy một cọng sậy đã bầm giập, và sẽ không ngắt bỏ một ngọn bấc sắp tàn." (Mat. 12:20) Có vật chi mong manh hơn một cọng sậy đã bầm giập? Hãy nhìn một cọng sậy bầm giập bên mé nước. Một thân mảnh mai từng ngất ngưởng trên đám cỏ sông rậm rạp, giờ đây nghiêng ngả, gục đầu. Bạn có phải là một cọng sậy bầm giập? Phải chăng từ lâu Bạn vẫn hiên ngang và kiêu hãnh? Bạn đứng ngay thẳng và vững vàng, nuôi dưỡng bằng những dòng nước mát, và bám rễ trong lòng sông tin tưởng. Rồi một điều nào đó xảy đến. Bạn bị bầm giập...
Hẳn không cần định nghĩa “Đức Tin” cho những người hiện diện trong đêm tháng Sáu oi bức đó. Đối với họ, đức tin gần như sờ chạm được. Họ vươn tới Thượng Đế gần như họ sắp ôm lấy thân thể Ngài. Đức tin trút hết sự phạm tội đã từng áp chế họ. Đức tin thay thế tuyệt vọng thành hy vọng. Đức tin dầm thấm họ trong mục tiêu và chiều hướng mới. Đức tin mở khóa các từng trời. Đức tin như nước mát đẫm ướt linh hồn cằn cỗi.
Rất nhiều bộ sách tài liệu cho thấy có những phương tiện khác nhau trong đó con người đã cố thử tìm cầu sự tiếp trợ từ Thượng Đế. Làm điều nầy, con người đã cho phép trí tưởng tượng của mình tự do sản xuất đủ loại hình tượng và ảnh tượng với ý nghĩa tượng trưng hoặc thay thế Thượng Đế. Hành động nầy được chính thức gọi là sự “tôn thờ thần tượng.” Trước khi Moses qua đời, Ông nói: “...Các ngươi đã thấy những ghê tởm của chúng nó, các thần tượng của chúng nó, bằng gỗ và đá, bạc và vàng, trong vòng chúng nó”