Thursday
28
March
2024
(View: 40576)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41000)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41322)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

THÁCH THỨC ĐỨC TIN

Friday, September 3, 201012:00 AM(View: 8519)
thach_thuc_duc_tin
ĐỨC TIN LÀ GÌ ?
 
Hẳn không cần định nghĩa “Đức Tin” cho những người hiện diện trong đêm tháng Sáu oi bức đó. Đối với họ, đức tin gần như sờ chạm được. Họ vươn tới Thượng Đế gần như họ sắp ôm lấy thân thể Ngài. Đức tin trút hết sự phạm tội đã từng áp chế họ. Đức tin thay thế tuyệt vọng thành hy vọng. Đức tin dầm thấm họ trong mục tiêu và chiều hướng mới. Đức tin mở khóa các từng trời. Đức tin như nước mát đẫm ướt linh hồn cằn cỗi.

Nhưng đức tin không phải luôn luôn dễ dàng như vậy, cả đến những người thiết tha mong muốn. Một số người đói khát sự quyết chắc tâm linh, tuy nhiên có điều gì ngăn cản họ không được kinh nghiệm đó. Họ ao ước rằng họ có thể nếm thử kiểu tự do nầy, song nhiều chướng ngại đã ngăn chận các lối đi của họ. Những chống đối quấy phá họ. Những nghi ngờ trêu chọc họ. Trái tim họ muốn vươn lên Thượng Đế; song trí thức họ ràng chặt họ xuống để kềm giữ họ.

Đối với Charles Templeton – thật mỉa mai, từng là bạn thân và đồng công trên tòa giảng với Billy Graham – những câu hỏi về Thượng Đế đã khô cứng thành đối nghịch đắng cay với Cứu thế giáo. Giống như Graham, Templeton từng rao giảng hùng hồn trước những đám đông trong các vận động trường rộng lớn và kêu gọi hội chúng dấn thân cho Đấng Cứu Thế Jesus. Thậm chí một số người tiên đoán sau nầy Templeton có thể là một nhà truyền giáo che khuất Graham.

Nhưng việc đó đã lâu rồi. Trước khi xảy ra những câu hỏi què quặt nầy. Ngày nay đức tin của Templeton – bị liên tiếp xói mòn bởi những nghi ngờ triền miên và bất trị – đã mất mát. Có thể vĩnh viễn. Có thể lắm.
 
TỪ ĐỨC TIN ĐẾN NGHI NGỜ
 
Lúc đó vào năm 1949. Billy Graham 30 tuổi, đã không biết rằng Ông đang trên trên bờ vực để được phóng vào thế giới danh tiếng và ảnh hưởng. Thật mỉa mai, trong khi chính Ông sẵn sàng cho chuyến du giảng khai thông tại Los Angeles, thì Ông thấy chính mình bị giằng co trong trạng thái mông lung - không phải vì vấn đề thực hữu của Thượng Đế hay vấn đề thần tánh của Chúa Jesus, mà vì vấn đề căn bản là Ông có thể hoàn toàn tin cậy điều mà Kinh Thánh đã dạy Ông chăng?

Trong quyển tiểu sử tự thuật của Ông, Graham nói rằng Ông cảm thấy như đang bị căng ra trên một khung kéo. Một đầu kéo Ông đến Thượng Đế là Bà Henrietta Mears, một nhà giáo sáng chói và cảm thông Cứu thế giáo, là người uyên bác học thuật tân thời, và tin tưởng mạnh mẽ tính cách đáng tin của Kinh Thánh. Kéo Ông về bên kia là Charles Templeton 33 tuổi, người bạn đồng hành đồng giảng thân thiết của Graham.

Theo lời Templeton, 15 năm trước Ông đã trở nên tín đồ Cứu thế giáo khi Ông tự thấy ngày càng chán ngán với lối sống của Ông trong nhóm cá độ thể thao của Toronto Globe. Một đêm, vừa ra khỏi một câu lạc bộ thoát y bẩn thỉu, Ông cảm thấy ô uế và xấu hổ, Ông đi vào phòng mình, quì xuống cạnh giường, trong bóng tối.

“Thình lình,” về sau Ông nhớ lại, “như một tấm chăn đen phủ trên người tôi. Cảm nghĩ phạm tội tràn ngập thân thể và tâm trí tôi. Và chỉ mấy lời kêu lên: “Chúa ôi, hãy đến. Hãy đến...”

Rồi sau đó:

. . . Yên lặng giữa vùng phước hạnh tỏa khắp, tràn ngập, rạng ngời... Từ từ, một trọng lượng bắt đầu cất lên, một trọng lượng nặng như thân hình tôi. Nó đi qua hai bắp đùi tôi, lên bụng và ngực tôi, hai cánh tay và vai tôi, rồi biến mất. Một hơi ấm khó tả bắt đầu tuôn tràn trong thân tôi. Giống như một ngọn đèn được bật lên trong ngực tôi và thánh hoá tôi... Tôi không dám thở, sợ rằng điều nầy có thể phá hỏng hoặc chấm dứt giây phút đó. Và tôi nghe trong tôi tiếng thì thầm êm ái, lập đi lập lại: “Cảm ơn, Chúa. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn.” Sau đó, trên giường, tôi nằm yên lặng giữa vùng phước hạnh tỏa khắp, tràn ngập, rạng ngời...”

Sau khi bỏ nghề báo để làm mục vụ, năm 1945 Templeton đã gặp Graham trong một cuộc truyền giảng “Tuổi Trẻ vì Đấng Christ.” Hai người là bạn chung phòng và luôn luôn đồng hành, thay phiên nhau trên bục giảng suốt chuyến phiêu lưu tại Âu châu. Templeton thành lập một Hội thánh, không lâu đã ngập thánh đường 1200 ghế. Tạp chí American nói rằng Ông “đặt một tiêu chuẩn mới cho cuộc truyền giảng đám đông.” Tình thân hữu của Ông với Graham gia tăng. Có lần Graham nói với người viết tiểu sử: “Templeton là một trong vài người yêu trong đời tôi.”

Nhưng chẳng lâu, những nghi ngờ bắt đầu gặm nhấm Templeton. Về sau Ông nhớ lại: “Tôi đã từng trải một kinh nghiệm cải hóa trong thời xuân xanh kỳ diệu. Tôi đánh mất những khả năng kiến thức và những huấn luyện thần học cần thiết để hỗ trợ các niềm tin của tôi khi – như không thể tránh – những câu hỏi và nghi ngờ bắt đầu quấy rầy tôi... Lý luận bắt đầu thách thức tôi và thỉnh thoảng bài bác các niềm tin trọng yếu trong đức tin Cứu thế giáo của tôi.”
 
MỘT CHIẾN THẮNG CỦA ĐỨC TIN
 
Bấy giờ, tương phản với Henrietta Mears đầy đức tin, Templeton hoài nghi, lôi kéo Billy Graham bạn mình ra khỏi những bảo đảm mà Henrietta thường lập lại, rằng Kinh Thánh thật đáng tin. Ông biện luận: “Billy, Anh đã lỗi thời 50 năm. Người ta không còn chấp nhận Kinh Thánh được ứng cảm như Anh đã nghĩ. Đức tin của Anh quá đơn sơ.”

Trông như Templeton đã thắng cuộc kéo co. Graham nhớ lại: “Nếu không thật sự nghi ngờ, thì tôi cũng đã bối rối.” Ông biết rằng nếu Ông không thể tin nơi Kinh Thánh, thì Ông không thể tiến tới. Chuyến du giảng tại Los Angeles – biến cố mở đường cho mục vụ toàn thế giới của Graham – đang treo trên một đòn cân.

Graham tìm kiếm những câu trả lời trong Kinh Thánh. Ông cầu nguyện, Ông suy gẫm. Cuối cùng, với một trái tim trĩu nặng, Ông thả bộ trên miền Núi San Bernandino dưới ánh trăng, mọi điều vọt lên tột điểm. Nắm lấy một quyển Kinh Thánh, Ông quỵ xuống đầu gối và xưng nhận rằng Ông không thể trả lời một số những câu hỏi triết lý và tâm lý mà Templeton và những người khác đã nêu lên.

Ông viết: “Tôi đã cố gắng để cảm thông với Thượng Đế, song có điều gì vẫn chưa thể nói ra. Sau cùng, Đức Thánh Linh giải thoát tôi được nói điều đó: ‘Thưa Cha, con sẽ chấp nhận điều nầy như Ngài đã phán – bằng đức tin! Con sẽ để đức tin vượt quá những câu hỏi và nghi ngờ của con, và con sẽ tin điều nầy là Lời cảm ứng của Cha.’”

Ông đứng lên, mắt đẫm lệ, Graham nói rằng Ông cảm thấy quyền lực của Thượng Đế trong khi Ông đã không nhận được trong nhiều tháng. Ông nói: “Không phải tất cả những câu hỏi của tôi đều được trả lời, song một nhịp cầu chính đã vượt qua. Bằng cả lòng và trí, tôi biết rằng một trận chiến tâm linh trong linh hồn tôi đã xảy ra, và tôi đã chiến thắng.”

Đối với Graham, đó là lúc xoay chiều. Dù vậy, đối với Templeton, đây là một ng quanh của các biến cố thất vọng đắng cay. Templeton đã tuyên bố: “Anh ấy tự hủy tri thức bằng cách khép kín tâm trí mình.” Cảm xúc nhiều nhất của Ông đối với bạn mình là sự thương hại. Bấy giờ, trên hai lối đi khác biệt, đời sống của hai người bắt đầu phân rẽ.

Lịch sử cho thấy việc gì xảy đến cho Graham trong những năm kế tiếp. Ông trở thành một nhà truyền giáo thuyết phục và hiệu quả nhất của thời hiện đại và một trong những người được ngưỡng mộ nhất trên thế giới. Còn việc gì xảy đến cho Templeton? Hủy hoại bởi những nghi ngờ, Ông từ nhiệm mục vụ và trở về Canada, nơi đây Ông trở thành một nhà bình luận và tiểu thuyết gia.

Lý luận của Templeton đã đánh mất đức tin của Ông. Nhưng, phải chăng đức tin và tri thức thật sự không tương hợp với nhau? Thể nào một tư tưởng gia đồng thời cũng là một tín đồ Kinh Thánh chăng? Một số người không tin như vậy.

George H. Smith, một người vô thần, khẳng định rằng: “Lý luận và đức tin đối nghịch nhau, hai danh từ dị biệt, không có sự hòa hợp hay cùng quan điểm. Đức tin là niềm tin không có, hoặc bất chấp, lý luận.”

W. Bingham Hunter, nhà giáo dục Cứu thế giáo thì có quan điểm trái ngược. Ông nói: “Đức tin là một đáp ứng lý trí đối với bằng chứng về sự khải thị chính Thượng Đế trong thiên nhiên, lịch sử nhân loại, Kinh Thánh, và Con phục sinh của Ngài.”

Đối với tôi, một người từng sống hầu hết cuộc đời vô thần, điều cuối cùng tôi muốn là một đức tin chân thật, lập trên một nền tảng như tờ giấy mỏng, với ý niệm đầy hy vọng hoặc tạo niềm tin. Tôi cần một đức tin nhất trí với lý luận, mà không mâu thuẫn với lý luận; tôi muốn những niềm tin căn cứ trên thực hữu, mà không tách rời thực hữu. Tôi cần tìm thấy, một lần dứt khoát, thử xem đức tin Cứu thế giáo có thể đứng vững với những cuộc khảo nghiệm cẩn trọng chăng?

Đây là dịp cho tôi đàm thoại diện đối diện với Charles Templeton.
 
TỪ MỤC VỤ ĐẾN THUYẾT BẤT KHẢ TRI .
 
Khoảng năm trăm dặm về phía bắc của địa điểm Billy Graham đang dàn dựng cho chiến dịch của Ông tại Indianapolis, tôi đi tìm Templeton đến một cao ốc tân thời trong khu trung lưu lân cận Toronto. Lên thang máy đến tầng 25, tôi gặp một cửa phòng ghi “Thượng Tầng Gia Cư,” và gõ cửa bằng tay nắm bằng đồng.

Tôi cầm nơi tay quyển sách mới nhất của Templeton mang tựa đề hiện rõ quan điểm tâm linh của Ông. Tên quyển sách: “Vĩnh Biệt Thượng Đế: Những Lý Do Khiến Tôi Từ Bỏ Đức Tin Cứu Thế Giáo.” Quyển sách to khắt khe tìm cách bươi móc các niềm tin Cứu thế giáo, tấn công thỏa thích rằng các niềm tin nầy “lỗi thời”, có thể bày tỏ không thật, và thường khi, trong nhiều cách biểu dương, tai hại cho cá nhân và xã hội.

Templeton phác họa một số hình ảnh trong khi Ông cố phá vỡ đức tin nơi Thượng Đế của Kinh Thánh. Nhưng đặc biệt, tôi bị xúc động bởi một đoạn nói về nỗi kinh hoàng của chứng bệnh Alzheimer, với những chi tiết gợi cảm, ghê gớm, mô tả phương cách xóa bỏ căn cước cá nhân ra khỏi con người bằng sự hủy hoại tâm trí và ký ức họ. Ông chất vấn, sao một Thượng Đế cảm thương lại cho phép một chứng bệnh kinh khiếp như vậy hành hạ các nạn nhân của nó và những người thương yêu của họ? 

Ông kết luận: “Câu trả lời thật đơn giản. Alzheimer’s sẽ không tồn tại, nếu có một Thượng Đế thương yêu. Và bởi nó còn đó, thêm một ít bằng cớ quả quyết rằng Thượng Đế không có. Đối với một người như tôi, là người mà cả gia đình bên vợ đã chịu khổ vì sự tàn phá ghê gớm của Alzheimer’s, thì đó là một luận cứ mang lại một trận đòn tình cảm đích đáng.”

Trong khi chờ đợi ngoài thềm của Templeton, tôi không chắc sẽ gặp điều gì. Ông sẽ chiến đấu như con người Ông trong sách? Ông sẽ cay đắng đối với Billy Graham? Ông sẽ để yên cho qua cuộc phỏng vấn? Hai ngày trước, khi Ông chấp thuận qua điện thoại ngắn ngủi, Ông mập mờ nói rằng sức khỏe Ông không được tốt.

Madeleine Templeton, chăm sóc vườn hoa trên sân thượng xong, mở cửa và thân mật chào tôi. Bà nói: “Tôi biết Ông đến từ Chicago xa xôi, nhưng Charles lại bệnh nặng, xin lỗi tôi phải nói thế.”
Tôi đề nghị: “Tôi có thể trở lại lần khác.”
Bà nói: “À, chờ xem Ông ấy cảm thấy thế nào?” Bà đưa tôi lên một chiếc cầu thang trải thảm đỏ, vào một gian phòng sang trọng, hai con chó lớn lông xù xoắn xuýt dưới chân Bà. “Anh ấy đang ngủ...”
Ngay lúc đó, ông chồng tám mươi ba tuổi của Bà từ phòng ngủ bước ra. Ông khoác một chiếc áo choàng nhẹ màu nâu đậm bên ngoài bộ đồ ngủ cùng màu. Chân mang đôi dép đen. Mái tóc xám mỏng của Ông hơi xốc xếch. Ông gầy và tái, dù đôi mắt xanh của Ông vẫn minh mẫn và linh động. Ông lễ độ giơ bàn tay ra để được nắm lấy.
 “Xin thứ lỗi.” Ông nói trong lúc khai thông cuống họng, “nhưng tôi không được khỏe.” Rồi Ông thản nhiên nói tiếp: “Thật ra, tôi đang hấp hối.”
Tôi hỏi: “Việc gì vậy?”
Câu trả lời của Ông gần như quật tôi ngã xuống chân Ông.

Ông đáp: “Bệnh Alzheimer.”
Tâm trí tôi quay lại điều Ông đã viết về Alzheimer, đây là chứng cớ không có Thượng Đế; bất chợt, tôi nhận thức được ít nhất một số động lực cho quyển sách của Ông.
Ông nói: “Tôi đã có, xem nào..., nó đã được ba năm?” Ông nhíu mày và quay sang vợ Ông nhờ giúp. “Đúng không, Madeleine?”
Bà gật đầu: “Vâng, ba năm.”
Ông nói: “Trí nhớ tôi không còn như trước. Và, như Anh có thể biết, Alzheimer luôn luôn nguy hiểm. Luôn luôn. Nghe thảm thương, nhưng thật sự tôi đang bị hủy hoại. Sớm hay muộn, nó sẽ giết tôi. Nhưng trước hết nó cướp trí não tôi.” Ông cười yếu ớt. “Nó đã bắt đầu. Tôi lo sợ. Madeleine có thể chứng nhận điều đó.”
Tôi nói: “Nầy, Xin lỗi tôi phải chen vào. Nếu anh không cảm thấy đến nỗi...”Nhưng Templeton vẫn khăng khăng. Ông đưa tôi vào phòng khách, trang hoàng rực rỡ kiểu hiện đại, nắng chiều tràn ngập qua những cửa kính, rộng nhìn toàn diện quang cảnh thành phố. Chúng tôi ngồi trên những chiếc ghế nệm sát nhau, và chỉ trong vài phút, Templeton dường như lấy lại tiềm năng tươi mới.
Ông nói: “Tôi đoán rằng Anh muốn tôi giải thích làm sao tôi đã bước từ mục vụ sang chủ thuyết bất khả tri.” Với điều nầy, Ông khởi sự mô tả những biến cố dẫn tới sự tiêu hủy đức tin của Ông nơi Thượng Đế.
Đó là điều tôi đã mong đợi. Nhưng tôi không thể tiên đoán cuộc hội đàm của chúng tôi sẽ chấm dứt như thế nào?
 
 
(Kỳ tới: “Năng Lực của một Tấm ảnh”)
Trích dịch từ “The Case of Faith” của Lee Strobel
Send comment
Your Name
Your email address
“Nầy, Ngài ngự đến trong những đám mây, mọi con mắt sẽ trông thấy Ngài, thậm chí những kẻ đã đâm Ngài, cùng hết thảy các dân tộc trên đất sẽ kêu khóc vì cớ Ngài. Thật vậy, Amen. Chúa phán: “Ta là Alpha và Omega, nguyên khởi và cuối cùng, là Đấng Toàn Lực hiện có, đã có, và sẽ đến” (Khải thị 1:7-8). Thánh Thi 89:6 cũng nói tiên tri về sự tái lâm của Ngài: “Bởi trên thiên thượng, ai có thể sánh với CHÚA? Ai trong những con trai của các thần có thể giống như CHÚA?” Chúa Jesus sẽ trở lại
Ngài August Winning, vị Tổng thống tiền nhiệm Đông Phổ (East Prussian), cũng là một nhà lãnh đạo công nhân có lương tâm, đã nói rằng: “Tôi đã rảo một vòng rộng lớn để tránh Đấng Christ, song lần hồi tôi đến gần Ngài hơn. Tôi đã thấy người đời ngày càng đắm chìm trong xấu xa, và tôi cũng không thấy một ngoại lệ. Không phải mọi người đều phạm tội hình sự, song mọi người đều có những ý tưởng, những ham muốn và những dục vọng trầm trọng không khác tội giết người.
Cứu Thế Giáo là gì? Ngày nay, một Tín đồ Cứu Thế Giáo chân chính xứng đáng như thế nào? Voltaire (Đại văn hào Pháp) tự xưng là một người vô thần. Vua Friedrich Đại đế Đức quốc có lần hội kiến với Ông, và khi nâng ly, Voltaire ngạo nghễ nói rằng: “Tôi sẽ đổi phương vị của tôi trên Thiên đàng để lấy một đồng tiền Prussian.” Yên lặng phủ trùm gian phòng cho tới khi một Vị khách khác trong cung Vua Friedrich quay sang Voltaire, và nói: “Chúng tôi có một điều luật tại Prussia, theo điều luật nầy người nào muốn bán một vật chi, trước nhất phải chứng minh rằng vật đó thật sự thuộc về mình. Vậy Ông có thể chứng minh rằng Ông có một chỗ trên Thiên đàng chăng?”
Cái chết trong tháng Tư tại Iraq của ký gỉa Davis Bloom thuộc cơ quan truyền thông NBC là một cú xốc cho nhiều khán gỉa truyền hình Hoa kỳ. Đây là một nhân vật qua bộ phim truyền hình “Today,” hoặc qua Toà Bạch Ốc, thường xuyên có mặt tại phòng khách trong nhà chúng ta. Ông tường thuật các biến cố từ Bosnia, Somalia, Israel, Kuwait, Pakistan, cả đến hai cao ốc ở New York bị triệt hạ. Trong đám táng Bloom, các bạn hữu và cọng sự viên thân nhất của Ông, nói rằng Ông đã mang phiêu lưu, khôi hài và thiện cảm vào truyền hình. Bây giờ, Ông đột ngột biến mất.
Hơn 75 năm qua, Henry Luce muốn tìm một danh từ, vỏn vẹn một chữ, cho một tuần san tin tức, danh từ đó phải mô tả những biến cố đã xảy ra trong ngày. Ông đã chọn chữ “Thời.” Kinh Thánh dạy rằng: “Thời gian trong cuộc đời chúng ta là 70 năm” (Thánh Thi 90:10) . Thời gian là một nhiệm mầu. Chúng ta cảm biết thời gian trôi qua trong năng thức. Chúng ta đo lường thời gian diễn tiến bằng những cơ cụ chỉnh bị tinh vi. Chúng ta đánh dấu thời gian chóng bay, và chúng ta đọc được ký ức mà thời gian để lại phía sau. Song, một điều chúng ta không thể làm, là định nghĩa thời gian.
Kinh Thánh có hằng ngàn điều hứa cho chúng ta để cầu xin và áp dụng trong cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, một số người trong chúng ta sống như Thượng Đế chẳng hứa lời nào. Chúa Jesus phán: “Hỡi những kẻ rồ dại và lòng chậm tin” (Luke 24:25). Chúng ta đọc trong I Corinthians: “Chớ ai tự dối mình. Nếu người nào trong anh em tưởng mình khôn ngoan trong thiên hạ, thì hãy trở nên rồ dại, để mình có thể khôn ngoan.
Trong Mùa Giáng Sinh năm nay một người bạn gởi dến chúng tôi một bài thơ của một Thi sĩ mang tên Rumi. Điều 1ý thú là Rumi một tín đồ Hồi giáo Sufi từ thế kỷ 13, sanh ra và chết trong các miền đất ngày nay goi là Afghanistan và Turkey. (Islamic Sufi là một giáo phái mang nhiều ảnh hưởng và thấm nhuần Cứu thế giáo của Chúa Jesus). Bài thơ nầy đến đúng lúc chúng ta suy tư về ý nghĩa Giáng Sinh trong thế giới hỗn loạn ngày nay. Chúng ta hãy nghe những lời thông sáng của một thi sĩ thời xưa, hầu có thể mở rộng những Cửa Sổ Tình Yêu của chúng ta.
Những người ngồi trên phi cơ và những người ngồi trên băng ghế nhà thờ có rất nhiều điểm giống nhau. Tât cả đều trên một hành trình. Hầu hết giữ tư cách tốt đẹp và lịch sự. Một số ngủ gà ngủ gật, một số khác đăm nhìn ra cửa sổ. Hầu hết, nếu không phải tất cả, thỏa lòng với một kinh nghiệm có thể đoán trước. Đối với nhiều người, dấu hiệu của một chuyến bay tốt đẹp và dấu hiệu của một buổi nhóm thờ phượng tốt đẹp giống nhau. Chúng ta thích nói: “Tốt đẹp.” – “Một chuyến bay tốt đẹp,” hay “Một buổi thờ phượng tốt đẹp.” Chúng ta đi ra cùng một lối chúng ta vào, và chúng ta vui vẻ trở lại kỳ tới.
Xin được hầu chuyện cùng Bạn về ngôi nhà của Bạn. Chúng ta hãy bước qua ngưỡng cửa và thử đi một vòng. Bạn biết, một người sáng suốt thường hay thực hiện một cuộc quan sát trong nhà – kiểm soát mái nhà bị dột, xem các vách bị cong và nền nhà bị nứt? Thử xem các tủ chén trong bếp của Bạn có dầy đủ không; và nhìn qua các quyển sách xếp trên kệ trong thư phòng của Bạn. Chi vậy? Bạn nghĩ rằng thật kỳ cục khi tôi muốn dòm ngó căn nhà của Bạn? Bạn đã nghĩ rằng tôi chỉ viết về các vấn đề thuộc linh? Đúng thế. Xin thứ lỗi, lẽ ra tôi phải nói rõ hơn. Tôi không nói về căn nhà hữu thể của Bạn bằng đá hay tre, gỗ hay tranh, song một căn nhà vô hình của Bạn bằng tư tưởng và chân lý, tín quyết và hy vọng.
Một ngày trong cuộc đời Đấng Christ. Cứ gọi đó là một tấm thảm rối loạn, một tạp ảnh ồn ào, trong đó những sợi chỉ vàng của chiến thắng đan lẩn với những sợi chỉ đen tả tơi của bi kịch. Cứ gọi đó là một tấu khúc tình cảm, một buổi hòa nhạc từ rạngđông- đến-hoàng-hôn của tuyệt điểm. Một phần nhạc phổ vang điệu hân hoan, phần kế tiếp thở than bi lụy. Trên một trang, toàn ban trổi điệu tôn thờ, trang kế tiếp Chúa Jesus độc diễn cô đơn vũ khúc.