THẦN TƯỢNG ĐỐI NGHỊCH THƯỢNG ĐẾ BA NGÔI
Rất nhiều bộ sách tài liệu cho thấy có những phương tiện khác nhau trong đó con người đã cố thử tìm cầu sự tiếp trợ từ Thượng Đế. Làm điều nầy, con người đã cho phép trí tưởng tượng của mình tự do sản xuất đủ loại hình tượng và ảnh tượng với ý nghĩa tượng trưng hoặc thay thế Thượng Đế. Hành động nầy được chính thức gọi là sự “tôn thờ thần tượng.”
Trước khi Moses qua đời, Ông nói: “...Các ngươi đã thấy những ghê tởm của chúng nó, các thần tượng của chúng nó, bằng gỗ và đá, bạc và vàng, trong vòng chúng nó” (Luật Truyền 29:17). Câu nầy rõ ràng dạy chúng ta rằng các thần tượng trong bất cứ hình thức nào đều được kể là ghê tởm đối với Thượng Đế.
Khoảng 800 năm sau, Tiên tri Habakkuk đã công bố điều nầy: “Tượng chạm do tay thợ làm ra thì ích gì, và tượng đúc là thầy dối láo, mà người thợ lại tin những thần tượng câm do tay mình làm ra! Khốn cho kẻ nói với gỗ rằng: ‘Hãy thức dậy,’ và nói với đá câm rằng: ‘Hãy chổi lên.’ Nó sẽ dạy dỗ chăng? Nầy, nó được bọc bằng vàng và bạc, và không chút hơi thở trong nó” (Hab. 2:18-19). Sự khác biệt rõ rệt giữa các thần tượng và Thượng Đế Hằng Sống được bày tỏ trong câu 20: “Nhưng Chúa ngự trong đền thánh của Ngài: hỡi cả trái đất hãy im lặng trước mặt Ngài.”
Một số người có thể nói: “Điều đó đến từ Cựu Ước, đó là cổ sử!” Có thể đúng, nhưng chúng ta phải nhớ rằng Lời Thượng Đế là vĩnh cửu; quá khứ, hiện tại và tương lai là một, bất di bất dịch. Hầu như cùng những biến cố giống như vậy xảy ra ngày nay, và sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng ta đọc những lời sau đây trong Khải Thị 9:20: “Và số còn lại trong loài người đã không bị giết bởi những tai vạ nầy, vẫn chưa thống hối về những việc làm bởi tay họ, vậy họ không nên thờ lạy ma quỉ, và các thần tượng bằng vàng, bạc, đồng, đá và gỗ: là những vật không thể thấy, không thể nghe, không thể đi.” Điều nào đã có thật từ nguyên khai, vì thiếu hiểu biết, loài người đã sáng chế vị thần cho riêng họ, đều được áp dụng cho chúng ta ngày nay, cũng như trong tương lai.
TÌNH TRẠNG TÔN THỜ THẦN TƯỢNG.
Không cần phải chi tiết, làm sao ngày nay chúng ta có thể trở nên phạm tội trong sự tôn thờ các thần tượng? Chỉ cần nói, sự tôn thờ thần tượng thời nay xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau. Tỉ dụ: nhiều người trong chúng ta không còn làm việc cho sự sống, thay vào đó, chúng ta làm việc để đạt một tiêu chuẩn xa hoa cao hơn. Chúng ta càng có nhiều, chúng ta càng muốn nhiều hơn. Con người không bao giờ thỏa mãn với cái mình có, họ luôn luôn muốn nhiều hơn.
Đây là điểm ghi nhận đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Thống kê định nghĩa sự kiện tốt là nền kinh tế tăng trưởng. Nếu không tăng trưởng, các chuyên gia nói rằng chúng ta đang trong tình trạng suy thoái.
Chúng ta chỉ thỏa mãn khi những sự việc tiếp tục tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta có thể lùi lại 50 hay 60 năm, chúng ta sẽ thấy những sự việc đã thay đổi không ngờ. Tuyệt đối không thể so sánh giữa khởi điểm và cuối điểm của thế kỷ vừa qua. Những người sống trong đầu thập niên 1900 chỉ đơn sơ chiến đấu để sống . Ngày nay, mục tiêu của chúng ta là muốn thấy chúng ta có thể đạt được mức độ xa hoa đến đâu? Đặc biệt thế giới Tây phương đã phạm tộitôn thờ sự thành công. Hành vi đó được gọi là “tôn thờ thần tượng kinh tế.” Xin ghi nhớ tư tưởng nầy, bởi đây là chủ đề chính yếu của chương nầy.
TÔN THỜ THẦN TƯỢNG THUỘC LINH.
Hiểm họa lớn nhất của chúng ta nằm trên mức độ tâm linh. Qua nhiều năm trong mục vụ, tôi nhận thấy thời kỳ khó khăn nhất mà chúng ta từng trải trong việc rao truyền Lời quí báu của Thượng Đế, là khi nền kinh tế tốt đẹp, tình trạng thất nghiệp thấp với những lợi tức cao. Trong những thời kỳ xấu, đánh dấu bởi tình trạng thất nghiệp cao và nền kinh tế yếu, dường như dân chúng trở nên đói khát Lời Thượng Đế, và nhiệt tình muốn ủng hộ công cuộc truyền giáo bằng cách rộng lượng tiếp trợ.
Điều nầy không phải bất thường. Moses đã cảnh cáo dân sự của Ông về sự thịnh vượng: “Khi các ngươi được ăn và no đủ, thì các ngươi chúc tụng Chúa là Thượng Đế các ngươi, bởi đất đai tốt lành mà Ngài đã ban cho các ngươi. Rồi lòng các ngươi lên cao, các ngươi quên Chúa là Thượng Đế các ngươi, là Đấng đã đem các ngươi ra khỏi xứ Egypt, ra khỏi nhà nô lệ” (Truyền Luật 8:10-14). Vậy, chúng ta có thể chính đáng kết luận rằng an bình và thịnh vượng đem lại hiểm họa lớn nhất.
Trong những thời kỳ xấu, chúng ta kêu khóc với Thượng Đế và khẩn cầu Ngài can thiệp. Dù vậy, khi được bình an và thịnh vượng, chúng ta tự hào rằng chính chúng ta làm chủ trên vận mệnh của chúng ta. Để hiểu được con người và thế giới mà họ sống trong đó, chúng ta phải phân giải vấn đề nầy từ một quan điểm Kinh Thánh.
Hai chữ chính yếu – đa dạng và nhất thể - sẽ nổi bật trong chương nầy, và cho chúng ta thấy chúng ta đến từ đâu, chúng ta đang ở đâu, và chúng ta sẽ về đâu? Để bắt đầu, chúng ta hãy tìm hiểu về Thượng Đế được khải thị cho chúng ta trong Kinh Thánh như Đấng Thiên Phụ, Đấng Thiên Tử,và Đấng Thánh Linh.
THƯỢNG ĐẾ BA NGÔI.
Tính cách đơn nhất của Thượng Đế được khải thị trong phương vị Thượng Đế Ba Ngôi. Mặc dù biệt danh nầy thật sự không tìm thấy trong Kinh Thánh, chúng ta biết một Thượng Đế “Tam nhất” được dạy rõ ràng trong nội dung.
Thật ra, ba câu đầu tiên trong Kinh Thánh trình bày rõ ràng Thượng Đế được khải thị trong ba thân vị.
THƯỢNG ĐẾ ĐẤNG THIÊN PHỤ.
“Lúc nguyên khởi, Thượng Đế tạo nên trời và đất” (câu 1).
THƯỢNG ĐẾ ĐẤNG THÁNH LINH.
“Đất vô hình dạng và trống không; và sự tối tăm ở trên mặt vực thẩm. Thần Linh Thượng Đế vận hành trên mặt các vùng nước” (câu 2).
THƯỢNG ĐẾ ĐẤNG THIÊN TỬ.
“Thượng Đế phán: ‘Hãy có ánh sáng: liền có ánh sáng’” (câu 3). Khi Thượng Đế phán, ấy là Lời của Thượng Đế, Lời đó đã trở thành nhục thể. Điều nầy được xác nhận trong ký thuật Phúc Âm của Thánh đồ John: “Lúc nguyên khởi đã có Thiên Ngôn (Lời của Thượng Đế), Thiên Ngôn ở cùng Thượng Đế, và Thiên Ngôn là Thượng Đế. Thiên Ngôn ở cùng Thượng Đế lúc nguyên khởi. Mọi vật được tạo nên bởi Ngài; và không vật chi đã được tạo nên mà chẳng bởi Ngài”(John 1:1-3).
Lần thứ nhất Thượng Đế tự xưng chính Ngài trong một dạng thức số nhiều khi Ngài tạo người nam theo hình ảnh Ngài: “Thượng Đế phán: Chúng ta hãy tạo người nam theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (Sáng thế 1:26). Sau đó trong Sáng thế 11:7, khi con người xây dựng Tháp Babel, chúng ta đọc thấy: “Hãy đi, chúng ta hãy xuống đó...” Chú ý cách dùng chữ “chúng ta” Thượng Đế đã nói chuyện với ai?
Chúng ta có thể mô tả sự hợp nhất kỳ bí của Thượng Đế Đấng Thiên Phụ, Đấng Thiên Tử và Đấng Thánh Linh chăng? Không ai có thể. Tại sao không? Bởi tri thức của chúng ta giới hạn và không thể hiểu thấu những sự việc vĩnh cửu của Thượng Đế.
Nhiều người đã thử giải thích, hoặc biện minh, về thực chất của “Ba Ngôi” đều thất bại. Nhiều trường hợp, trong đó có các nhóm biệt đạo, giáo lý về Ba Ngôi bị loại bỏ và bị gán là dị giáo! Nhưng tính cách hiệp nhất tuyệt hảo nầy, bảo tồn Ba ngôi dạng riêng biệt, là giáo lý căn bản được dạy trong Kinh Thánh.
Chúa Jesus bày tỏ sự hiệp nhất nầy trong lời cầu nguyện của Ngài như vị Thượng Tế (John 17:22-23): “Sự vinh quang Cha ban cho con, con đã ban lại họ; hầu cho họ có thể nên một, như chúng ta là một: con trong họ, và Cha trong con, hầu cho họ có thể được trọn vẹn trong một; và hầu cho nhân gian có thể biết rằng Cha đã sai con và yêu họ, như Cha đã yêu con.”
Vậy chúng ta thấy rằng, để hiểu rõ Thượng Đế, trước nhất chúng ta phải có sự hiểu biết thuộc linh về Ba Ngôi.
THUYẾT BA NGÔI TRONG CON NGƯỜI.
Sứ đồ Paul viết cho Hội thánh Thessalonica: “Chính Thượng Đế của sự bình an thánh hóa anh em trọn vẹn, và tôi nguyện xin Thượng Đế ban trọn vẹn phần linh, phần hồn và phần xác anh em được gìn giữ không chê trách được, cho tới khi Đấng Christ Jesus Chúa chúng ta đến” (I Thes. 5:23). Từ đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy rằng con người cũng có ba phần: linh, hồn và xác. Xác đến từ đất và trở về với đất. Linh đến từ Thượng Đế và trở về cùng Thượng Đế. Kinh Thánh dạy rằng: “Cát bụi sẽ trở về với đất như nguyên thể, và tâm linh sẽ trở về cùng Thượng Đế là Đấng đã ban cho” (Truyền đạo 12:7). Hồn nối liền với linh và xác. Con người “thật” là linh và hồn của chúng ta, không phải thân xác dễ hủy hoại của chúng ta. Là tín đồ trong Chúa Jesus Christ, chúng ta được sanh lại bởi Thần Linh Ngài. Chúng ta được ở trong sự hiện diện của Chúa ngay lúc chúng ta từ bỏ thể xác chúng ta. Tại sao? Bởi Kinh Thánh dạy rằng: “...nhục thể và huyết sẽ không được hưởng vương quốc Thượng Đế.” Sự biến hóa thân thể xảy ra trong thời Hội Thánh Cất Lên.
Không như thân xác, cả linh và hồn chúng ta không thể định nghĩa bằng các danh từ y học. Nói cách khác, chúng ta không thể yêu cầu một y sĩ điều trị một vấn đề thuộc về hồn hoặc linh của chúng ta. Hồn và linh thoát khỏi con dao mổ của nhà phẫu thuật. Trong văn chương, hồn và linh không thể trở thành đề tài cho một nhà văn dù là người có nhiều tác phẩm nhất. Thế giới trí thức chạm trán với huyền bí khi họ cố gắng phân giải hồn và linh.
Trong vài thập niên qua, khoa y học đã tiến bộ đáng chú ý, và hoàn thành những kết quả gần như phép lạ, cùng những phương pháp tân kỳ và dược phẩm lạ lùng; dù vậy, khoa y học phải im lặng khi chạm đến hồn và linh.
Kinh Thánh nói rất nhiều về hồn. Trong bản dịch King James, chữ “hồn” và “những hồn” xuất hiện khoảng 536 lần. Trong hầu hết các trường hợp, chữ “hồn” được dùng cách rộng rãi. Thật vậy, Kinh Thánh dùng chữ “hồn” cả khi nói về đời sống con người. Hồn là thành phần quan trọng trong thân thể con người. bởi “...trọn vẹn linh, hồn và thân thể anh em được gìn giữ không chê trách được, cho tới khi Đấng Christ Jesus Chúa chúng ta đến.”
Vậy, sự khác biệt giữa linh, hồn và xác như thế nào?
LINH.
Linh của người tín đồ được sanh bởi Thần Linh Thượng Đế. Thánh linh của chúng ta nhận lãnh Thần Linh từ Thượng Đế, và kết quả, không những sự cứu độ của chúng ta được bảo đảm trường cửu, và chúng ta cũng được bảo đảm quyền thừa kế, “Ngài là Đấng bảo chứng cho quyền thừa kế của chúng ta cho tới khi những kẻ thuộc về Ngài được cứu chuộc, để ca ngợi tôn vinh Ngài.” (Eph. 1:14). Một người trở nên một tạo vật mới khi người ấy được sanh lại.
II Corinthians 5:17 viết rằng: “Do đó, nếu người nào ở trong Đấng Christ, thì người ấy là một tạo vật mới: những việc cũ qua đi; nầy, hết thảy mọi sự đều trở nên mới.” Chú ý những chữ “hết thảy mọi sự” chỉ liên hệ với con người mới. Điều nầy không kể đến thân thể. Khi chúng ta đọc trọn nội dung của chương đó, chúng ta thấy rằng dưới sự cảm ứng của Đức Thánh Linh, Sứ đồ Paul kể mình như đã chết trong Đấng Christ. “... một người đã chết cho tất cả, thì mọi người đều đã chết... vậy từ nay về sau không ai sống theo nhục dục...” (câu 14, 16). Do đó, nếu chúng ta “ở trong Đấng Christ,” thì “hết thảy mọi sự đả trở nên mới.”
Bây giờ, hồn và xác của con người tái sanh phải lệ thuộc Đức Thánh Linh, thuộc về Thượng Đế. Đây là trận chiến lớn nhất của tất cả tín hữu. Không phải là một tình trạng xấu, mà chúng ta có thể tự đặt mình trong đó, cũng không phải những cuộc chiến mà chúng ta chống lại các nhà chính trị gian trá, tội ác hay lạm dụng ma túy; trận chiến nghiêm trọng hơn hết xảy ra khi baphần của chúng ta – linh, hồn và xác – không hòa đồng.
Nhiều tín đồ ngày nay, trong giai đoạn chót của thời kỳ cuối cùng, lầm lẫn giữa linh và hồn và tự đặt mình trong một cuộc chiến thất bại nghịch lại kẻ ác.
Làm sao chúng ta có thể bảo toàn chiến thắng? Bằng cách chú trọng những lời được ban cho chúng ta trong Kinh Thánh,
“Bởi Lời của Thượng Đế sống động và quyền lực, sắc hơn mọi gươm hai lưỡi, đâm thấu đến độ phân rẽ hồn và linh, xương và tủy, cùng phân biệt các tư tưởng và ý định trong lòng.” (Heb 4:12). Nên chú ý rằng Lời Thượng Đế phân rẻ hồn và linh. Căn cứ trên sự kiện đó, một người thuộc linh sẽ biếthọ được dẫn dắt bởi hồn hay linh?
HỒN.
Như tôi vừa nói, hồn và linh không thể được nhận dạng bằng khoa học hay y học; dù vậy, con người có hồn. Hồn không thể lẫn lộn với xác. Tiếc thay, sự lẫn lộn thường xảy ra khi đọc Kinh Thánh. Hình như các nhà chuyển dịch đã gặp khó khăn để phân biệt giữa sự sống của một người trong nhục thể với huyết và hồn. Vậy hồn là gì? Hồn là một ngõ thông nhờ đó chúng ta liên hệ với thế gian nhận dạng được bằng mắt, vậy hồn chúng ta trực hệ nhục thể và huyết của chúng ta. Chính nhờ hồn chúng ta cảm biết vui hay buồn. Chính hồn khiến chúng ta khóc đắng cay khi chúng ta chạm phải thất vọng hay thảm trạng. Chính hồn nâng chúng ta lên những chiều cao thiên thượng khi chúng ta từng trải phước hạnh, thịnh vượng và trạng thái tốt đẹp. Bạn có thể nói rằng hồn là bộ phận điều khiển những cảm xúc của chúng ta. Thật quan trọng phải nhấn mạnh rằng điều nào thuộc về hồn thì không thể lẫn lộn với điều nào thuộc về linh. Sự kết hợp nầy thường là nguyên nhân của sự bất hòa trong Hội thánh của Chúa Cứu Thế Jesus. Nhiều người có từng trải sự biến đổi phần hồn của họ, nhưng sự biến cải đó chưa hề dẫn đến sự tái sinh tâm linh.
Một số người sẽ làm chứng về những đáp ứng kỳ diệu của sự cầu nguyện, thậm chí các phép lạ như hồi phục cơ thể, song những điều nầy không nhất thiết liên hệ với phần linh, và cũng không là sự xác quyết tái sinh tâm linh.
Sự tái sinh chân thật về tâm linh có thể được xác định bằng kết quả của Thánh Linh liệt kê trong Galatians 5:22-23: “Nhưng quả của Thánh Linh là tình yêu, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, mềm mại,nhân từ, thành tín, khiêm nhu, tiết độ, không luật pháp nào chống lại các điều đó.” Hãychú ý câunầy không nói rằng “quả của phần hồn” song “quả của Thánh Linh.” Nếu chúng ta gìn giữ hai thực thể quan trọng nầy riêng biệt như đã được thiên định, chúng ta sẽ không bị đẩy đưa bởi những cơn gió giáo thuyết, bởi chúng ta đã trở nên những người thuộc linh tin cậy nơi Lời Thượng Đế như là linh lương của chúng ta.
XÁC.
Phần thứ ba trong con người là thể xác. Hồn chúng ta nuông chiều thể xác và thỏa mãn những ham muốn của nó. Như chúng ta đã thấy, linh là yếu tố phân rẽ trong sự liên hệ với thân thể. Trong Galatians 5:16-17, chúng ta đọc: “... Hãy đi trong Thánh Linh, và không nên làm theo những đam mê của nhục dục. Bởi nhục dục ham muốn nghịch lại Thánh Linh, và Thánh Linh nghịch lại nhục dục: và những điều nầy trái nghịch lẫn nhau, hầu cho anh em không thể làm điều mình muốn.” Trong câu nầy, chúng ta thấy rằng xác thịt “... ham muốn nghịch lại tâm linh.” Ở đây, chúng ta được ban cho chìa khóa để tránh khỏi phá sản tâm linh. Xác thịt luôn luôn tự hào chính mình là tâm linh, nó “... ham muốn nghịch lại tâm linh.” Tuy nhiên Kinh Thánh dạy rằng xác thịt không được lời hứa nào: “Nhục thể và huyết sẽ không được hưởng vương quốc Thượng Đế.” Chúng ta được dựng nên từ bụi đất và đó là nơi chúng ta phải trở về, trừ khi biến cố Cất Lên xảy đến trước.
Những việc làm của nhục thể cũng được mô tả tóm lược trong Galatians 5:19-21 : “Bây giờ những việc làm của nhục thể rõ ràng là những điều nầy: gian dâm, thông dâm, bất khiết, dâm đãng, thờ hình tượng, tà thuật, hận thù, bất hòa, ganh tị, thịnh nộ, tranh chấp, gây rối, dị giáo, đố kỵ,bè phái, sát hại, say rượu, tham ăn, và những điềunhư:tôi nói trước cho anh em, tôi cũng đã nói với anh em trong thời gian qua, rằng họ làm những việc như thế sẽ không được hưởng vương quốc Thượng Đế.”
Do đó, muốn hiểu con người, trước nhất chúng ta phải hiểu ba phần trong con người: linh, hồn và xác.
Rất nhiều bộ sách tài liệu cho thấy có những phương tiện khác nhau trong đó con người đã cố thử tìm cầu sự tiếp trợ từ Thượng Đế. Làm điều nầy, con người đã cho phép trí tưởng tượng của mình tự do sản xuất đủ loại hình tượng và ảnh tượng với ý nghĩa tượng trưng hoặc thay thế Thượng Đế. Hành động nầy được chính thức gọi là sự “tôn thờ thần tượng.”
Trước khi Moses qua đời, Ông nói: “...Các ngươi đã thấy những ghê tởm của chúng nó, các thần tượng của chúng nó, bằng gỗ và đá, bạc và vàng, trong vòng chúng nó” (Luật Truyền 29:17). Câu nầy rõ ràng dạy chúng ta rằng các thần tượng trong bất cứ hình thức nào đều được kể là ghê tởm đối với Thượng Đế.
Khoảng 800 năm sau, Tiên tri Habakkuk đã công bố điều nầy: “Tượng chạm do tay thợ làm ra thì ích gì, và tượng đúc là thầy dối láo, mà người thợ lại tin những thần tượng câm do tay mình làm ra! Khốn cho kẻ nói với gỗ rằng: ‘Hãy thức dậy,’ và nói với đá câm rằng: ‘Hãy chổi lên.’ Nó sẽ dạy dỗ chăng? Nầy, nó được bọc bằng vàng và bạc, và không chút hơi thở trong nó” (Hab. 2:18-19). Sự khác biệt rõ rệt giữa các thần tượng và Thượng Đế Hằng Sống được bày tỏ trong câu 20: “Nhưng Chúa ngự trong đền thánh của Ngài: hỡi cả trái đất hãy im lặng trước mặt Ngài.”
Một số người có thể nói: “Điều đó đến từ Cựu Ước, đó là cổ sử!” Có thể đúng, nhưng chúng ta phải nhớ rằng Lời Thượng Đế là vĩnh cửu; quá khứ, hiện tại và tương lai là một, bất di bất dịch. Hầu như cùng những biến cố giống như vậy xảy ra ngày nay, và sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng ta đọc những lời sau đây trong Khải Thị 9:20: “Và số còn lại trong loài người đã không bị giết bởi những tai vạ nầy, vẫn chưa thống hối về những việc làm bởi tay họ, vậy họ không nên thờ lạy ma quỉ, và các thần tượng bằng vàng, bạc, đồng, đá và gỗ: là những vật không thể thấy, không thể nghe, không thể đi.” Điều nào đã có thật từ nguyên khai, vì thiếu hiểu biết, loài người đã sáng chế vị thần cho riêng họ, đều được áp dụng cho chúng ta ngày nay, cũng như trong tương lai.
TÌNH TRẠNG TÔN THỜ THẦN TƯỢNG.
Không cần phải chi tiết, làm sao ngày nay chúng ta có thể trở nên phạm tội trong sự tôn thờ các thần tượng? Chỉ cần nói, sự tôn thờ thần tượng thời nay xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau. Tỉ dụ: nhiều người trong chúng ta không còn làm việc cho sự sống, thay vào đó, chúng ta làm việc để đạt một tiêu chuẩn xa hoa cao hơn. Chúng ta càng có nhiều, chúng ta càng muốn nhiều hơn. Con người không bao giờ thỏa mãn với cái mình có, họ luôn luôn muốn nhiều hơn.
Đây là điểm ghi nhận đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Thống kê định nghĩa sự kiện tốt là nền kinh tế tăng trưởng. Nếu không tăng trưởng, các chuyên gia nói rằng chúng ta đang trong tình trạng suy thoái.
Chúng ta chỉ thỏa mãn khi những sự việc tiếp tục tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta có thể lùi lại 50 hay 60 năm, chúng ta sẽ thấy những sự việc đã thay đổi không ngờ. Tuyệt đối không thể so sánh giữa khởi điểm và cuối điểm của thế kỷ vừa qua. Những người sống trong đầu thập niên 1900 chỉ đơn sơ chiến đấu để sống . Ngày nay, mục tiêu của chúng ta là muốn thấy chúng ta có thể đạt được mức độ xa hoa đến đâu? Đặc biệt thế giới Tây phương đã phạm tộitôn thờ sự thành công. Hành vi đó được gọi là “tôn thờ thần tượng kinh tế.” Xin ghi nhớ tư tưởng nầy, bởi đây là chủ đề chính yếu của chương nầy.
TÔN THỜ THẦN TƯỢNG THUỘC LINH.
Hiểm họa lớn nhất của chúng ta nằm trên mức độ tâm linh. Qua nhiều năm trong mục vụ, tôi nhận thấy thời kỳ khó khăn nhất mà chúng ta từng trải trong việc rao truyền Lời quí báu của Thượng Đế, là khi nền kinh tế tốt đẹp, tình trạng thất nghiệp thấp với những lợi tức cao. Trong những thời kỳ xấu, đánh dấu bởi tình trạng thất nghiệp cao và nền kinh tế yếu, dường như dân chúng trở nên đói khát Lời Thượng Đế, và nhiệt tình muốn ủng hộ công cuộc truyền giáo bằng cách rộng lượng tiếp trợ.
Điều nầy không phải bất thường. Moses đã cảnh cáo dân sự của Ông về sự thịnh vượng: “Khi các ngươi được ăn và no đủ, thì các ngươi chúc tụng Chúa là Thượng Đế các ngươi, bởi đất đai tốt lành mà Ngài đã ban cho các ngươi. Rồi lòng các ngươi lên cao, các ngươi quên Chúa là Thượng Đế các ngươi, là Đấng đã đem các ngươi ra khỏi xứ Egypt, ra khỏi nhà nô lệ” (Truyền Luật 8:10-14). Vậy, chúng ta có thể chính đáng kết luận rằng an bình và thịnh vượng đem lại hiểm họa lớn nhất.
Trong những thời kỳ xấu, chúng ta kêu khóc với Thượng Đế và khẩn cầu Ngài can thiệp. Dù vậy, khi được bình an và thịnh vượng, chúng ta tự hào rằng chính chúng ta làm chủ trên vận mệnh của chúng ta. Để hiểu được con người và thế giới mà họ sống trong đó, chúng ta phải phân giải vấn đề nầy từ một quan điểm Kinh Thánh.
Hai chữ chính yếu – đa dạng và nhất thể - sẽ nổi bật trong chương nầy, và cho chúng ta thấy chúng ta đến từ đâu, chúng ta đang ở đâu, và chúng ta sẽ về đâu? Để bắt đầu, chúng ta hãy tìm hiểu về Thượng Đế được khải thị cho chúng ta trong Kinh Thánh như Đấng Thiên Phụ, Đấng Thiên Tử,và Đấng Thánh Linh.
THƯỢNG ĐẾ BA NGÔI.
Tính cách đơn nhất của Thượng Đế được khải thị trong phương vị Thượng Đế Ba Ngôi. Mặc dù biệt danh nầy thật sự không tìm thấy trong Kinh Thánh, chúng ta biết một Thượng Đế “Tam nhất” được dạy rõ ràng trong nội dung.
Thật ra, ba câu đầu tiên trong Kinh Thánh trình bày rõ ràng Thượng Đế được khải thị trong ba thân vị.
THƯỢNG ĐẾ ĐẤNG THIÊN PHỤ.
“Lúc nguyên khởi, Thượng Đế tạo nên trời và đất” (câu 1).
THƯỢNG ĐẾ ĐẤNG THÁNH LINH.
“Đất vô hình dạng và trống không; và sự tối tăm ở trên mặt vực thẩm. Thần Linh Thượng Đế vận hành trên mặt các vùng nước” (câu 2).
THƯỢNG ĐẾ ĐẤNG THIÊN TỬ.
“Thượng Đế phán: ‘Hãy có ánh sáng: liền có ánh sáng’” (câu 3). Khi Thượng Đế phán, ấy là Lời của Thượng Đế, Lời đó đã trở thành nhục thể. Điều nầy được xác nhận trong ký thuật Phúc Âm của Thánh đồ John: “Lúc nguyên khởi đã có Thiên Ngôn (Lời của Thượng Đế), Thiên Ngôn ở cùng Thượng Đế, và Thiên Ngôn là Thượng Đế. Thiên Ngôn ở cùng Thượng Đế lúc nguyên khởi. Mọi vật được tạo nên bởi Ngài; và không vật chi đã được tạo nên mà chẳng bởi Ngài”(John 1:1-3).
Lần thứ nhất Thượng Đế tự xưng chính Ngài trong một dạng thức số nhiều khi Ngài tạo người nam theo hình ảnh Ngài: “Thượng Đế phán: Chúng ta hãy tạo người nam theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (Sáng thế 1:26). Sau đó trong Sáng thế 11:7, khi con người xây dựng Tháp Babel, chúng ta đọc thấy: “Hãy đi, chúng ta hãy xuống đó...” Chú ý cách dùng chữ “chúng ta” Thượng Đế đã nói chuyện với ai?
Chúng ta có thể mô tả sự hợp nhất kỳ bí của Thượng Đế Đấng Thiên Phụ, Đấng Thiên Tử và Đấng Thánh Linh chăng? Không ai có thể. Tại sao không? Bởi tri thức của chúng ta giới hạn và không thể hiểu thấu những sự việc vĩnh cửu của Thượng Đế.
Nhiều người đã thử giải thích, hoặc biện minh, về thực chất của “Ba Ngôi” đều thất bại. Nhiều trường hợp, trong đó có các nhóm biệt đạo, giáo lý về Ba Ngôi bị loại bỏ và bị gán là dị giáo! Nhưng tính cách hiệp nhất tuyệt hảo nầy, bảo tồn Ba ngôi dạng riêng biệt, là giáo lý căn bản được dạy trong Kinh Thánh.
Chúa Jesus bày tỏ sự hiệp nhất nầy trong lời cầu nguyện của Ngài như vị Thượng Tế (John 17:22-23): “Sự vinh quang Cha ban cho con, con đã ban lại họ; hầu cho họ có thể nên một, như chúng ta là một: con trong họ, và Cha trong con, hầu cho họ có thể được trọn vẹn trong một; và hầu cho nhân gian có thể biết rằng Cha đã sai con và yêu họ, như Cha đã yêu con.”
Vậy chúng ta thấy rằng, để hiểu rõ Thượng Đế, trước nhất chúng ta phải có sự hiểu biết thuộc linh về Ba Ngôi.
THUYẾT BA NGÔI TRONG CON NGƯỜI.
Sứ đồ Paul viết cho Hội thánh Thessalonica: “Chính Thượng Đế của sự bình an thánh hóa anh em trọn vẹn, và tôi nguyện xin Thượng Đế ban trọn vẹn phần linh, phần hồn và phần xác anh em được gìn giữ không chê trách được, cho tới khi Đấng Christ Jesus Chúa chúng ta đến” (I Thes. 5:23). Từ đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy rằng con người cũng có ba phần: linh, hồn và xác. Xác đến từ đất và trở về với đất. Linh đến từ Thượng Đế và trở về cùng Thượng Đế. Kinh Thánh dạy rằng: “Cát bụi sẽ trở về với đất như nguyên thể, và tâm linh sẽ trở về cùng Thượng Đế là Đấng đã ban cho” (Truyền đạo 12:7). Hồn nối liền với linh và xác. Con người “thật” là linh và hồn của chúng ta, không phải thân xác dễ hủy hoại của chúng ta. Là tín đồ trong Chúa Jesus Christ, chúng ta được sanh lại bởi Thần Linh Ngài. Chúng ta được ở trong sự hiện diện của Chúa ngay lúc chúng ta từ bỏ thể xác chúng ta. Tại sao? Bởi Kinh Thánh dạy rằng: “...nhục thể và huyết sẽ không được hưởng vương quốc Thượng Đế.” Sự biến hóa thân thể xảy ra trong thời Hội Thánh Cất Lên.
Không như thân xác, cả linh và hồn chúng ta không thể định nghĩa bằng các danh từ y học. Nói cách khác, chúng ta không thể yêu cầu một y sĩ điều trị một vấn đề thuộc về hồn hoặc linh của chúng ta. Hồn và linh thoát khỏi con dao mổ của nhà phẫu thuật. Trong văn chương, hồn và linh không thể trở thành đề tài cho một nhà văn dù là người có nhiều tác phẩm nhất. Thế giới trí thức chạm trán với huyền bí khi họ cố gắng phân giải hồn và linh.
Trong vài thập niên qua, khoa y học đã tiến bộ đáng chú ý, và hoàn thành những kết quả gần như phép lạ, cùng những phương pháp tân kỳ và dược phẩm lạ lùng; dù vậy, khoa y học phải im lặng khi chạm đến hồn và linh.
Kinh Thánh nói rất nhiều về hồn. Trong bản dịch King James, chữ “hồn” và “những hồn” xuất hiện khoảng 536 lần. Trong hầu hết các trường hợp, chữ “hồn” được dùng cách rộng rãi. Thật vậy, Kinh Thánh dùng chữ “hồn” cả khi nói về đời sống con người. Hồn là thành phần quan trọng trong thân thể con người. bởi “...trọn vẹn linh, hồn và thân thể anh em được gìn giữ không chê trách được, cho tới khi Đấng Christ Jesus Chúa chúng ta đến.”
Vậy, sự khác biệt giữa linh, hồn và xác như thế nào?
LINH.
Linh của người tín đồ được sanh bởi Thần Linh Thượng Đế. Thánh linh của chúng ta nhận lãnh Thần Linh từ Thượng Đế, và kết quả, không những sự cứu độ của chúng ta được bảo đảm trường cửu, và chúng ta cũng được bảo đảm quyền thừa kế, “Ngài là Đấng bảo chứng cho quyền thừa kế của chúng ta cho tới khi những kẻ thuộc về Ngài được cứu chuộc, để ca ngợi tôn vinh Ngài.” (Eph. 1:14). Một người trở nên một tạo vật mới khi người ấy được sanh lại.
II Corinthians 5:17 viết rằng: “Do đó, nếu người nào ở trong Đấng Christ, thì người ấy là một tạo vật mới: những việc cũ qua đi; nầy, hết thảy mọi sự đều trở nên mới.” Chú ý những chữ “hết thảy mọi sự” chỉ liên hệ với con người mới. Điều nầy không kể đến thân thể. Khi chúng ta đọc trọn nội dung của chương đó, chúng ta thấy rằng dưới sự cảm ứng của Đức Thánh Linh, Sứ đồ Paul kể mình như đã chết trong Đấng Christ. “... một người đã chết cho tất cả, thì mọi người đều đã chết... vậy từ nay về sau không ai sống theo nhục dục...” (câu 14, 16). Do đó, nếu chúng ta “ở trong Đấng Christ,” thì “hết thảy mọi sự đả trở nên mới.”
Bây giờ, hồn và xác của con người tái sanh phải lệ thuộc Đức Thánh Linh, thuộc về Thượng Đế. Đây là trận chiến lớn nhất của tất cả tín hữu. Không phải là một tình trạng xấu, mà chúng ta có thể tự đặt mình trong đó, cũng không phải những cuộc chiến mà chúng ta chống lại các nhà chính trị gian trá, tội ác hay lạm dụng ma túy; trận chiến nghiêm trọng hơn hết xảy ra khi baphần của chúng ta – linh, hồn và xác – không hòa đồng.
Nhiều tín đồ ngày nay, trong giai đoạn chót của thời kỳ cuối cùng, lầm lẫn giữa linh và hồn và tự đặt mình trong một cuộc chiến thất bại nghịch lại kẻ ác.
Làm sao chúng ta có thể bảo toàn chiến thắng? Bằng cách chú trọng những lời được ban cho chúng ta trong Kinh Thánh,
“Bởi Lời của Thượng Đế sống động và quyền lực, sắc hơn mọi gươm hai lưỡi, đâm thấu đến độ phân rẽ hồn và linh, xương và tủy, cùng phân biệt các tư tưởng và ý định trong lòng.” (Heb 4:12). Nên chú ý rằng Lời Thượng Đế phân rẻ hồn và linh. Căn cứ trên sự kiện đó, một người thuộc linh sẽ biếthọ được dẫn dắt bởi hồn hay linh?
HỒN.
Như tôi vừa nói, hồn và linh không thể được nhận dạng bằng khoa học hay y học; dù vậy, con người có hồn. Hồn không thể lẫn lộn với xác. Tiếc thay, sự lẫn lộn thường xảy ra khi đọc Kinh Thánh. Hình như các nhà chuyển dịch đã gặp khó khăn để phân biệt giữa sự sống của một người trong nhục thể với huyết và hồn. Vậy hồn là gì? Hồn là một ngõ thông nhờ đó chúng ta liên hệ với thế gian nhận dạng được bằng mắt, vậy hồn chúng ta trực hệ nhục thể và huyết của chúng ta. Chính nhờ hồn chúng ta cảm biết vui hay buồn. Chính hồn khiến chúng ta khóc đắng cay khi chúng ta chạm phải thất vọng hay thảm trạng. Chính hồn nâng chúng ta lên những chiều cao thiên thượng khi chúng ta từng trải phước hạnh, thịnh vượng và trạng thái tốt đẹp. Bạn có thể nói rằng hồn là bộ phận điều khiển những cảm xúc của chúng ta. Thật quan trọng phải nhấn mạnh rằng điều nào thuộc về hồn thì không thể lẫn lộn với điều nào thuộc về linh. Sự kết hợp nầy thường là nguyên nhân của sự bất hòa trong Hội thánh của Chúa Cứu Thế Jesus. Nhiều người có từng trải sự biến đổi phần hồn của họ, nhưng sự biến cải đó chưa hề dẫn đến sự tái sinh tâm linh.
Một số người sẽ làm chứng về những đáp ứng kỳ diệu của sự cầu nguyện, thậm chí các phép lạ như hồi phục cơ thể, song những điều nầy không nhất thiết liên hệ với phần linh, và cũng không là sự xác quyết tái sinh tâm linh.
Sự tái sinh chân thật về tâm linh có thể được xác định bằng kết quả của Thánh Linh liệt kê trong Galatians 5:22-23: “Nhưng quả của Thánh Linh là tình yêu, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, mềm mại,nhân từ, thành tín, khiêm nhu, tiết độ, không luật pháp nào chống lại các điều đó.” Hãychú ý câunầy không nói rằng “quả của phần hồn” song “quả của Thánh Linh.” Nếu chúng ta gìn giữ hai thực thể quan trọng nầy riêng biệt như đã được thiên định, chúng ta sẽ không bị đẩy đưa bởi những cơn gió giáo thuyết, bởi chúng ta đã trở nên những người thuộc linh tin cậy nơi Lời Thượng Đế như là linh lương của chúng ta.
XÁC.
Phần thứ ba trong con người là thể xác. Hồn chúng ta nuông chiều thể xác và thỏa mãn những ham muốn của nó. Như chúng ta đã thấy, linh là yếu tố phân rẽ trong sự liên hệ với thân thể. Trong Galatians 5:16-17, chúng ta đọc: “... Hãy đi trong Thánh Linh, và không nên làm theo những đam mê của nhục dục. Bởi nhục dục ham muốn nghịch lại Thánh Linh, và Thánh Linh nghịch lại nhục dục: và những điều nầy trái nghịch lẫn nhau, hầu cho anh em không thể làm điều mình muốn.” Trong câu nầy, chúng ta thấy rằng xác thịt “... ham muốn nghịch lại tâm linh.” Ở đây, chúng ta được ban cho chìa khóa để tránh khỏi phá sản tâm linh. Xác thịt luôn luôn tự hào chính mình là tâm linh, nó “... ham muốn nghịch lại tâm linh.” Tuy nhiên Kinh Thánh dạy rằng xác thịt không được lời hứa nào: “Nhục thể và huyết sẽ không được hưởng vương quốc Thượng Đế.” Chúng ta được dựng nên từ bụi đất và đó là nơi chúng ta phải trở về, trừ khi biến cố Cất Lên xảy đến trước.
Những việc làm của nhục thể cũng được mô tả tóm lược trong Galatians 5:19-21 : “Bây giờ những việc làm của nhục thể rõ ràng là những điều nầy: gian dâm, thông dâm, bất khiết, dâm đãng, thờ hình tượng, tà thuật, hận thù, bất hòa, ganh tị, thịnh nộ, tranh chấp, gây rối, dị giáo, đố kỵ,bè phái, sát hại, say rượu, tham ăn, và những điềunhư:tôi nói trước cho anh em, tôi cũng đã nói với anh em trong thời gian qua, rằng họ làm những việc như thế sẽ không được hưởng vương quốc Thượng Đế.”
Do đó, muốn hiểu con người, trước nhất chúng ta phải hiểu ba phần trong con người: linh, hồn và xác.
Send comment