Wednesday
18
September
2024
(View: 41669)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 42350)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 42558)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

CÂU CHUYỆN VỀ HAI THỊ TRẤN

Friday, December 24, 201012:00 AM(View: 7889)

 

Một Cảm Nghĩ Về Chúa Giáng Sinh

 

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI THỊ TRẤN

 

 Có khi nào Bạn mong được thật sự thấy Thượng Đế thình lình xuất hiện trong một buổi thờ phượng sáng Chúa Nhật tại Hội thánh?

 Các Tín hữu thuộc Hội thánh Christian Tabernacle tại Houston (Texas) nói rằng: Đúng thật, việc nầy đã xảy đến với họ trong ngày 20 Tháng Mười năm 1996.

 Mục sư Richard Heard và Khách giảng là Nhà Truyền giáo Tommy Tenney đang đứng trên tòa giảng khi một tiếng đập vỡ vang lên, gây chấn động khắp hội trường. Ngay lúc đó, chiếc bục giảng acrylic (nhựa cứng) gãy làm đôi và ngã nằm trên sàn thảm.

 Những giờ phút kinh hoàng phủ trùm nơi thánh. Mục sư Heard ngã lùi về sau mấy bước. Khi biết rằng không ai đã sờ đụng bục giảng, hội chúng chạy náo loạn, kẻ ùa lên tòa giảng, người quỵ sấp mình xuống các lối đi… Như một sét chớp vô hình giáng xuống từ trời. Bầu không khí trở nên sinh động khác thường, hội chúng tiếp tục thờ phượng trong tiếng khóc và nước mắt…

 Tenney nói rằng biến cố nầy đã phá vỡ con người Ông vĩnh viễn. Trước kia tôi đã gặp sự hiện diện của Ngài, bây giờ tôi học được sự khác biệt giữa sự xức dầu đơn thuần và hào quang vinh hiển của Thượng Đế. Tôi đã biệt riêng mấy tuần sau đó, chỉ để hỏi: “Chúa ôi, sao việc nầy lại đến với con?”

 Không một lời giải đáp nào hợp lý cho việc nầy xảy ra tại Thánh đường Christian Tabernacle sáng hôm ấy. Công ty sáng chế cái bục giảng đó nói rằng: “Cái bục giảng acrylic được làm bằng chất liệu polymer không thể nứt bể dưới áp lực hàng trăm cân Anh.”

Theo Nhà Truyền giáo Tenney: Toàn thể biến cố là một “thời điểm của Thượng Đế” mà Ông chỉ thuật lại năm lần trước hội chúng, bởi Ông quá xúc động mỗi khi Ông nhắc đến. “Biến cố nầy khiến tôi bối rối mỗi khi tôi kể lại. Tôi đã khóc nhiều ngày sau mỗi lần tôi nói. Đó là nguyên nhân khiến tôi quyết định viết lại câu chuyện nầy trong quyển sách tựa đề: Những Người Chạy Tìm Thượng Đế.” Kết quả Sách nầy mang lại sự thành hình tổ chức Truyền giáo của Ông.

Thật vậy, nhiều người đã gặp Ông và nói: “Quyển Sách đã thách thức họ nhiệt liệt đeo đuổi và tìm cầu sự ‘hiện diện của Thượng Đế’ - một cuộc đeo đuổi đòi hỏi sự THỐNG HỐI, THÁNH THIỆN, và MỨC ĐỘ TÂM LINH TAN VỞ tột cùng.” Ông Tenney giải thích: “Khi Bạn đeo đuổi VINH QUANG CỦA THƯỢNG ĐẾ, CON NGƯỜI BẠN PHẢI CHẾT LẦN HỒI.”

 

 “Vinh Quang Thượng Đế hoàn toàn hủy diệt vinh quang con người.”

 

 *

 * *

 

 Chúng ta thử so sánh việc đánh giá của Thượng Đế về hai Thị trấn Nazareth và Niniveh với chính chúng ta. Bởi danh tiếng của hai Thị trấn nầy, chúng ta có thể nghĩ rằng Nazareth là một thị trấn “tốt”, và Niniveh là một thị trấn “xấu.” Dù vậy, Thượng Đế đã chọn để ban phước cho Niniveh bằng sự đổi mới hoàn toàn, và để cho Nazareth – quê hương của (Chúa Jesus) Nhà Truyền Giáo vĩ đại nhất thế gian, không hưởng nhận được gì!

 Điều gì đã khiến Thượng Đế ban cho Niniveh cơn PHẤN HƯNG lớn lao? Dù rằng, Thị trấn nầy có một Tiên tri “bất đắc dĩ” bị nôn ra từ bụng cá, để làm một Nhà Truyền giáo. Trái lại Nazareth có Chúa Jesus. Nhìn gần hơn, trong hai Thị trấn nầy, chúng ta có thể thấy được dấu chỉ tại sao một thị trấn đã chín vàng cho cuộc vận hành của Đức Thánh Linh, còn thị trấn kia thì không. Và tại sao một số Hội thánh chúng ta ngày nay dường như đã nhận được lửa Thánh Linh nhiều hơn các Hội thánh khác?

 

Câu chuyện về Hai Thị Trấn NAZARETH và NINIVEH

 

 Nếu nhìn theo nhãn quan của thế gian, thì Nazareth – chiếc “Thắt Lưng Kinh Thánh”của miền đất được tôn gọi là “Thánh Địa” trong thời cổ, có nhiều điều phải nói. Chúa Jesus trưởng thành nơi quê đó. Thật vậy, Ngài đã sống ở Nazareth 30 năm – lâu hơn ở bất cứ thị trấn nào khác trên địa cầu. Ba mươi năm hẳn là một thời gian đủ dài cho một cơn Phấn Hưng lớn xảy ra. Trong nhiều thành phố khác, nơi Chúa Jesus đã truyền đạo, chỉ đôi ba ngày sau thì cơn phấn hưng bộc phát.

Nhưng thay vì cứ điểm cho cơn phấn hưng lớn lao, Nazareth lại là diễn trường của sự chối bỏ tai hại. Nơi đó, những người cùng lớn lên với Chúa Jesus, đã xua đuổi Ngài ra khỏi thị xả, và tìm cách giết Ngài. Ngài đã phải vượt qua đám đông cách phi thường để khỏi bị giết. (Luke 4:28-30)

Chúa Jesus đã nói gì để có thể khơi dậy phản ứng thù nghịch đến thế? Phải chăng Ngài rủa sả họ? Giảng một sứ điệp nghịch tai? – Một thứ lửa và diêm sinh thật! Nhưng, không phải vậy. Ngài chỉ đọc trong Sách Tiên tri Isaiah. Ngài đã phán cùng dân chúng: “Thần Linh Chúa ngự trên Ta, bởi Ngài đã xức dầu cho Ta để rao truyền phúc âm cho kẻ nghèo, chữa lành và mở mắt cho kẻ mù, giải phóng những kẻ bị giam cầm…” (Luke 4:18). Ngài nói với họ những điều phải đến và những việc Ngài muốn làm cho họ. Họ có thể nhận được tất cả, song sự vô tín của họ lạnh lùng xua đuổi Ngài. Dân chúng Nazareth cao ngạo, kiêu căng. Họ nghĩ rằng họ đã biết Chúa Jesus. Họ nghĩ rằng họ đã biết tông tộc và gia đình Ngài. Họ rỉ vào tai nhau: “Phải chăng đây là con của người thợ mộc? Phải chăng các anh và chị em của người hiện ở đây với chúng ta?”

Sự thật họ biết những sự kiện của thế gian về Chúa Jesus, nhưng họ không biết Ngài. Sự quen biết sai lầm của họ sanh ra những ước đoán khờ dại. Kết quả, họ không tin Ngài có thể làm những điều Ngài nói, và họ ngăn cản Thượng Đế vận hành trong đời sống họ.

 

 Thị trấn Niniveh, không như Nazareth, không có gì nhiều để nói. Nơi đó chỉ dính dấp vào một cuộc chiến dai dẳng với Israel, và nổi tiếng vì thói bạo tàn. Dân tình độc ác và vô lương tâm, - và họ tự hào về những điều đó!

 Thường khi họ chinh phục một thị trấn khác, họ bắt những người nam, đóng đinh trên cây, rồi mổ bụng bằng một lưỡi kiềm cong đặc biệt. Xong họ để những thân xác đứt đoạn treo trên đó, và dọa giết những ai tìm cách đem những xác chết xuống. Nhiều lúc họ chặt đầu những người bị bắt, rồi chất chồng lên như kiểu một tượng đài quỉ quái.

 Thị trấn nầy cũng khá rộng lớn trong thời đó. Các vách nội thành dài tám dặm, với dân số trên 120,000 (John 4:11). Bạn có thể tưởng tượng nổi lo sợ của Jonah khi được Chúa sai đến đó truyền giáo?

 Chúa phán cùng Jonah: “Hãy chỗi dậy, đi đến Niniveh, và kêu gào nghịch lại chúng - thị trấn lớn đó; bởi tội ác của chúng đã bốc lên trước mặt Ta” (Jonah 1:2). Đại ý, Ngài phán rằng: “Đây là điều Ta muốn ngươi làm: Hãy đến thị trấn đó, của những kẻ mổ bụng người, và nói với chúng: ‘Các ngươi, thị trấn tội ác! Các ngươi phạm tội nghịch lại Thượng Đế. Tốt hơn, các ngươi nên hối cãi. Tốt hơn, các ngươi nên từ bỏ việc các ngươi đang làm, bởi Thượng Đế không thích như vậy.”

 Điều ngạc nhiên là, khi Jonah được nghe phán lệnh nầy, Ông lên một chuyến tàu, rồi đi về một hướng khác. Jonah lo sợ. Nhưng Thượng Đế biết một điều mà Jonah không biết: Dân thành Niniveh có những trái tim mềm mại, dấu kín bên trong lớp vỏ cứng rắn của họ. Nếu Thượng Đế có thể sai người nào đến với họ, người đó phải kính sợ Thượng Đế hơn lo sợ loài người, thì cơn Phấn Hưng sẽ bùng nổ.

 Đúng thật, điều đó đã xảy ra. Thượng Đế ngăn cản ý định chạy trốn của Jonah bằng cách sai một con cá voi lớn nuốt Ông vào bụng, rồi mửa Ông ra trên một bãi biển. Jonah không muốn đến đó. Nhưng sau ba ngày nằm trong bụng cá, Ông quan tâm đến bàn tay Thượng Đế hơn lo sợ dân thành Niniveh. .

 Ông đi vào thị trấn, và tuân lệnh Thượng Đế, Ông bắt đầu kêu gào chống đối họ, cảnh giác họ về sự phán xét của Thượng Đế đang chờ họ. Lịch sử cho chúng ta biết rằng Ông đi xuyên qua thị trấn, từ đầu nầy đến đầu kia, và bất cứ nơi nào Ông đi qua, thì luồng sóng phấn hưng tuôn tràn nơi đó. Trước mặt Ông là những con người kiêu căng, nhưng sau lưng Ông họ trở nên thống hối.

 

 Sứ điệp căn bản của Jonah là: “Hãy hối cải, hoặc Thượng Đế sẽ hủy diệt các ngươi.” Đây không phải một thứ bài giảng có thể khiến Bạn được ngưỡng mộ. Và đây cũng không phải điều Jonah muốn giảng. Ông không muốn thị trấn Niniveh và cư dân trong đó được cứu! – Thật vậy, Ông muốn Thượng Đế phải giết họ.

 Dù vậy, Ông tuân hành sứ mạng Thượng Đế giao cho. Ông làm càng nhanh càng tốt, xong rời ngay khỏi đó. Không dự định kéo dài, không dành nhiều năm chuẩn bị có thể dẫn tới một thời điểm xoay chiều.

Một sứ giả bất đắt dĩ, một sứ điệp cứng rắn, và một thị trấn hung bạo,… không phải là điều chúng ta có thể gọi là một phương trình chính đáng cho sự phấn hưng.

Nhưng khi Jonah giảng ”hối cải hoặc hủy diệt,” cả xứ đều ngã sấp mặt xuống. Vua của họ công bố một kỳ kiêng ăn toàn quốc – mở rộng cho cả thú vật - để xem Thượng Đế có rủ lòng thương xót trên họ chăng?

 

 Kết quả, một cơn phấn hưng lớn lao tuôn tràn khắp thị trấn đó.

 

  *

 * *

 

 Bạn nghĩ sao về hai Thị trấn nầy?

 

 NAZARETH có danh tốt, nhưng không làm theo Thánh Ý Chúa, nên không nhận được Ân Phước từ

 Thượng Đế!

 NINIVEH mang danh xấu, nhưng tuân phục Chúa,

nên được sống Phước Hạnh trong vinh quang Ngài.

 

 

Nguyền xin Tình Yêu và Thiên Phước từ Đấng Cứu Thế Jesus tuôn tràn trên

đời sống Quý Vị.

Send comment
Your Name
Your email address
Cầu xin Hồng Ân và Thiên Phước tràn đầy trên Bạn, giúp thông sáng và mạnh mẽ hầu đáp ứng lời mời của Thiên Phụ.
Khi du lịch cùng mấy đứa con, tôi giữ tất cả các vé phi cơ.trong một túi xách. Lúc lên máy bay, tôi đứng giữa người Tiếp viên và các con. Khi một đứa đi qua, tôi đặt một vé vào bàn tay nó. Nó trao vé lại cho người Tiếp viên.
Tình yêu luôn luôn dung thứ, luôn luôn tin cậy, luôn luôn hy vọng, luôn luôn chịu đựng. Tình yêu không bao giờ thất bại.”
Một người Bạn gởi đến chúng tôi bài thơ của một Thi sĩ mang tên Rumi. Điều lý thú Rumi là một tín đồ Hồi giáo Sufi từ thế kỷ 13, sanh ra và chết trong các miền đất ngày nay gọi là Afghanistan và Turkey. (Tuy thuộc Giáo phái Islamic Sufi, Thi sĩ Rumi mang nhiều ảnh hưởng và thấm nhuần Giáo lý Cứu thế của Chúa Jesus).
Ngồi nơi bàn viết vĩ đại, Tác Giả mở một quyển sách lớn. Quyển sách không một ngôn từ. Sách không ngôn từ vì ngôn từ chưa có. Ngôn từ chưa có vì ngôn từ chưa cần thiết. Chưa có tai để nghe chúng; chưa có mắt để đọc chúng. Chỉ một Tác Giả.