I. GIÁO HỆ JERUSALEM.
Chúa nhật, 8 giờ sáng.
Peter nhìn ra cửa và thấy quang cảnh bên dưới. Từ xa, Ông có thể thấy được về hướng tây, con đường hẹp đông nghẹt dân chúng. Ngay bên cạnh Ông về hướng đông là khuôn viên Đền thờ, chen chút hơn phần tư triệu người. Chỉ mấy phút qua, tất cả những người nầy di chuyển chậm chạp song đều đặn hướng về Đền thờ. Nhưng bây giờ, họ đã ngừng và quay lại. Mọi cặp mắt dường như nhìn lên Peter. Mọi gương mặt dường như cầu xin được giải thích về điều họ vừa thấy.
Peter vội vàng chạy xuống những bậc thang và lao mình qua đám đông. Ông cố vượt tới một vị trí thuận lợi, từ đó mọi người có thể thấy và nghe Ông – cả đám người hành hương đứng ngoài đường và khối người đang thờ phượng bên trong khuôn viên Đền thờ.
Trong khi Peter tìm cách đi qua đám đông, các giáo hữu còn lại trên phòng cao cũng tuôn ra ngoài cửa và chạy theo Ông vào đường phố. Trong chốc lát, Peter bước tới cạnh sân Đền thờ. Ông quay mặt về đám đông. Liền sau đó, mười một người kia chen lấn qua đám đông, đến đứng cạnh Ông.
Peter giơ tay lên. Toàn thể đám đông yên lặng.
Con người Peter nầy là ai? Mười một người kia là ai, đứng sững như một bức tường bên cạnh Ông? Đám thính giả khổng lồ ấy từ đâu đến? Tại sao mọi người thình lình rất muốn nghe Peter nói?
Đó là ngày Chúa nhật 30 tháng Năm, năm 30 sau Công nguyên. Lúc ấy khoảng 8 giờ 30 sáng.
Họ là những người Jews (Do thái giáo). Họ đến từ khắp nơi trong Đế quốc Rome (La-mã). Đã mấy tuần, họ ở trong những chiếc thuyền, trong các toa xe hay trên những con lộ, vượt qua biển và lục địa để tới đây. Họ là những du khách. Họ đi về quê hương tổ tiên để dự đại lễ hằng năm tại đó, thành phố thủ đô. Hôm nay, những người ngoại quốc có mặt trong thành phố với con số khủng khiếp 500.000. Họ chen lấn từng phân đất trên lối đi của họ trong một dặm vuông – đó là Jerusalem. Sáng sớm Chúa nhật nầy, hết thảy bọn họ rời khỏi phòng ngủ, quán trọ, cùng những chiếc đệm của họ trên đường, rồi đổ xô vào khu Đền thờ để dự lễ Ngũ tuần.
Đây là lần đầu, nhiều người trong số nầy được thấy Thành Thánh. Rất dễ phân biệt giữa các du khách và 100.000 dân thường trú. Đa số bọn họ nói tiếng Hebrew với cách phát âm dầy đặc. Tiếng nói mẹ đẻ của họ là Greek (Hi- lạp), Latin hoặc một trong hằng tá ngôn ngữ khác trong Đế quốc Rome.
Thật vậy, có một điều gì liên hệ đến các ngôn ngữ khiến những người nầy phải chú ý. Suốt buổi sáng, từ rạng đông, những người hành hương không ngớt đi xuống đường nầy, qua khỏi căn phòng cao là nơi các môn đồ nhóm lại, rồi đến khuôn viên Đền thờ. Nhưng khoảng 8 giờ sáng, đoàn người đột nhiên dừng lại. Họ có nghe một âm thanh rì rầm nhè nhẹ trên trời. Họ nhìn lên, nghe và chờ đợi. Lần hồi âm thanh dậy lên rầm rộ xé tai như tiếng gió thổi với tốc độ của một cơn bão. Trong khi nghe, họ bắt đầu nhận thức rằng âm thanh đó di chuyển xuống đất. Dường như hướng về ngôi nhà hai tầng ngay cạnh khuôn viên đền thờ. Rồi tiếng rầm rộ điếc tai đó thật sự đi vào căn phòng trên tầng thứ hai!
Không ai biết việc gì xảy ra kế tiếp. Mọi người chỉ đứng đó, chờ đợi và lạ lùng. Phải chăng đây là cuộc phán xét của Thượng Đế? Ngôi nhà sẽ sụp đổ, có lẽ bùng cháy chăng? Nhưng lời giải đáp đến nhanh chóng.
Thình lình, những tiếng thét vui mừng nhất chưa người nào từng nghe, khởi sự tuôn ra từ những cửa sổ của ngôi nhà. Âm thanh nghe như một số đông người trên đó. (Con số thật sự là 120).
Mọi cặp mắt đều chăm nhìn về gian phòng tầng hai.
Chập sau, cửa mở, một người nam lao ra khỏi phòng. Có thể họ tưởng anh chàng nầy điên, ngoại trừ gương mặt anh rạng ngời. Anh ca ngợi Thượng Đế với hết cao độ trong tiếng nói của anh. Anh bắt đầu kêu gọi dân chúng phía dưới đường phố, bằng ngôn ngữ địa phương Galilean quê hương anh. Sau đó, trước sự lạ lùng của mọi người, anh khởi sự công bố những điều về Đấng Giải Cứu... bằng một ngôn ngữ lạ! Gần như cùng lúc đó, một người Galilean khác, lao qua cửa, tuôn ra những lời tôn vinh Thượng Đế bằng ngôn ngữ Greek tuyệt hảo. Không lâu sau, một người khác trông như man dại, đi ra, vung vẩy với ngôn từ Latin. Tiếp đến một người khác, nói tiếng Egyptian, Và một người khác, Persian, Rồi thêm nhiều người Galileans, thêm nhiều ngôn ngữ khác! Hết thảy đều ca ngợi Thượng Đế và tôn cao Đấng Giải Cứu. Hết thảy đều công bố những điều về Chúa Jesus người Nazarene – sự chết của Ngài, sự sống lại của Ngài. Hết thảy đều nói rằng Thượng Đế đã lập Jesus nầy làm Chúa và Đấng Cứu Thế!
Dân chúng trên đường phố kinh ngạc điếng người. Không ai từng thấy hay nghe điều nào giống như vậy. Và đối với một số người đa nghi trong đám đông, thì điều đó hơi quá mức. Một người hét lên: “Tất cả bọn đó say rượu. Chỉ thế thôi. Bọn đó say rượu.” Đám đông xôn xao và cười rộ. Ít nhất đây là một lối giải thích hợp lý cho tất cả những sự việc lạ lùng xảy ra.
Nhưng lời cáo tội nầy cũng đồng thời truyền lên gian phòng từng hai đó, đến tai Simon Peter. Tức thì, Ông quyết định đi ra ngoài và nói với dân chúng. Ông muốn giải thích vắn tắt cho họ hiểu rằng điều họ thấy không phải chỉ là một bọn người vui say.
Khi Peter bước ra khỏi gian phòng, Ông phải ý thức được rằng mấy phút sau cùng là một số trong những sự kiện ngoạn mục và quan trọng nhất trong tất cả sử biên nhân loại. Lịch sử được ghi chép theo từng phút. Những việc từ trước chưa hề biết, nghe hoặc mơ tưởng đến, đang được bày tỏ cho hành tinh nầy. Chỉ mấy phút vừa qua, chính Thần Linh Chúa đã giáng xuống và bao phủ con người! Vương quốc Thượng Đế, một Vương quốc cho tới lúc nầy chỉ giới hạn cho cõi thiên thượng, và trong cùng giờ đó đã di chuyển xuống địa cầu. Địa cầu được Vương quốc Thượng Đế chiếm hữu! Nhưng biến cố lớn hơn hết là điều nầy: Hội thánh được sanh ra!
Kể từ ngày nầy, hành tinh sẽ không còn như trước. Trang nhất của lịch sử Hội thánh đã được ghi chép.
Khi Peter chạy xuống những nấc thang lầu, một điểm nối trong những mối quan hệ của Thượng Đế với con người đang được vói tới. Đúng lúc đó, Tinh thần Sứ đồ cũng được sanh ra. Tinh thần Sứ đồ và Hội thánh luôn luôn song hành với nhau.
Có thể Peter đã biết những sự nầy khi Ông bước vào sân Đền. Nhưng Ông không biết rằng Ông sắp đem một sứ điệp hào hùng nhất chưa một người trần tục nào ban ra. Thật sự Peter định nói rất ít khi Ông quay lại đối diện đám đông, bên cạnh mười một môn đồ khác. (Thưa không, họ không còn là “mười hai môn đồ;”ngay lúc nầy họ đã trở thành “mười hai Sứ đồ.”)
Trước khi Peter nói, chúng ta có thể sáng suốt để học thêm chút ít về Ông. Hội thánh mới được thành lập không đầy một giờ, và chính Peter là người đầu tiên bước lên tòa giảng trong lịch sử Hội thánh. Chính nhờ Peter bước vào nên mở màn cho câu chuyện lịch sử Hội thánh Đầu tiên.
Về địa vị của Ông trong xã hội, Simon Peter là một người lưới cá để bán. Ông khoảng 30 tuổi. Hầu hết trong đời Ông, nổi tiếng là một người nói năng bất cẩn, giễu cợt, nông cạn và ồn ào. Trọn đời Ông chưa bao giờ đọc một quyển sách. Ông thất học. Thậm chí Ông cũng không thể ký chính tên mình.
Khoảng hơn 4 năm, Peter là một trong số người hiếu kỳ đi ra nơi hoang dã để nghe John the Baptist. Cho tới lúc đó, Ông chỉ là một bộ mặt trong đám đông, như một trong hàng tỉ người vô danh, không ai biết, những người trải qua khắp sử biên thời gian, tuyệt đối không ai để ý.
Khi Peter nghe John the Baptist, lòng Ông bị cáo trách nặng nề. Những lời của John đụng đến Ông như búa bổ. Peter tan vỡ. Thống hối, buồn rầu, và thức tỉnh trong tội lỗi, Ông quay về với Thượng Đế Hằng sống.
Vài tháng sau, Simon ra đi để nghe và gặp một Đấng Tiên tri khác - Jesus người Nazarite. Thỉnh thoảng Ông đi theo Chúa Jesus. Cuối cùng, cảm xúc bởi những điều Ông đã thấy và nghe, Ông bắt đầu đi theo Chúa khắp nơi, ngày và đêm. Ông trở nên một trong hàng trăm người dành hết thời gian để theo Chúa.
Một ngày kia, Chúa Jesus nhìn quanh, thấy Peter và nói: “Hãy theo Ta.” Chúa Jesus riêng tư và nghiêm trọng. Simon đáp ứng: Ông bán hết mọi thứ Ông có trên đất nầy ngoại trừ những quần áo trên lưng Ông, rồi Ông đi theo Chúa. Kể từ đó, Chúa cho phép Ông vào vòng tương giao thân cận không tới 20 người.
Suốt ba năm rưỡi kế tiếp, Simon Peter không bao giờ xa tầm mắt Chúa. Ông sống và thở, ăn và ngủ luôn luôn trong sự hiện diện Chúa Jesus Christ. Từng trải đó đã biến đổi cuộc đời Ông lớn lao. Dù vậy, Peter vẫn chứng tỏ là một môn đồ còn đầu óc nặng nề và mù mịt. Ngay khi Chúa Jesus bị bắt, Ông còn muốn gọi lửa từ trời đổ trên thị trấn, hoặc cố chống cự bằng một lưỡi gươm. Sự chối bỏ, thập giá và ba ngày sau thập hình của Chúa Jesus đã thay đổi tất cả. Rồi cuối cùng, Peter trở thành một người tan vỡ. Sau khi Chúa Jesus Christ về trời, Peter và những người khác biệt riêng mười ngày kiêng ăn và liên tục cầu nguyện. Suốt mười ngày đó, sự thống hối và nước mắt của Ông tuôn tràn như thác đổ. Ông trở nên một người tan vỡ, hổ thẹn và hạ mình. Cuối cùng, Peter thấy được con người thật của Ông.
Thế nên, đây là một con người tự cắt đường lối mình ra khỏi đám đông. Các tư tưởng của Ông trọn vẹn thuộc về Chúa. Ngày nay, Peter đơn sơ là một hạt thóc bị chà đạp và sàng sảy, chỉ là một phần nhỏ của một ổ bánh lớn. Peter không là gì cả! Một con người nhu mì sẽ công bố trước đám đông.
Đó là Peter một Sứ đồ mềm mại, nhạy cảm, Ông nhìn ra khối người đang ngơ ngác. Gương mặt Ông xúc động. Đôi mắt Ông rướm đỏ, đầy nước mắt. Hẳn Ông không biết rằng Ông đang đặt những định chuẩn cho hết thảy các Sứ đồ đến sau Ông. Nhưng Peter đã được chuẩn bị cho giây phút nầy: thống hối, gặp Đấng Christ, đi theo Ngài, bán và mất tất cả, không còn gì cả, được gọi và chọn để làm một Sứ đồ, gần bốn năm sống trong sự hiện diện của Chúa, không phục dịch, không công tác, không mục vụ, không “chứng đạo” đáng kể, chỉ là những năm sống với Chúa, rồi đến thập giá. Sau đó là sự cầu nguyện, lòng tan vỡ và Đức Thánh Linh. Cuối cùng, sau tất cả những điều nầy, hôm nay Ông được Chúa sai đi. Ngay chính giờ phút nầy, Ông đã trở thành một “người được sai đi, một Sứ đồ.”
Mục tiêu của một Sứ đồ là xây dựng hội thánh, và Simon Peter sắp đi vào công trường xây dựng.
Độc giả thân mến, khi câu chuyện về hội thánh đầu tiên được mở ra, chúng tôi sẽ, từng lúc, nhặt ra những tư tưởng liên tục vấn vương suốt ký sự nầy. Dòng tư tưởng đầu tiên chúng tôi gặp được là do Simon Peter ban cho chúng ta. Tinh thần Sứ đồ được sinh ra nơi Ông, cùng lúc hội thánh được khởi hiện. Không có các Sứ đồ, hội thánh sẽ không bao giờ được phôi thai.
Cứu Thế giáo ngày nay đã lưu lạc quá xa Hội thánh đầu tiên. Phải cần sự phục hồi. Chắc chắn, điều đầu tiên cần được phục hồi trong Hội thánh là điều đầu tiên Chúa đã ban cho Hội thánh: các Sứ đồ. Không có sự phục hồi trọn vẹn chức vụ nầy, tất cả những tranh luận, những hy vọng, những giấc mơ và dự án khác, để thấy được hội thánh chân chính như hội thánh đầu tiên, đều vô nghĩa.
Do đó, khi chúng ta nhìn Peter cùng 11 người đứng bên Ông, thì nên nhớ rằng chúng ta đang chứng kiến nguyên khởi của tinh thần Sứ đồ, bí quyết đầu tiên của sự vĩ đại trong Hội thánh đầu tiên. Sự phục hồi hội thánh trong thế kỷ nầy đòi hỏi, trước tiên và hơn hết, phục hồi chức vụ nầy.
Lúc đó khoảng 8 giờ 45 sáng. Peter chậm rãi bắt đầu: “Hỡi anh em (Do thái giáo) và dân chúng, những người mà anh em thấy ở đây không say rượu như một số trong anh em nói. Bây giờ chưa đến 9 giờ sáng.” Peter định kết thúc trọn sứ điệp bằng lời nầy. Nhưng, ngay lúc Ông đưa ra lời giải thích đơn sơ đó, Ông nhận thấy toàn thể đám đông vẫn đứng, im lặng và chờ đợi, muốn được nghe thêm những lời khác. Khi đó, một tư tưởng thoáng qua trí Ông. Ông đã nói cho họ biết những điều không phải. Tại sao Ông không nói với họ những điều phải?
Peter tiếp tục. Ông bắt đầu giải thích đúng thật những điều đã xảy ra trên phòng cao bằng cách nhắc đến Joel, một tiên tri thời xưa. Từng chút, Peter làm sáng tỏ những điều dường như huyền bí của các biến cố buổi sáng đó.
Một lần nữa Ông đã muốn ngừng, nhưng ngay lúc đó Ông thấy rằng đám đông vẫn chăm chú nghe mọi lời của Ông. Bất chợt, một điều gì bùng dậy trong Peter. Sứ điệp về Đấng Christ từ nơi Ông tuôn tràn như thác đổ. Trong một lúc lâu, mọi người đứng chết trân. Những lời của Ông như những mũi tên bắn ra từ cây cung giương thẳng.
Thình lình, một người từ đám đông kêu to lên, vừa la vừa khóc: “Chúng tôi phải làm gì để được cứu?” Đức Thánh Linh, quá mới mẻ với việc làm của Ngài trên đất, đã vận hành qua toàn thể đám đông. Không một ai trong họ được từng trải như vậy, một kinh nghiệm được Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi. Peter vội vàng chấm dứt cuộc nói chuyện. Sự chấm dứt của Ông cũng bất ngờ như lúc Ông khởi đầu. Bằng một câu sấm sét ngắn ngủi, vang dội khắp bề rộng và bề sâu của toàn khu đền thờ, Peter gào lên lời giải đáp: “Phải thống hối và chịu phép trầm mình trong danh Đấng Cứu Thế Jesus!” Chỉ có vậy.
Tức thì, mười một Sứ đồ kia cảm thấy phải làm điều gì hơn nữa. Họ khởi sự di chuyển vào đám dân chúng, khuyến khích, công bố, giải thích, tuyên cáo, và trả lời những câu hỏi bằng mọi ngôn ngữ. Dù vậy, trong một đám đông lớn như thế, tất cả mọi người không thể hiểu rõ hết những lời của Peter. Mỗi người trong mười một sứ đồ chọn một một điểm trong đám đông và bắt đầu giải đáp những câu hỏi và công bố về Đấng Christ. Kết quả tất cả mười hai Sứ đồ chia sẻ kinh nghiệm bằng tuyên cáo của Đấng Christ cho đám đông vô hạn.
Cho tới bấy giờ, chỉ có một loại tín đồ theo Đấng Christ: 120 người trên phòng cao. Nhưng khi 11 người đi vào đám đông, thì một sự kiện mới xảy ra. Bấy giờ, độc nhất 12 trong số 120 người. Bấy giờ, 108 môn đồ và 12 Sứ đồ. Chức vụ đầu tiên trong Hội thánh bấy giờ được sanh ra trọn vẹn và hoạt động trọn vẹn.
Khi mười hai Sứ dồ công bố Phúc âm cho hằng ngàn dân chúng trên đường phố, thì lễ tục bị quên đi. Dân chúng quay lại để nghe vị Sứ đồ gần nhất với ho. Họ vô cùng xúc động. Rõ ràng Thượng Đế đã trang bị cho mười hai người bằng quyền năng vĩ đại: hằng trăm người được cứu qua cuộc chứng đạo tập thể. Đến chiều, khoảng ba ngàn người cùng tiến ra khỏi các cổng thị trấn, đi xuống Sông Kidron để nhận phép Trầm mình. (Cũng có thể tại một hồ nước ngay trong thị trấn, chẳng hạn như Hồ Bethesda.)
Đó là một ngày vinh quang, lạ lùng, một ngày tôn vinh, và một ngày hân hoan trọng đại. Chưa hề có một ngày giống như vậy trong khắp lịch sử nhân lọai. Đức Thánh Linh đã giáng xuống từ thiên thượng, một sự kiện hệ trọng đã đến thế gian. Hội thánh đã được sanh từ 120 môn đồ. Sứ đồ giáo đã được thành lập. Hội thánh đã tăng trưởng, ngay trong ngày đầu tiên, từ 120 lên con số khoảng 3.120.
Đó là một ngày vinh quang; một ngày thật sự khó thể tin!
Để nhìn thấy một ngày thật sự khó thể tin như thế nào, chúng ta hãy quay về xem lại các biến cố trong hai tháng sau cùng đã đưa chúng ta đến giờ phút nầy.
(Trích dịch từ The Early Church của Gene Edwards)
(Kỳ tới: HAI THÁNG TRƯỚC )
Chúa nhật, 8 giờ sáng.
Peter nhìn ra cửa và thấy quang cảnh bên dưới. Từ xa, Ông có thể thấy được về hướng tây, con đường hẹp đông nghẹt dân chúng. Ngay bên cạnh Ông về hướng đông là khuôn viên Đền thờ, chen chút hơn phần tư triệu người. Chỉ mấy phút qua, tất cả những người nầy di chuyển chậm chạp song đều đặn hướng về Đền thờ. Nhưng bây giờ, họ đã ngừng và quay lại. Mọi cặp mắt dường như nhìn lên Peter. Mọi gương mặt dường như cầu xin được giải thích về điều họ vừa thấy.
Peter vội vàng chạy xuống những bậc thang và lao mình qua đám đông. Ông cố vượt tới một vị trí thuận lợi, từ đó mọi người có thể thấy và nghe Ông – cả đám người hành hương đứng ngoài đường và khối người đang thờ phượng bên trong khuôn viên Đền thờ.
Trong khi Peter tìm cách đi qua đám đông, các giáo hữu còn lại trên phòng cao cũng tuôn ra ngoài cửa và chạy theo Ông vào đường phố. Trong chốc lát, Peter bước tới cạnh sân Đền thờ. Ông quay mặt về đám đông. Liền sau đó, mười một người kia chen lấn qua đám đông, đến đứng cạnh Ông.
Peter giơ tay lên. Toàn thể đám đông yên lặng.
Con người Peter nầy là ai? Mười một người kia là ai, đứng sững như một bức tường bên cạnh Ông? Đám thính giả khổng lồ ấy từ đâu đến? Tại sao mọi người thình lình rất muốn nghe Peter nói?
Đó là ngày Chúa nhật 30 tháng Năm, năm 30 sau Công nguyên. Lúc ấy khoảng 8 giờ 30 sáng.
Họ là những người Jews (Do thái giáo). Họ đến từ khắp nơi trong Đế quốc Rome (La-mã). Đã mấy tuần, họ ở trong những chiếc thuyền, trong các toa xe hay trên những con lộ, vượt qua biển và lục địa để tới đây. Họ là những du khách. Họ đi về quê hương tổ tiên để dự đại lễ hằng năm tại đó, thành phố thủ đô. Hôm nay, những người ngoại quốc có mặt trong thành phố với con số khủng khiếp 500.000. Họ chen lấn từng phân đất trên lối đi của họ trong một dặm vuông – đó là Jerusalem. Sáng sớm Chúa nhật nầy, hết thảy bọn họ rời khỏi phòng ngủ, quán trọ, cùng những chiếc đệm của họ trên đường, rồi đổ xô vào khu Đền thờ để dự lễ Ngũ tuần.
Đây là lần đầu, nhiều người trong số nầy được thấy Thành Thánh. Rất dễ phân biệt giữa các du khách và 100.000 dân thường trú. Đa số bọn họ nói tiếng Hebrew với cách phát âm dầy đặc. Tiếng nói mẹ đẻ của họ là Greek (Hi- lạp), Latin hoặc một trong hằng tá ngôn ngữ khác trong Đế quốc Rome.
Thật vậy, có một điều gì liên hệ đến các ngôn ngữ khiến những người nầy phải chú ý. Suốt buổi sáng, từ rạng đông, những người hành hương không ngớt đi xuống đường nầy, qua khỏi căn phòng cao là nơi các môn đồ nhóm lại, rồi đến khuôn viên Đền thờ. Nhưng khoảng 8 giờ sáng, đoàn người đột nhiên dừng lại. Họ có nghe một âm thanh rì rầm nhè nhẹ trên trời. Họ nhìn lên, nghe và chờ đợi. Lần hồi âm thanh dậy lên rầm rộ xé tai như tiếng gió thổi với tốc độ của một cơn bão. Trong khi nghe, họ bắt đầu nhận thức rằng âm thanh đó di chuyển xuống đất. Dường như hướng về ngôi nhà hai tầng ngay cạnh khuôn viên đền thờ. Rồi tiếng rầm rộ điếc tai đó thật sự đi vào căn phòng trên tầng thứ hai!
Không ai biết việc gì xảy ra kế tiếp. Mọi người chỉ đứng đó, chờ đợi và lạ lùng. Phải chăng đây là cuộc phán xét của Thượng Đế? Ngôi nhà sẽ sụp đổ, có lẽ bùng cháy chăng? Nhưng lời giải đáp đến nhanh chóng.
Thình lình, những tiếng thét vui mừng nhất chưa người nào từng nghe, khởi sự tuôn ra từ những cửa sổ của ngôi nhà. Âm thanh nghe như một số đông người trên đó. (Con số thật sự là 120).
Mọi cặp mắt đều chăm nhìn về gian phòng tầng hai.
Chập sau, cửa mở, một người nam lao ra khỏi phòng. Có thể họ tưởng anh chàng nầy điên, ngoại trừ gương mặt anh rạng ngời. Anh ca ngợi Thượng Đế với hết cao độ trong tiếng nói của anh. Anh bắt đầu kêu gọi dân chúng phía dưới đường phố, bằng ngôn ngữ địa phương Galilean quê hương anh. Sau đó, trước sự lạ lùng của mọi người, anh khởi sự công bố những điều về Đấng Giải Cứu... bằng một ngôn ngữ lạ! Gần như cùng lúc đó, một người Galilean khác, lao qua cửa, tuôn ra những lời tôn vinh Thượng Đế bằng ngôn ngữ Greek tuyệt hảo. Không lâu sau, một người khác trông như man dại, đi ra, vung vẩy với ngôn từ Latin. Tiếp đến một người khác, nói tiếng Egyptian, Và một người khác, Persian, Rồi thêm nhiều người Galileans, thêm nhiều ngôn ngữ khác! Hết thảy đều ca ngợi Thượng Đế và tôn cao Đấng Giải Cứu. Hết thảy đều công bố những điều về Chúa Jesus người Nazarene – sự chết của Ngài, sự sống lại của Ngài. Hết thảy đều nói rằng Thượng Đế đã lập Jesus nầy làm Chúa và Đấng Cứu Thế!
Dân chúng trên đường phố kinh ngạc điếng người. Không ai từng thấy hay nghe điều nào giống như vậy. Và đối với một số người đa nghi trong đám đông, thì điều đó hơi quá mức. Một người hét lên: “Tất cả bọn đó say rượu. Chỉ thế thôi. Bọn đó say rượu.” Đám đông xôn xao và cười rộ. Ít nhất đây là một lối giải thích hợp lý cho tất cả những sự việc lạ lùng xảy ra.
Nhưng lời cáo tội nầy cũng đồng thời truyền lên gian phòng từng hai đó, đến tai Simon Peter. Tức thì, Ông quyết định đi ra ngoài và nói với dân chúng. Ông muốn giải thích vắn tắt cho họ hiểu rằng điều họ thấy không phải chỉ là một bọn người vui say.
Khi Peter bước ra khỏi gian phòng, Ông phải ý thức được rằng mấy phút sau cùng là một số trong những sự kiện ngoạn mục và quan trọng nhất trong tất cả sử biên nhân loại. Lịch sử được ghi chép theo từng phút. Những việc từ trước chưa hề biết, nghe hoặc mơ tưởng đến, đang được bày tỏ cho hành tinh nầy. Chỉ mấy phút vừa qua, chính Thần Linh Chúa đã giáng xuống và bao phủ con người! Vương quốc Thượng Đế, một Vương quốc cho tới lúc nầy chỉ giới hạn cho cõi thiên thượng, và trong cùng giờ đó đã di chuyển xuống địa cầu. Địa cầu được Vương quốc Thượng Đế chiếm hữu! Nhưng biến cố lớn hơn hết là điều nầy: Hội thánh được sanh ra!
Kể từ ngày nầy, hành tinh sẽ không còn như trước. Trang nhất của lịch sử Hội thánh đã được ghi chép.
Khi Peter chạy xuống những nấc thang lầu, một điểm nối trong những mối quan hệ của Thượng Đế với con người đang được vói tới. Đúng lúc đó, Tinh thần Sứ đồ cũng được sanh ra. Tinh thần Sứ đồ và Hội thánh luôn luôn song hành với nhau.
Có thể Peter đã biết những sự nầy khi Ông bước vào sân Đền. Nhưng Ông không biết rằng Ông sắp đem một sứ điệp hào hùng nhất chưa một người trần tục nào ban ra. Thật sự Peter định nói rất ít khi Ông quay lại đối diện đám đông, bên cạnh mười một môn đồ khác. (Thưa không, họ không còn là “mười hai môn đồ;”ngay lúc nầy họ đã trở thành “mười hai Sứ đồ.”)
Trước khi Peter nói, chúng ta có thể sáng suốt để học thêm chút ít về Ông. Hội thánh mới được thành lập không đầy một giờ, và chính Peter là người đầu tiên bước lên tòa giảng trong lịch sử Hội thánh. Chính nhờ Peter bước vào nên mở màn cho câu chuyện lịch sử Hội thánh Đầu tiên.
Về địa vị của Ông trong xã hội, Simon Peter là một người lưới cá để bán. Ông khoảng 30 tuổi. Hầu hết trong đời Ông, nổi tiếng là một người nói năng bất cẩn, giễu cợt, nông cạn và ồn ào. Trọn đời Ông chưa bao giờ đọc một quyển sách. Ông thất học. Thậm chí Ông cũng không thể ký chính tên mình.
Khoảng hơn 4 năm, Peter là một trong số người hiếu kỳ đi ra nơi hoang dã để nghe John the Baptist. Cho tới lúc đó, Ông chỉ là một bộ mặt trong đám đông, như một trong hàng tỉ người vô danh, không ai biết, những người trải qua khắp sử biên thời gian, tuyệt đối không ai để ý.
Khi Peter nghe John the Baptist, lòng Ông bị cáo trách nặng nề. Những lời của John đụng đến Ông như búa bổ. Peter tan vỡ. Thống hối, buồn rầu, và thức tỉnh trong tội lỗi, Ông quay về với Thượng Đế Hằng sống.
Vài tháng sau, Simon ra đi để nghe và gặp một Đấng Tiên tri khác - Jesus người Nazarite. Thỉnh thoảng Ông đi theo Chúa Jesus. Cuối cùng, cảm xúc bởi những điều Ông đã thấy và nghe, Ông bắt đầu đi theo Chúa khắp nơi, ngày và đêm. Ông trở nên một trong hàng trăm người dành hết thời gian để theo Chúa.
Một ngày kia, Chúa Jesus nhìn quanh, thấy Peter và nói: “Hãy theo Ta.” Chúa Jesus riêng tư và nghiêm trọng. Simon đáp ứng: Ông bán hết mọi thứ Ông có trên đất nầy ngoại trừ những quần áo trên lưng Ông, rồi Ông đi theo Chúa. Kể từ đó, Chúa cho phép Ông vào vòng tương giao thân cận không tới 20 người.
Suốt ba năm rưỡi kế tiếp, Simon Peter không bao giờ xa tầm mắt Chúa. Ông sống và thở, ăn và ngủ luôn luôn trong sự hiện diện Chúa Jesus Christ. Từng trải đó đã biến đổi cuộc đời Ông lớn lao. Dù vậy, Peter vẫn chứng tỏ là một môn đồ còn đầu óc nặng nề và mù mịt. Ngay khi Chúa Jesus bị bắt, Ông còn muốn gọi lửa từ trời đổ trên thị trấn, hoặc cố chống cự bằng một lưỡi gươm. Sự chối bỏ, thập giá và ba ngày sau thập hình của Chúa Jesus đã thay đổi tất cả. Rồi cuối cùng, Peter trở thành một người tan vỡ. Sau khi Chúa Jesus Christ về trời, Peter và những người khác biệt riêng mười ngày kiêng ăn và liên tục cầu nguyện. Suốt mười ngày đó, sự thống hối và nước mắt của Ông tuôn tràn như thác đổ. Ông trở nên một người tan vỡ, hổ thẹn và hạ mình. Cuối cùng, Peter thấy được con người thật của Ông.
Thế nên, đây là một con người tự cắt đường lối mình ra khỏi đám đông. Các tư tưởng của Ông trọn vẹn thuộc về Chúa. Ngày nay, Peter đơn sơ là một hạt thóc bị chà đạp và sàng sảy, chỉ là một phần nhỏ của một ổ bánh lớn. Peter không là gì cả! Một con người nhu mì sẽ công bố trước đám đông.
Đó là Peter một Sứ đồ mềm mại, nhạy cảm, Ông nhìn ra khối người đang ngơ ngác. Gương mặt Ông xúc động. Đôi mắt Ông rướm đỏ, đầy nước mắt. Hẳn Ông không biết rằng Ông đang đặt những định chuẩn cho hết thảy các Sứ đồ đến sau Ông. Nhưng Peter đã được chuẩn bị cho giây phút nầy: thống hối, gặp Đấng Christ, đi theo Ngài, bán và mất tất cả, không còn gì cả, được gọi và chọn để làm một Sứ đồ, gần bốn năm sống trong sự hiện diện của Chúa, không phục dịch, không công tác, không mục vụ, không “chứng đạo” đáng kể, chỉ là những năm sống với Chúa, rồi đến thập giá. Sau đó là sự cầu nguyện, lòng tan vỡ và Đức Thánh Linh. Cuối cùng, sau tất cả những điều nầy, hôm nay Ông được Chúa sai đi. Ngay chính giờ phút nầy, Ông đã trở thành một “người được sai đi, một Sứ đồ.”
Mục tiêu của một Sứ đồ là xây dựng hội thánh, và Simon Peter sắp đi vào công trường xây dựng.
Độc giả thân mến, khi câu chuyện về hội thánh đầu tiên được mở ra, chúng tôi sẽ, từng lúc, nhặt ra những tư tưởng liên tục vấn vương suốt ký sự nầy. Dòng tư tưởng đầu tiên chúng tôi gặp được là do Simon Peter ban cho chúng ta. Tinh thần Sứ đồ được sinh ra nơi Ông, cùng lúc hội thánh được khởi hiện. Không có các Sứ đồ, hội thánh sẽ không bao giờ được phôi thai.
Cứu Thế giáo ngày nay đã lưu lạc quá xa Hội thánh đầu tiên. Phải cần sự phục hồi. Chắc chắn, điều đầu tiên cần được phục hồi trong Hội thánh là điều đầu tiên Chúa đã ban cho Hội thánh: các Sứ đồ. Không có sự phục hồi trọn vẹn chức vụ nầy, tất cả những tranh luận, những hy vọng, những giấc mơ và dự án khác, để thấy được hội thánh chân chính như hội thánh đầu tiên, đều vô nghĩa.
Do đó, khi chúng ta nhìn Peter cùng 11 người đứng bên Ông, thì nên nhớ rằng chúng ta đang chứng kiến nguyên khởi của tinh thần Sứ đồ, bí quyết đầu tiên của sự vĩ đại trong Hội thánh đầu tiên. Sự phục hồi hội thánh trong thế kỷ nầy đòi hỏi, trước tiên và hơn hết, phục hồi chức vụ nầy.
Lúc đó khoảng 8 giờ 45 sáng. Peter chậm rãi bắt đầu: “Hỡi anh em (Do thái giáo) và dân chúng, những người mà anh em thấy ở đây không say rượu như một số trong anh em nói. Bây giờ chưa đến 9 giờ sáng.” Peter định kết thúc trọn sứ điệp bằng lời nầy. Nhưng, ngay lúc Ông đưa ra lời giải thích đơn sơ đó, Ông nhận thấy toàn thể đám đông vẫn đứng, im lặng và chờ đợi, muốn được nghe thêm những lời khác. Khi đó, một tư tưởng thoáng qua trí Ông. Ông đã nói cho họ biết những điều không phải. Tại sao Ông không nói với họ những điều phải?
Peter tiếp tục. Ông bắt đầu giải thích đúng thật những điều đã xảy ra trên phòng cao bằng cách nhắc đến Joel, một tiên tri thời xưa. Từng chút, Peter làm sáng tỏ những điều dường như huyền bí của các biến cố buổi sáng đó.
Một lần nữa Ông đã muốn ngừng, nhưng ngay lúc đó Ông thấy rằng đám đông vẫn chăm chú nghe mọi lời của Ông. Bất chợt, một điều gì bùng dậy trong Peter. Sứ điệp về Đấng Christ từ nơi Ông tuôn tràn như thác đổ. Trong một lúc lâu, mọi người đứng chết trân. Những lời của Ông như những mũi tên bắn ra từ cây cung giương thẳng.
Thình lình, một người từ đám đông kêu to lên, vừa la vừa khóc: “Chúng tôi phải làm gì để được cứu?” Đức Thánh Linh, quá mới mẻ với việc làm của Ngài trên đất, đã vận hành qua toàn thể đám đông. Không một ai trong họ được từng trải như vậy, một kinh nghiệm được Đức Thánh Linh cáo trách tội lỗi. Peter vội vàng chấm dứt cuộc nói chuyện. Sự chấm dứt của Ông cũng bất ngờ như lúc Ông khởi đầu. Bằng một câu sấm sét ngắn ngủi, vang dội khắp bề rộng và bề sâu của toàn khu đền thờ, Peter gào lên lời giải đáp: “Phải thống hối và chịu phép trầm mình trong danh Đấng Cứu Thế Jesus!” Chỉ có vậy.
Tức thì, mười một Sứ đồ kia cảm thấy phải làm điều gì hơn nữa. Họ khởi sự di chuyển vào đám dân chúng, khuyến khích, công bố, giải thích, tuyên cáo, và trả lời những câu hỏi bằng mọi ngôn ngữ. Dù vậy, trong một đám đông lớn như thế, tất cả mọi người không thể hiểu rõ hết những lời của Peter. Mỗi người trong mười một sứ đồ chọn một một điểm trong đám đông và bắt đầu giải đáp những câu hỏi và công bố về Đấng Christ. Kết quả tất cả mười hai Sứ đồ chia sẻ kinh nghiệm bằng tuyên cáo của Đấng Christ cho đám đông vô hạn.
Cho tới bấy giờ, chỉ có một loại tín đồ theo Đấng Christ: 120 người trên phòng cao. Nhưng khi 11 người đi vào đám đông, thì một sự kiện mới xảy ra. Bấy giờ, độc nhất 12 trong số 120 người. Bấy giờ, 108 môn đồ và 12 Sứ đồ. Chức vụ đầu tiên trong Hội thánh bấy giờ được sanh ra trọn vẹn và hoạt động trọn vẹn.
Khi mười hai Sứ dồ công bố Phúc âm cho hằng ngàn dân chúng trên đường phố, thì lễ tục bị quên đi. Dân chúng quay lại để nghe vị Sứ đồ gần nhất với ho. Họ vô cùng xúc động. Rõ ràng Thượng Đế đã trang bị cho mười hai người bằng quyền năng vĩ đại: hằng trăm người được cứu qua cuộc chứng đạo tập thể. Đến chiều, khoảng ba ngàn người cùng tiến ra khỏi các cổng thị trấn, đi xuống Sông Kidron để nhận phép Trầm mình. (Cũng có thể tại một hồ nước ngay trong thị trấn, chẳng hạn như Hồ Bethesda.)
Đó là một ngày vinh quang, lạ lùng, một ngày tôn vinh, và một ngày hân hoan trọng đại. Chưa hề có một ngày giống như vậy trong khắp lịch sử nhân lọai. Đức Thánh Linh đã giáng xuống từ thiên thượng, một sự kiện hệ trọng đã đến thế gian. Hội thánh đã được sanh từ 120 môn đồ. Sứ đồ giáo đã được thành lập. Hội thánh đã tăng trưởng, ngay trong ngày đầu tiên, từ 120 lên con số khoảng 3.120.
Đó là một ngày vinh quang; một ngày thật sự khó thể tin!
Để nhìn thấy một ngày thật sự khó thể tin như thế nào, chúng ta hãy quay về xem lại các biến cố trong hai tháng sau cùng đã đưa chúng ta đến giờ phút nầy.
(Trích dịch từ The Early Church của Gene Edwards)
(Kỳ tới: HAI THÁNG TRƯỚC )
Send comment