Wednesday
18
September
2024
(View: 41669)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 42351)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 42558)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

Một Trái Tim Giống Như Ngài

Monday, September 20, 201012:00 AM(View: 7484)

Nếu trong một ngày, Chúa Jesus phải trở thành con người của Bạn, thì sao? Điều gì xảy ra nếu, trong 24 giờ, Chúa Jesus thức dậy trên giường của Bạn, bước đi trong đôi giày của Bạn, sống trong nhà Bạn, làm việc theo chương lịch của Bạn? Xếp của Bạn trởthành xếp của Ngài, mẹ của Bạn trở thành mẹ của Ngài, những đau đớn của bạn trở thành những đau đớn của Ngài? Ngoại trừ một điều, cuộc đời Bạn không gì thay đổi. Sức khỏe Bạn không thay đổi. Những hoàn cảnh của Bạn không thay đổi. Chương lịch của Bạn không thay đổi. Các vấn đề của Bạn không giải quyết.

Chỉ một điều thay đổi. Việc gì xảy ra nếu, một ngày và một đêm kia, Chúa Jesus sống cuộc đời Bạn với trái tim Ngài? Trái tim Bạn được một ngày nghỉ ngơi, và cuộc đời Bạn được trái tim Đấng Christ chăn dắt. Ưu tiên của Ngài điều khiển các hành động của Bạn. Thương cảm của Ngài lèo lái những quyết định của Bạn. Tình yêu của Ngài hướng dẫn tư cách của Bạn.

Bấy giờ con người Bạn sẽ ra sao? Người ta sẽ thấy một thay đổi chăng? Gia đình Bạn – sẽ thấy một điều mới chăng? Những người cộng sự với Bạn – sẽ cảm nhận một khác biệt chăng? Còn những người kém phước hạnh thì sao? Bạn có đối xử họ như thế chăng? Và bạn hữu của Bạn? Họ có khám phá thêm sự vui mừng? Còn những kẻ thù của Bạn? Họ có nhận thêm thương xót từ trái tim Đấng Christ hơn là của Bạn?

Còn Bạn? Bạn cảm thấy sao? Sự chuyển thể nầy có thay đổi độ căng của Bạn? Thái độ của Bạn có lay động? Tâm tính Bạn? Giấc ngủ Bạn êm ả hơn không? Bạn thấy khác biệt lúc hoàng hôn? Khác biệt trong sự chết? Khác biệt trong thuế má? Có thể Bạn ít cần đến “aspirin” hoặc thuốc an thần? Phản ứng của Bạn khi bị kẹt xe lưu thông? (Chao ôi, điều nầy chạm đến dây thần kinh!) Bạn còn lo sợ về điều Bạn ưu tư? Tốt hơn nữa, Bạn còn tiếp tục việc Bạn đang làm?

Bạn còn làm điều Bạn đã định cho 24 giờ sắp tới? Hãy tạm ngừng và suy nghĩ về chương lịch của Bạn. Các nợ nần. Các giao kết. Những du ngoạn. Những cuộc hẹn. Nếu Chúa Jesus điều động trái tim Bạn, sẽ thay đổi điều nào không?

Chúng ta tiếp tục làm việc nầy trong chốc lát. Hãy điều chỉnh cái thấu kính suy tưởng của Bạn cho tới khi Bạn thấy một hình ảnh rõ ràng Chúa Jesus đang chăn dắt đời Bạn, xong bấm máy ảnh, rồi đặt vào khung hình. Điều Bạn thấy là điều Thượng Đế muốn. Ngài muốn Bạn “nghĩ và hành động giống như Đấng Cứu thế Jesus.” (Phil. 2:5).

Chương trình của Thượng Đế dành cho Bạn không gì khác hơn là một trái tim mới. Nếu Bạn là cái xe hơi, Thượng Đế muốn điều khiển động cơ Bạn. Nếu Bạn là máy vi tính, Thượng Đế muốn là dữ liệu và dĩa cứng. Nếu Bạn là phi cơ, Ngài muốn ngồi trên chiếc ghế trong phòng lái. Nhưng Bạn là con người, nên Thượng Đế muốn thay tim Bạn.

“Song anh em được dạy phải đổi mới trong lòng, để trở thành một người mới. Con người mới tạo nên nầy phải giống như Thượng Đế – phải thật sự thánh thiện và trọn lành” (Eph. 4:23-24). Thượng Đế muốn Bạn phải giống như Chúa Jesus. Ngài muốn Bạn phải có một trái tim như Ngài.

Tôi sẽ làm một việc mạo hiểm tại đây. Thật nguy hiểm khi tóm gọn những chân lý vĩ đại thành một câu, nhưng tôi sẽ cố gắng. Nếu một hoặc hai câu có thể nói lên ý muốn của Thượng Đế cho mỗi người trong chúng ta, thì như thế nầy:

Thượng Đế yêu thương Bạn đơn sơ trong lối sống Bạn, nhưng Ngài không muốn để Bạn ở trong lối sống đó. Ngài muốn Bạn đơn sơ giống như Ngài.

Thượng Đế yêu thương Bạn đơn sơ trong lối sống Bạn. Bạn nghĩ rằng tình yêu của Ngài dành cho Bạn sẽ mạnh mẽ hơn nếu đức tin của Bạn mạnh hơn, thì bạn sai lầm. Bạn nghĩ rằng tình yêu của Ngài sẽ sâu đậm hơn nếu tư tưởng của Bạn sâu đậm hơn, Bạn càng sai lầm. Không nên lẫn lộn tình yêu của Thượng Đế với tình yêu của loài người. Tình yêu của loài người thường gia tăng theo những việc tốt và giảm xuống theo những lỗi lầm. Tình yêu của Thượng Đế không như vậy. Ngài yêu thương Bạn ngay vị trí hiện tại của Bạn. Xin được kể lại những lời của một tác giả mà vợ tôi ưa thích:

Tình yêu của Thượng Đế không bao giờ ngừng. Không bao giờ. Dù chúng ta bài bác Ngài. Bỏ qua Ngài. Từ chối Ngài. Khinh dễ Ngài. Bất tuân Ngài. Ngài sẽ không thay đổi. Sự gian ác của chúng ta không thể giảm thiểu tình yêu của Ngài. Sự tốt lành của chúng ta không thể gia tăng tình yêu của Ngài. Đức tin của chúng ta không nhận được tình yêu đó nhiều hơn sự khờ dại của chúng ta khước từ tình yêu đó. Thượng Đế không yêu chúng ta kém hơn nếu chúng ta thất bại, hay yêu chúng ta nhiều nếu chúng ta thành công. Tình yêu của Thượng Đế không bao giờ ngừng.

Thượng Đế yêu Bạn đơn sơ trong lối sống của bạn, nhưng Ngài không muốn để bạn ở trong lối sống đó. Khi Jenna con gái tôi mới đi chập chững, tôi dẫn nó đến một công viên không xa cư xá của tôi. Ngày kia, khi con bé đang chơi trong một khung cát, một người bán cà rem đến gần chúng tôi. Tôi mua cho nó một cây kem, và khi quay lại để cho nó, thì miệng nó đầy cát. Nơi tôi muốn đặt vật ngon vào, thì nó đã trám đầy bụi cát. Tôi có yêu con khi cát đầy trong miệng nó? Tuyệt đối.

Con tôi có gì suy giảm khi miệng nó đầy cát? Tất nhiên không. Tôi sẽ để cho nó ngậm cát trong miệng chăng? Không thể nào. Tôi yêu nó ngay trong tình trạng đó, nhưng tôi không muốn để nó ở trong tình trạng đó. Tôi mang nó đến một vòi nước và rửa sạch miệng nó. Tại sao? Bởi tôi yêu nó.

Thượng Đế cũng làm như thế cho chúng ta. Ngài đem chúng ta đến một suối nước. Thiên Phụ chúng ta thúc giục: “Con cưng, hãy khạc nhổ cát bụi ra. Cha có điều tốt lành hơn cho con.” Và rồi, Ngài tẩy sạch những dơ dáy của chúng ta: vô luân, bất chính, thành kiến, đắng cay, ham muốn. Chúng ta không vui thích sự tẩy sạch; thậm chí đôi khi chúng ta thích cát bụi hơn cà rem. Chúng ta trề môi và tuyên bố: “Tôi có thể ăn cát bụi, nếu tôi muốn!” Đúng vậy – chúng ta có thể. Nhưng sự thiệt hại thuộc về chúng ta. Thượng Đế có một món quà tốt hơn. Ngài muốn chúng ta giống như Chúa Jesus.

Phải chăng đó là Phúc Âm? Bạn không phải kẹt vào thế nhân cách của ngày nay. Bạn không bị liệt vào thế giới rủa sả. Bạn có thể uốn nắn. Dù rằng trong đời Bạn đã lo lắng mỗi gày, nhưng Bạn không cần lo lắng cho cuộc đời còn lại. Nếu bạn được sanh ra là một người cuồng tín thì sao? Bạn không là người phải chết như vậy.

Do đâu chúng ta có ý nghĩ rằng chúng ta không thể thay đổi? Do nơi phát xuất những lời nói như: “Ấy là bản chất của tôi hay lo lắng,” hoặc “Tôi luôn luôn bi quan, tính tôi là thế,” hoặc “Tôi hay xấu nết, tôi không thể kềm chế phản ứng của tôi?” Ai nói thế? Chúng ta có nói những lời tương tự về thân thể chúng ta chăng? “Ấy là bản chất của tôi có một cái chân gảy. Tôi không thể làm gì hơn.” Tất nhiên là không. Nếu thân thể chúng ta không Chúng ta cần làm như thế cho trái tim chúng ta chăng?

Chúng ta phải tìm sự trợ giúp cho thái độ chua chát của chúng ta chăng? Chúng ta có thể yêu cầu điều trị bản tính càu nhàu ích kỷ của chúng ta chăng? Tất nhiên chúng ta có thể. Chúa Jesus có thể thay đổi tấm lòng chúng ta. Ngài muốn chúng ta có một trái tim giống như Ngài. Bạn có thể tưởng tượng một món quà nào tốt hơn?

TRÁI TIM ĐẤNG CHRIST.

Tim Chúa Jesus trong sạch. Đấng Cứu độ được tôn sùng bởi hàng ngàn, song chấp nhận một đời sống đơn sơ. Ngài được những người nữ chăm sóc (Luke 8:1-3), song không bao giờ bị cáo tội có những tư tưởng quyến rủ; bị khinh miệt bởi chính những tạo vật của Ngài, song luôn luôn tha thứ họ, cả trước khi họ cầu xin sự thương xót của Ngài. Sứ đồ Peter, người đồng hành với Chúa Jesus trong hơn ba năm rưởi, mô tả Ngài như một “con chiên không tì và không vết” (I Pet. 1:19). Sau khi trải qua cùng thời gian ấy với Chúa Jesus, Sứ dồ John kết luận: “Trong Ngài không có tội lỗi” (I John 3:5).

Lòng Chúa Jesus thật bình an. Các môn đồ lo lắng vì phải nuôi ăn cả ngàn người, nhưng Chúa Jesus thì không. Ngài tạ ơn Thượng Đế về vấn đề đó. Các môn đồ la hét vì sợ bảo tố, nhưng Chúa Jesus thì không. Ngài ngủ yên trong bão tố. Sứ đồ Peter rút kiếm ra chống lại các quân binh, nhưng Chúa Jesus thì không. Ngài giơ tay lên để chữa lành. Lòng Ngài bình an. Khi các môn đồ lìa xa Ngài, Ngài có bĩu môi rồi bỏ về nhà chăng? Khi Peter chối từ Ngài, Ngài có tức giận chăng? Khi các binh sĩ nhổ nước bọt trên mặt Ngài, Ngài có phun lửa trên mặt họ chăng? Hơn thế nữa. Ngài vẫn bình an. Ngài tha thứ họ. Ngài không để bị lôi kéo bởi sự trả thù.

Ngài cũng không để bị hướng dẫn bởi bất cứ điều gì khác hơn lời kêu gọi thiên thượng. Lòng Ngài có chủ đích. Hầu hết những cuộc đời không bao giờ nhắm vào một mục tiêu nào đặc biệt để chiếm lấy mục tiêu đó. Chúa Jesus nhắm vào một mục tiêu duy nhất – cứu độ nhân gian khỏi tội lỗi. Ngài có thể tóm gọn cuộc đời Ngài trong một câu: “Con người đến để tìm và cứu những kẻ lạc lối” (Luke 19:10).

Chúa Jesus quá chú ý đến trách vụ đến độ Ngài biết khi nào phải nói: “Thời kỳ của Ta chưa đến” (John 2:4), và khi nào phải nói: “Việc đã trọn” (John 19:30).

Nhưng Ngài không quá chú ý đến mục tiêu của Ngài đến độ Ngài không vui. Trái hẳn. Các tư tưởng của Ngài vui thế nào? Trẻ con không thể chống lại Chúa Jesus. Ngài có thể tìm vẻ đẹp trong hoa huệ, niềm vui trong thờ phượng, và những khả năng trong các vấn đề. Ngài có thể trải qua nhiều ngày với các đám đông bịnh hoạn mà vẫn cảm thương họ. Ngài đã trải qua trên ba thập niên lặn lội trong nhớp nhúa tội lỗi của chúng ta mà vẫn thấy nét đẹp trong chúng ta để chịu chết vì những sai lầm của chúng ta.

Nhưng vương miện dành cho Đấng Christ là điều nầy: tấm lòng Ngài thuộc tâm linh. Tư tưởng Ngài phản ảnh mối tương giao mật thiết với Thiên Phụ. Ngài phán: “Ta ở trong Thiên Phụ và Thiên Phụ ở trong Ta” (John 14:11). Bài giảng đầu tiên của Ngài được chép lại khởi đầu bằng những chữ: “Thần Chúa ngự trên Ta” (Luke 4:18). Ngài được “Thần Linh dẫn dắt” (Mat. 4:1) và “tràn đầy Thánh Linh” (Luke 4:1). Ngài trở lại từ sa mạc “trong quyền phép của Thần Linh” (Luke 4:14).

Chúa Jesus nhận các chỉ thị từ Thượng Đế. Đó là thói quen của Ngài đến để thờ phượng (Luke 4:16). Đó là cách tập luyện của Ngài để nhớ Kinh Thánh (Luke 4:4). Sứ đồ Luke nói rằng Chúa Jesus “thường lẫn tránh để một mình Ngài có thể cầu nguyện” (Luke 5:16). Những lần cầu nguyện là lúc Ngài được hướng dẫn. Một lần, Ngài trở lại sau khi cầu nguyện và thông báo rằng đến lúc phải di chuyển qua một thị trấn khác (Mark 1:38). Một lần cầu nguyện khác kết quả cho sự chọn lựa các môn đồ (Luke 6:12-13). Chúa Jesus được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình: “Thiên Tử làm bất cứ điều gì Thiên Phụ làm” (John 5:19). Cũng trong chương nầy, Ngài phán: “Một mình Ta không thể làm điều chi. Ta chỉ phán xét theo cách Ta được phán bảo” (John 5:30). Lòng Chúa Jesus thuộc về tâm linh.

TRÁI TIM NHÂN ĐẠO.

Trái tim chúng ta dường như quá xa tim Ngài. Ngài thanh khiết; chúng ta tham lam. Ngài bình an; chúng ta rắc rối. Ngài định ý; chúng ta thờ ơ. Ngài vui thích; chúng ta khó khăn. Ngài tâm linh; chúng ta thế tục. Khoảng cách giữa trái tim chúng ta và Ngài dường như mênh mông. Làm sao chúng ta hy vọng có được trái tim Jesus?

Sẵn sàng cho một bất ngờ? Hẳn Bạn đã sẵn sàng. Bạn đã có trái tim Đấng Christ. Sao Bạn nhìn tôi như thế? Phải chăng tôi đùa với Bạn? Nếu Bạn ở trong Đấng Christ, Bạn đã có trái tim Đấng Christ. Một trong những điều hứa tối thượng của Thượng Đế mà Bạn chưa biết, giản dị như thế nầy: nếu Bạn đã dâng đời Bạn lên Chúa Jesus, thì Ngài đã ban chính Ngài cho Bạn. Ngài đã dùng trái tim Bạn làm tổ ấm cho Ngài. Khó có thể nói cách nào rõ ràng hơn Sứ đồ Paul: “Đấng Christ sống trong tôi” (Gal. 2:20). Xin cho phép chính tôi được nói lại. Nếu Bạn đã dâng đời Bạn lên Đấng Christ, thì Ngài đã ban chính Ngài cho Bạn. Ngài đã dọn vào, mở các túi bị và sẵn sàng biến đổi Bạn “trở nên giống như Ngài từ mức độ vinh quang nầy đến mức độ vinh quang khác” (II Cor. 3:18). Paul giải thích điều đó bằng những lời nầy: “ Xem như lạ lùng, chúng ta là tín đồ Cứu thế giáo, thật sự đã có trong chúng ta một phần những tư tưởng và tâm trí của chính Đấng Christ” (I Cor. 2:16).

Lời Chúa thật lạ lùng! Nếu tôi có tâm trí Jesus, tại sao tôi vẫn nghĩ giống như tôi quá nhiều? Nếu tôi có trái tim Đấng Christ, tại sao tôi vẫn khó chịu với Ông Max (tác giả bài nầy). Nếu Chúa Jesus sống trong tôi, tại sao tôi vẫn bực tức khi bị kẹt xe? Một phần câu trả lời điển hình trong mẩu chuyện về một phụ nữ có một căn nhà nhỏ trên bờ biển Ireland (Ái nhỉ lan) khoảng đầu thế kỷ (1900). Bà thật khá giàu và cũng khá tằn tiện. Rồi người ta ngạc nhiên khi Bà quyết định trở thành một trong những người đầu tiên có điện lực trong nhà.

Nhiều tuần lễ sau khi gắn điện, một chuyên viên kiểm điện xuất hiện trước nhà Bà. Ông hỏi hệ thống điện trong nhà chạy tốt không, và Bà bảo đảm với Ông rằng tốt. Ông nói: “Tôi ngạc nhiên, nếu Bà có thể giải thích cho tôi điều nầy. Đồng hồ điện của Bà cho thấy ít khi được xử dụng. Bà có xài điện không?”

Bà trả lời: “Có chứ, mỗi chiều khi mặt trời lặn, tôi vặn đèn lên vừa đủ để thắp những ngọn nến; xong tôi tắt điện ngay.” Bà ấy sờ vào năng lực nhưng không xử dụng nó. Nhà Bà nối vào điện lực nhưng không thay đổi. Chúng ta có phạm những sai lầm như thế không? Chúng ta, cũng – với linh hồn được cứu nhưng tấm lòng không thay đổi – được nối vào nhưng không biến cải. Tin tưởng Đấng Christ để được cứu độ, nhưng chống lại sự chuyển hóa. Chúng ta thỉnh thoảng bật nút điện, nhưng hầu hết chúng ta muốn ở trong bóng tối.

Việc gì xảy ra nếu chúng ta để bóng đèn cháy sáng luôn? Việc gì xảy ra nếu chúng ta chẳng những bật nút điện mà lại sống trong ánh sáng? Những biến đổi nào xảy ra nếu chúng ta tự đặt mình trong hào quang của Đấng Christ?

 Không còn nghi ngờ về điều nầy: Thượng Đế có những chương trình lớn lao cho chúng ta. Đấng đã cứu linh hồn Bạn, cũng là Đấng tái tạo trái tim Bạn. Chương trình của Ngài đơn sơ chỉ là sự chuyển hóa trọn vẹn. “Từ ban đầu, Ngài đã tiền định tạo nên cuộc đời những kẻ yêu Ngài, theo đường nét cuộc đời Con Ngài” (Rom. 8:29).

“Anh em đã bắt đầu sống cuộc đời mới, trong đó anh em được tạo nên mới và trở nên giống như Đấng đã tạo nên anh em. Cuộc sống mới nầy mang đến cho anh em kiến thức chân thật từ Thượng Đế” (Col. 3:10)

 Thượng Đế muốn thay đổi chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu độ. Chúng ta sẽ chấp nhận quà tặng của Ngài chăng? Tôi đề nghị thế nầy: Hãy tưởng tượng “đơn sơ giống như Chúa Jesus” nghĩa là gì? Hãy nhìn kỷ vào trái tim Đấng Christ. Hãy nghiền ngẫm vài chương diễn đạt lòng thương cảm của Ngài, phản ảnh tâm tình của Ngài với Thiên Phu, ngắm nhìn tiêu điểm của Ngài, suy gẫm sự chịu khổ của Ngài. Ngài tha thứ như thế nào? Lúc nào Ngài cầu nguyện? Điều gì khiến Ngài vui thích? Tại sao Ngài không bỏ cuộc? Chúng ta hãy “chỉnh mắt nhìn về Chúa Jesus” (Heb. 12:2). Có thể, khi nhìn Ngài, chúng ta sẽ thấy hình ảnh mà chúng ta có thể trở thành.
Send comment
Your Name
Your email address
“Nầy, Ngài ngự đến trong những đám mây, mọi con mắt sẽ trông thấy Ngài, thậm chí những kẻ đã đâm Ngài, cùng hết thảy các dân tộc trên đất sẽ kêu khóc vì cớ Ngài. Thật vậy, Amen. Chúa phán: “Ta là Alpha và Omega, nguyên khởi và cuối cùng, là Đấng Toàn Lực hiện có, đã có, và sẽ đến” (Khải thị 1:7-8). Thánh Thi 89:6 cũng nói tiên tri về sự tái lâm của Ngài: “Bởi trên thiên thượng, ai có thể sánh với CHÚA? Ai trong những con trai của các thần có thể giống như CHÚA?” Chúa Jesus sẽ trở lại
Ngài August Winning, vị Tổng thống tiền nhiệm Đông Phổ (East Prussian), cũng là một nhà lãnh đạo công nhân có lương tâm, đã nói rằng: “Tôi đã rảo một vòng rộng lớn để tránh Đấng Christ, song lần hồi tôi đến gần Ngài hơn. Tôi đã thấy người đời ngày càng đắm chìm trong xấu xa, và tôi cũng không thấy một ngoại lệ. Không phải mọi người đều phạm tội hình sự, song mọi người đều có những ý tưởng, những ham muốn và những dục vọng trầm trọng không khác tội giết người.
Cứu Thế Giáo là gì? Ngày nay, một Tín đồ Cứu Thế Giáo chân chính xứng đáng như thế nào? Voltaire (Đại văn hào Pháp) tự xưng là một người vô thần. Vua Friedrich Đại đế Đức quốc có lần hội kiến với Ông, và khi nâng ly, Voltaire ngạo nghễ nói rằng: “Tôi sẽ đổi phương vị của tôi trên Thiên đàng để lấy một đồng tiền Prussian.” Yên lặng phủ trùm gian phòng cho tới khi một Vị khách khác trong cung Vua Friedrich quay sang Voltaire, và nói: “Chúng tôi có một điều luật tại Prussia, theo điều luật nầy người nào muốn bán một vật chi, trước nhất phải chứng minh rằng vật đó thật sự thuộc về mình. Vậy Ông có thể chứng minh rằng Ông có một chỗ trên Thiên đàng chăng?”
Cái chết trong tháng Tư tại Iraq của ký gỉa Davis Bloom thuộc cơ quan truyền thông NBC là một cú xốc cho nhiều khán gỉa truyền hình Hoa kỳ. Đây là một nhân vật qua bộ phim truyền hình “Today,” hoặc qua Toà Bạch Ốc, thường xuyên có mặt tại phòng khách trong nhà chúng ta. Ông tường thuật các biến cố từ Bosnia, Somalia, Israel, Kuwait, Pakistan, cả đến hai cao ốc ở New York bị triệt hạ. Trong đám táng Bloom, các bạn hữu và cọng sự viên thân nhất của Ông, nói rằng Ông đã mang phiêu lưu, khôi hài và thiện cảm vào truyền hình. Bây giờ, Ông đột ngột biến mất.
Hơn 75 năm qua, Henry Luce muốn tìm một danh từ, vỏn vẹn một chữ, cho một tuần san tin tức, danh từ đó phải mô tả những biến cố đã xảy ra trong ngày. Ông đã chọn chữ “Thời.” Kinh Thánh dạy rằng: “Thời gian trong cuộc đời chúng ta là 70 năm” (Thánh Thi 90:10) . Thời gian là một nhiệm mầu. Chúng ta cảm biết thời gian trôi qua trong năng thức. Chúng ta đo lường thời gian diễn tiến bằng những cơ cụ chỉnh bị tinh vi. Chúng ta đánh dấu thời gian chóng bay, và chúng ta đọc được ký ức mà thời gian để lại phía sau. Song, một điều chúng ta không thể làm, là định nghĩa thời gian.
Kinh Thánh có hằng ngàn điều hứa cho chúng ta để cầu xin và áp dụng trong cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, một số người trong chúng ta sống như Thượng Đế chẳng hứa lời nào. Chúa Jesus phán: “Hỡi những kẻ rồ dại và lòng chậm tin” (Luke 24:25). Chúng ta đọc trong I Corinthians: “Chớ ai tự dối mình. Nếu người nào trong anh em tưởng mình khôn ngoan trong thiên hạ, thì hãy trở nên rồ dại, để mình có thể khôn ngoan.
Trong Mùa Giáng Sinh năm nay một người bạn gởi dến chúng tôi một bài thơ của một Thi sĩ mang tên Rumi. Điều 1ý thú là Rumi một tín đồ Hồi giáo Sufi từ thế kỷ 13, sanh ra và chết trong các miền đất ngày nay goi là Afghanistan và Turkey. (Islamic Sufi là một giáo phái mang nhiều ảnh hưởng và thấm nhuần Cứu thế giáo của Chúa Jesus). Bài thơ nầy đến đúng lúc chúng ta suy tư về ý nghĩa Giáng Sinh trong thế giới hỗn loạn ngày nay. Chúng ta hãy nghe những lời thông sáng của một thi sĩ thời xưa, hầu có thể mở rộng những Cửa Sổ Tình Yêu của chúng ta.
Những người ngồi trên phi cơ và những người ngồi trên băng ghế nhà thờ có rất nhiều điểm giống nhau. Tât cả đều trên một hành trình. Hầu hết giữ tư cách tốt đẹp và lịch sự. Một số ngủ gà ngủ gật, một số khác đăm nhìn ra cửa sổ. Hầu hết, nếu không phải tất cả, thỏa lòng với một kinh nghiệm có thể đoán trước. Đối với nhiều người, dấu hiệu của một chuyến bay tốt đẹp và dấu hiệu của một buổi nhóm thờ phượng tốt đẹp giống nhau. Chúng ta thích nói: “Tốt đẹp.” – “Một chuyến bay tốt đẹp,” hay “Một buổi thờ phượng tốt đẹp.” Chúng ta đi ra cùng một lối chúng ta vào, và chúng ta vui vẻ trở lại kỳ tới.
Xin được hầu chuyện cùng Bạn về ngôi nhà của Bạn. Chúng ta hãy bước qua ngưỡng cửa và thử đi một vòng. Bạn biết, một người sáng suốt thường hay thực hiện một cuộc quan sát trong nhà – kiểm soát mái nhà bị dột, xem các vách bị cong và nền nhà bị nứt? Thử xem các tủ chén trong bếp của Bạn có dầy đủ không; và nhìn qua các quyển sách xếp trên kệ trong thư phòng của Bạn. Chi vậy? Bạn nghĩ rằng thật kỳ cục khi tôi muốn dòm ngó căn nhà của Bạn? Bạn đã nghĩ rằng tôi chỉ viết về các vấn đề thuộc linh? Đúng thế. Xin thứ lỗi, lẽ ra tôi phải nói rõ hơn. Tôi không nói về căn nhà hữu thể của Bạn bằng đá hay tre, gỗ hay tranh, song một căn nhà vô hình của Bạn bằng tư tưởng và chân lý, tín quyết và hy vọng.
Một ngày trong cuộc đời Đấng Christ. Cứ gọi đó là một tấm thảm rối loạn, một tạp ảnh ồn ào, trong đó những sợi chỉ vàng của chiến thắng đan lẩn với những sợi chỉ đen tả tơi của bi kịch. Cứ gọi đó là một tấu khúc tình cảm, một buổi hòa nhạc từ rạngđông- đến-hoàng-hôn của tuyệt điểm. Một phần nhạc phổ vang điệu hân hoan, phần kế tiếp thở than bi lụy. Trên một trang, toàn ban trổi điệu tôn thờ, trang kế tiếp Chúa Jesus độc diễn cô đơn vũ khúc.