Bé gái Madeline năm tuổi trèo lên đùi của Bố. Ông hỏi: “Con ăn no chưa?” Bé mỉm cười, xong vỗ bụng mình: “Con không thể ăn gì thêm.” – “Con ăn bánh nướng của Bà Nội chưa?” – “Ăn hết một miếng!”
Joe (người Bố) nhìn Mẹ ngồi bên kia bàn ăn: “Mẹ cho tụi con ăn no quá. Chắc tối nay không thể làm gì khác hơn là lên giường.”
Madeline áp hai bàn tay nhỏ trên cả hai bên má phúng phính: “Nè Bố, Bố nói đêm Giáng Sinh nầy mình có thể khiêu vũ?”
Joe giả vờ như không nhớ: “Bố nói vậy hả? Sao? Bố không nhớ đã nói gì về khiêu vũ cả?”
Bà nội mỉm cười và lắc đầu trong khi dẹp bàn ăn. Bé Madeline nũng nịu: “Bố nầy, mình luôn luôn khiêu vũ trong đêm Giáng Sinh. Chỉ mỗi mình Bố với con. Nhớ chưa?”
Một nụ cười hé nở dưới hàng râu mép rậm: “Nhớ chứ, con cưng, sao Bố có thể quên được?”
Rồi Ông đứng lên, nắm tay Bé... Và trong giây phút, chỉ một giây phút thôi… hình bóng người vợ yêu của Ông sống lại… Hai người đi vào phòng riêng, khiêu vũ suốt buổi chiều, như đã bao nhiêu đêm trước ngày Giáng Sinh.
Hai người có thể khiêu vũ suốt thời còn lại trong đời. Nhưng bất ngờ Bà mang thai, rồi những biến chứng xảy đến. Madeline sống thóat. Người mẹ thì không. Còn Joe, anh hàng thịt vạm vỡ của Minnesota, ở lại một mình – gà trống nuôi con, bé Madeline…
“Đi, Bố.” Bé kéo tay Joe. – “Mình khiêu vũ trước khi mọi người đến.” Bé nói đúng. Chập sau, chuông ngoài cửa reo. Thân nhân, họ hàng đầy nhà… Và một đêm Giáng Sinh lại qua…
Bấy giờ chỉ còn Bố và Madeline…
*
* *
Cơn nổi loạn bay vào thế giới của Joe như trận bão tuyết Minnesota. Khoảng thời gian Madeline đủ lớn để lái xe, Cô quyết định rằng Cô đủ khôn để lo cuộc đời mình. Và cuộc đời đó không cần đến người cha.
Về sau, Joe nói: “Tôi phải thấy việc xảy đến, song vì cuộc đời ấy thuộc về tôi, nên tôi đã không làm.” Ông không biết phải làm gì? Ông không biết phải xử sự thế nào, đối với cái lổ mủi đeo khoen và bộ áo quần củn cởn?.. Ông không hiểu những đêm về muộn, và những điểm học trong lớp tuột thấp? Và, hơn tất cả, Ông không biết lúc nào phải nói, và lúc nào phải lặng thinh?…
Đối lại, Madeline biết tất cả. Cô biết lúc nào phải nói với cha,… - chẳng bao giờ! Cô biết khi nào phải lặng thinh,… - luôn luôn! Dù vậy, khuôn mẫu đão ngược… Tên lỏi tì khẳng khiu, xâm mình, ở dưới hè phố. Nó là một đứa không tốt, và Joe đã biết.
Không thể nào Ông cho phép con gái Ông qua đêm Giáng Sinh với thằng nhóc đó.
- “Madeline, tối nay con phải ở lại với gia đình. Con phải đến nhà Bà Nội ăn bánh nướng. Con phải sống trong gia đình qua đêm Giáng Sinh.”
Đêm ấy, dù họ ngồi chung bàn ăn với nhau, trông họ như đang ở những đầu phố khác nhau. Madeline lây quây với dĩa đồ ăn, và không một lời. Bà Nội cố tình trò chuyện với Joe, nhưng Ông không thoải mái để hàn huyên,… bởi một phần buồn giận, một phần đau lòng. Và phần còn lại, .. để biết cách nào có thể nói chuyện với đứa con gái cưng từng trèo lên đùi Ông nũng nịu…
Chập sau, các thân nhân đến, mang lại sự chấm dứt đúng lúc không khí yên lặng ngỡ ngàng. Trong khi gian phòng đầy ngập âm động và tiếng cười, Joe lặng lẽ đứng bên cạnh nầy, và Madeline cau có ngồi bên kia.
Một người anh em lên tiếng: “Mở nhạc lên, Joe.” Ông mở nhạc, nghĩ rằng con gái nình sẽ cảm thấy vui. Ông đến cạnh Madeline: “Con muốn mở đầu khiêu vũ với Bố không?”
Madeline hằn học. Có thể ai cũng nghĩ rằng Joe đã trách mắng con. Trước mặt mọi người, Madeline thẳng ra cửa trước, bước qua lề đường, rồi đi xuống phố… Bỏ người cha ở lại một mình.
Thật hết sức cô đơn…
*
* *
Đêm đó, Madeline trở về, nhưng không ở lâu. Joe chẳng làm gì sai quấy trong sự ra đi của con. Tóm lại, đời sống con gái của anh hàng thịt như thế nào? Trong những ngày sống chung sau cùng, Joe đã cố gắng thật khó khăn. Ông nấu những món con ưa thích, nhưng cô không ăn. Ông mời con đi xem xi-nê, cô cứ ở trong phòng. Ông mua cho con một chiếc áo dài mới, cô không nói một lời cảm ơn… Rồi đến một ngày mùa xuân, Ông rời sở sớm để có mặt tại nhà đúng lúc Madeline tan học trở về .
Bạn biết không, đó là ngày cô không bao giờ trở về nhà.
Một người thấy cô cùng bạn trai đứng gần trạm xe búyt. Nhân viên bán vé xác nhận có một vé đi Chicago. Từ đó Madeline về đâu, không ai biết.
*
* *
Tên nhóc, cà khêu, xâm đầy mình, có một người anh em họ. Người nầy làm việc ban đêm trong một tiệm tạp hóa ở khu Nam Houston.. Với mấy đồng mỗi tháng, anh để cho những đứa trẻ đi hoang nầy tạm trú ban đêm.trong phòng trọ của anh, nhưng chúng không được ở đó ban ngày.
Vậy cũng tốt cho chúng. Chúng có những chương trình lớn. Chàng sẽ là một thợ máy., và Madeline chỉ biết rằng cô có thể xin việc ở một hiệu bách hóa. Tất nhiên, chàng không biết gì về xe hơi, và nàng không biết gì hơn là xin một việc làm.- nhưng Bạn sẽ không nghĩ như vậy khi Bạn đã bị nhiểm độc tự do.
Sau vài tuần, người anh em họ đổi ý. Và ngày anh tuyên bố quyết định của anh, thì tên bạn trai cũng tuyên bố quyết định của nình. Madeline phải đối diện với hoàn cảnh ban đêm không chỗ ngủ, và không còn bàn tay nào để bám víu.
Đó chỉ là buổi đầu của nhiều đêm như vậy.
Một người đàn bà trong công viên cho Madeline biết ở gần cầu có một túc xá cho những người vô gia cư. Với mấy đồng, cô có thể mượn một cái chén ăn canh và một cái giuờng nhỏ. Vài đồng thì vừa đúng số tiền cô đang có. Cô dùng cái túi đeo lưng làm gối, và cái áo lạnh làm chăn. Căn phòng quá hỗn tạp, rất khó ngủ. Madeline quay mặt vào tường và, lần đầu tiên trong nhiều ngày, cô nhớ đến gương mặt râu ria của người cha hôn cô, rồi chúc cô ngủ ngon. Nhưng khi đôi mắt cô bắt đầu đẩm ướt, cô ngăn chận những tiếng nấc bắt đầu tuôn trào.
Madeline cố đẩy ký ức vào tận sâu trong lòng, và nhất quyết không nghĩ đến gia đình.
Cô đã đi quá xa để trở lại…
Sáng hôm sau, cô gái nằm trên giuờng bên cạnh mách cho cô một số mánh khóe cô ta đã làm khi nhảy múa trên những chiếc bàn trong các hộp đêm. Cô nói: “Đêm nay là cuối cùng chị phải ở đây. Bây giờ chị có thể trả tiền cho một chỗ ở riêng.” Họ nói với chị rằng họ đang tìm một cô gái khác. Em nên đến đó.” Cô ta thò tay vào túi, rồi móc ra một bao diêm: “Đây là địa chỉ.”
Lòng của Madeline quay về tư tưởng đó. Cô lẩm bẩm điều duy nhất có thể làm: “Mình sẽ nghĩ đến việc nầy.”
Thời gian còn lại trong tuần đó, Madeline lang thang trên các đường phố, tìm việc làm. Đến cuối tuần, khi đến lúc phải trả tiền cho túc xá, cô thò tay vào túi và móc ra cái bao diêm. Đó là tất cả những gì còn lại cho cô.
- “Mình sẽ không ở đây đêm nay.” Cô vừa nói vừa đi ra cửa
Đói khát có một phương cách để xoa dịu mặc cảm phạm tội.
*
* *
Việc duy nhất Madeline biết được là khiêu vũ, những bước nhạc học được từ cha cô. Giờ đây những người đàn ông trạc tuổi cha, ngắm nhìn cô. Cô không biện hộ điều đó – cô không muốn nghĩ đến nó. Madeline đơn sơ làm công việc của cô và nhét vào ngực những đồng đô-la..
Có thể chưa bao giờ cô nghĩ đến điều đó, ngoại trừ những lá thư. Người anh em họ mang chúng đến. Không phải một hoặc hai, nhưng một hộp đầy. Tất cả gởi đến cho cô. Tất cả đến từ cha cô.
“Chắc thằng bạn cũ của cô phải kêu thét lên. Thư đến hai hoặc ba cái mỗi tuần!” Người anh em họ phàn nàn: “Hãy cho Ông biết địa chỉ của cô.” Ôi, nhưng cô không làm thế được. Ông có thể tìm ra cô.
Cô cũng không chịu được khi mở các phong bì. Cô biết những gì nói trong thư: Ông muốn cô trở về. Nhưng nếu Ông biết việc cô đang làm, thì Ông đã không viết thư.
Nếu không đọc thư, có lẽ ít đau đớn hơn. Vậy, cô không đọc. Không phải tuần tới, cũng không phải tuần nào khi người anh em họ mang thêm những lá thư, cũng không phải tuần kế tiếp khi người ấy lại đến. Cô giữ chúng trong tủ quần áo của hộp đêm, xếp thứ tự theo con dấu bưu điện. Ngón tay cô chạy dàitrên đầu mỗi phong bì, nhưng không thể mở ra xem một cái nào.
Nhiều ngày, Madeline có thể đè nén cảm xúc. Những ý tưởng về nhà, những ý tưởng hỗ thẹn, cùng dồn chung vào một chỗ trong tim cô. Có những lúc các ý tưởng đó dồn nén quá sức chống cự của cô.
Như lúc cô nhìn thấy một chiếc áo dài trong tủ kiến của một hiệu trang phục – chiếc áo cùng màu như chiếc áo cha cô đã mua tặng cô, chiếc áo quá trang nhã đối với cô. Hết sức ngần ngại, cô đã mặc nó rồi đứng bên cạnh Ông trước tấm gương. Ông nói với cô: “Chao ôi, con cũng cao như Bố vậy.” Cô đã đứng bất động khi Ông vuốt tóc cô…
Nhìn gương mặt mõi mệt phản ảnh qua tủ kính, Madeline nhận thức rằng cô phải vứt đi một ngàn chiếc áo, để nhận lại cảm giác thương yêu trong tay cha mình. Cô rời hiệu trang phục, và quyết định không ghé qua đó nữa…
*
* *
Đúng lúc những chiếc lá vàng rơi, và khi bắt đầu trời lạnh cóng. Ông Bưu điện lại đến, người anh em họ lại than phiền, và chồng thư lại cao hơn. Madeline vẫn chối từ gởi cho Bố một địa chỉ. Và cô vẫn từ chối đọc một lá thư.
Rồi mấy ngày trước lễ Giáng Sinh, một lá thư khác lại đến. Cùng nét chữ, cùng màu sắc, nhưng lần nầy không có dấu Bưu điện. Và cũng không do người anh em họ chuyển giao. Nó nằm trên cái bàn trong phòng thay y phục của cô.
Một cô bạn vũ nữ giải thích: “Vài ngày trước, có một Ông to lớn ghé qua và nhờ chị trao lại thư nầy cho em. Ông nói: “ Em sẽ hiểu thư đó.”
Madeline lo lắng hỏi: “Ông ấy đã đến đây?”
Người bạn vũ nữ nhún vai: “Có lẽ vậy.”
Madeline nghẹn ngào nhìn chiếc phong bì. Cô mở ra và đọc tấm thiệp:”Bố biết nơi con ở. Bố biết việc con làm. Điều nầy không thay đổi phương cách Bố cảm thông. Những điều Bố đã nói trong mỗi lá thư vẫn còn chân thật.”
Madeline kêu lên: “Nhưng con không biết những điều Bố đã nói.” Cô rút một phong bì nằm trên đầu chồng thư, rồi đọc, rồi cái thứ hai, rồi cái thứ ba. Mỗi thư đều có một lời giống nhau. Mỗi lời đều có một câu hỏi giống nhau.
Trong chốc lát, sàn nhà vun vải những tờ giấy, và những dòng mắt tuôn tràn trân mặt cô.
Trong vòng một giờ, cô đã ngồi trên xe búyt: “Mình có thể về đến kịp thời.”
Và cô về đúng lúc.
Các thân hữu sửa sọan ra về. Joe đang phụ Bà trong bếp, khi một người anh em gọi to từ gian phòng vắng vẻ: “Joe, có người đang muốn gặp anh.”
Joe bước ra khỏi bếp, rồi khựng lại. Cô gái xách túi đeo lưng trong một tay, tay kia cầm tấm thiệp. Ông thấy ngay câu hỏi trong mắt cô.
Madeline thưa với cha: “Lời phúc đáp là: ”Xin Vâng.” Nếu lời kêu gọi vẫn thâm tình, thì lời phúc đáp vẫn là “Xin Vâng.”
Joe nghẹn ngào: “Con ôi, lời kêu gọi vẫn thâm tình.”
Rồi cả hai lại khiêu vũ trong đêm Giáng Sinh.
Trên sàn nhà, cạnh cửa vào, một lá thư còn nằm đó, với tên Madeline và lời gọi mời của người cha: ”Con có muốn về nhà, và khiêu vũ với cha không?”
Bạn phúc đáp thế nào?
*
* *
Cầu xin Hồng Ân và Thiên Phước tràn đầy trên Bạn, giúp thông sáng và mạnh mẽ hầu đáp ứng lời mời của Thiên Phụ.