Thursday
18
April
2024
(View: 40758)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41268)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41550)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

THÁNH KINH LÀ CHÂN LÝ

Friday, September 3, 201012:00 AM(View: 6174)

Thánh Kinh là Chân Lý! Một khẳng định quan trọng mà hết thảy chúng ta phải công bố. Thánh Kinh là Quyển Sách phi thường. Sách ấy cung hiến cho mỗi tân thế hệ trong nhân gian như là Phán Ngôn của Thượng Đế, và tồn tại tuyệt hảo đến nay gần 2.000 năm.

Thánh Kinh đã được chuyển dịch thành hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới và hàng triệu bản sao đã được bán khắp toàn cầu. Đây là một quyển sách bán nhiều nhất trên các lãnh thổ Cứu thế giáo. Bất cứ ai mang danh Tín đồ Cứu thế giáo đều phải biết Kinh Thánh và phải đọc Kinh Thánh. Quyển sách độc đáo nầy thách thức các đôc giả phải hưởng ứng, bởi thật sự sau khi đọc không ai có thể không hành động.

Thánh Kinh có một lịch sử lạ lùng. Đối với một số người, Thánh Kinh là một quyển sách thân thương, một bạn đường không thể vắng, thực phẩm cho linh hồn. Một số khác thù ghét Kinh Thánh. Những kẻ cố tình tiêu diệt Kinh Thánh, thì xé, đốt, chế nhạo, ngăn cấm, cắt vụn ra và chỉ trích Kinh Thánh. Còn những người khác, Kinh Thánh là một vật gì họ muốn cất giấu và quên đi; dù vậy, Kinh Thánh luôn luôn chiến thắng những kẻ đối nghịch. Những kẻ đối nghịch đó đã chết và các quyển sách của họ đã cũ kỹ và vàng úa, nhưng Kinh Thánh vẫn tiếp tục trường tồn. Kinh Thánh sở hữu quyền lực mạnh mẽ trên tâm linh. Kinh Thánh ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhân loại. Người ta nhóm lại để nghe chân lý Kinh Thánh rao truyền. Ngày nay, ánh sáng và bóng tối phản ảnh quá rõ rệt. Con người đã cấp tiến hơn trong sự phê phán. Vậy, thái độ của họ đối với Kinh Thánh cũng cấp tiến hơn.

Phải chăng Thánh Kinh là Phán Ngôn của Thượng Đế hay Lời của Con Người?

Chúng ta đối diện hai quan điểm tương phản nổi bật nhất về Kinh Thánh. Hội thánh sinh động, có Đức Thánh Linh ngự trị, nói “phải” trong khi “tân thần học” là phái căn cứ trên sự hiểu biết của loài người, nói “không phải” Lời của Thượng Đế. Vậy, chúng ta có hai quan điểm đối chọi nhau:

1) Thánh Kinh là phán ngôn của Thượng Đế.

2) Thánh Kinh là lời của con người.

Các tín hữu tái sanh tin chắc rằng Thánh Kinh là Phán Ngôn của Thượng Đế. Quan điểm của chúng ta căn cứ trên thẩm quyền tối cao ấy là: chính danh thẩm quyền của Đấng Cứu Thế Jesus, Con Thượng Đế, là Đấng có khả năng phán rằng: “Ta là Chân Lý.”

Những ai cho rằng Thánh Kinh là lời của con người, quyết đoán của họ căn cứ trên quyền hạn hiểu biết của loài người, tối tăm vì tội lỗi, rõ ràng vượt quá giới hạn khả năng, và cố sức suy đoán các vấn đề thuộc tầm mức tâm linh. Con người muốn đặt lên mình một điều gì không thuộc quyền hạn của họ. Kinh Thánh dạy điều nầy: “Nhưng con người thiên nhiên (ấy là, con người nương nhờ vào sự hiểu biết của họ!) không nhận được những điều thuộc Thần Linh của Thượng Đế, bởi đối với họ những điều đó là rồ dại, họ cũng không thể biết những điều đó, bởi những điều đó phải được nhận thức bằng tâm linh” (I Cor. 2:14). 

Trong quan niệm nầy, Tân thần học là chứng cớ cho thấy rằng con người với hiểu biết giới hạn, không thể am tường việc thiên thượng. Thần học tân thời chỉ chấp nhận những điều con người có thể thấy hoặc nhận định bằng tri thức. Mọi điều khác được mô tả và xảy ra như một huyền thoại hay truyền thuyết. Phái tân thần học nầy nói rằng Kinh Thánh không thể hiểu được đối với tri thức con người. Điều nầy hẳn là thật, tuy nhiên sự sai lầm nằm trong sự kiện là cũng thuyết thần học đó cho rằng mọi sự đối với tri thức con người đều không thể hiểu được: như huyền thoại, truyền thuyết, và chuyện thần tiên. Nhiều sự việc hiện hữu giữa trời và đất mà sự thông sáng của con người không thể hiểu được. Điều mà thần học tân thời của chúng ta ngày nay gọi là “huyền thoại,” thì các tín hữu tái sanh lại minh chứng điều đó như là chân lý thiên thượng. Chúng ta không căn cứ quan điểm nầy trên quyền hạn của bất cứ ai và làm suy yếu sự chứng minh quan điểm nầy bằng phương cách lý luận của con người. Thậm chí nhà hiền triết vĩ đại nhất cũng chỉ có thể suy luận trong các giới hạn của thời gian và không gian. Nhưng bản chất của Thượng Đế là vĩnh cửu, và Lời vĩnh cửu của Ngài không thể bị giới hạn trong phương cách nầy bởi đây là bản chất của Thượng Đế. Ngài là vĩnh cửu; Ngài được tôn cao trên không gian và thời gian. Kinh Thánh dạy rằng: “...Phán Ngôn của Thượng Đế sẽ đứng vững đời đời” (Isaiah 40:8)

Do đó, chúng ta bác bỏ quyền hạn con người trong việc xét đoán Kinh Thánh. Khi nói đến giá trị Kinh Thánh thì không thể bàn luận; người tín đồ chọn thẩm quyền của Đấng Cứu Thế Jesus. Chúng ta muốn biết Ngài nói gì về Kinh Thánh, và chúng ta sẵn sàng cúi đầu vô điều kiện trước thẩm quyền nầy. Chúng ta sẽ, như Thánh đồ Paul đã viết: “Bắt mọi tư tưởng phải vâng phục Đấng Cứu Thế” (II Cor. 10:5).
 
Chúa Jesus minh chứng Cựu Ước là Lời của Thượng Đế.

Kinh Thánh được chia thành hai phần: (1) Cựu Ước – từ Sáng Thế Ký đến Malachi, và (2) Tân Ước – từ Phúc Âm do Matthew đến Khải Thị của John. Sứ đồ Paul viết rằng “Hội thánh được xây dựng trên nền tảng của các Sứ đồ (Tân Ước) và các Tiên tri (Cựu Ước). Chính Đấng Cứu Thế Jesus là “Tảng Đá chủ yếu góc nhà” (Eph. 2:20).

Chúa Cứu Thế Jesus phán gì về Cựu Ước? Nên nhớ, Ngài có những sách Cựu Ước giống y như bộ sách của chúng ta ngày nay. Ngài đã biết Kinh Thánh. Những người Jews (Do thái giáo) kinh ngạc và nói rằng: “Sao người nầy chẳng được học bao giờ, lại hiểu biết những bản Kinh?” (John 7:15).

Chúa Jesus đã sống trong Lời của Thượng Đế. Các tư tưởng, phán ngôn và những lời cầu nguyện của Ngài thấm nhuần với các từ ngữ trong Cựu Ước. Tất cả những Lời Thánh của các Tiên tri – bắt đầu với các sách của Moses – đều là những Phán Ngôn của Thượng Đế tỏ về Ngài. Ngài dạy các môn đồ thấy được Lời hằng sống trong Kinh Thánh, tức chính Ngài, là Lời của Thượng Đế trở thành nhục thể. Lời chứng của Chúa Jesus về Cựu Ước luôn luôn tương hợp với lời chứng của Ngài rằng Ngài thật sự là hiện thân của Lời Thượng Đế. Bởi lý do nầy, Ngài phán cùng người Jews: “Hãy tra tìm trong Kinh Thánh: bởi các ngươi tưởng rằng trong đó các ngươi được sự sống trường cửu: song những lời đó là những điều minh chứng về Ta” (John 5:39). Ngài tranh luận nghịch lại những người Sadducees học thức là những người không tin về sự sống lại của kẻ chết, trong đó Ngài đả phá họ bằng Lời Kinh Thánh: “Các ngươi sai lầm, không biết Kinh Thánh, mà cũng không biết quyền lực của Thượng Đế” (Mat. 22:29). Ngài giảng giải cho các tín đồ trong thời đó: “Lời Chúa không thể bị phá vỡ.” (John 10:35).

Vậy, Ngài đã mở rộng đôi tay bảo vệ của Ngài trên Cựu Ước. Sách nầy đối với Ngài tuyệt đối là Lời của Thượng Đế. Chúng ta có thể chứng minh rằng Chúa Jesus đã biết từng quyển sách trong Cựu Ước và mô tả chúng, không miễn trừ sách nào, như là Lời của Thượng Đế. Ngài khẳng định giáo lý căn bản của Thượng Đế, loài người, ma quỉ, tội lỗi và sự cứu chuộc. Đây là giáo lý của Ngài! Ngài chứng minh về lời tiên tri trong Cựu Ước và lịch sử ký thuật trong đó là chân lý phải được thành tựu. Ngài chấp nhận những sự kiện khoa học về không gian, nguyên khai và cuối thời của nó. Ngài xác định chân lý của mọi lời trong Bộ Ngũ Kinh: “Dù trời và đất qua đi, không một nét hay một danh nào có thể ra khỏi Kinh Luật, cho đến khi hết thảy đều được thành tựu” (Mat. 5:18).

Chúa Jesus thường dẫn chứng các sách của Moses. Chúng ta biết Ngài ứng đối với Satan khi Ngài chịu thử thách bằng cách dùng Lời của Thượng Đế trích từ sách Luật Truyền: “Có chép rằng!” (Luật Truyền 9:10). Đối với Ngài, điều nầy là để loại bỏ mọi tranh luận: “Đúng vậy!” 

Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Jesus dùng định chuẩn của Luật Pháp đã tuyên cáo trong Bộ Ngũ Kinh (năm Sách trong Bộ Cựu Ước), để làm nền tảng cho mọi hạnh kiểm đạo đức. Thượng Đế phán dạy điều nào thiện và điều nào tội. Không ai có thể lay chuyển các định chuẩn trường cửu nầy mà không bị hình phạt, cũng không ai có thể phá vỡ chúng, bởi các định chuẩn đó trường cửu. Những định luật thiên nhiên sẽ không thay đổi theo biến chuyển thời trang, và các định luật đạo đức cũng sẽ không thay đổi. Trong các phán lệnh của Thượng Đế cho thấy cường độ trong phán quyết của Ngài. Nói cách khác: “Chớ Đụng Vào!” “Coi chừng!” “Nguy hiểm!”

Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Jesus phán: “Các ngươi có nghe rằng những người thời xưa đã được dạy...” (Mat. 5:21). Rồi Ngài mở rộng các định chuẩn nầy cho những người thuộc về Ngài (các tín đồ đã được tái sanh), và phán: “...Song Ta nói cùng các ngươi rằng không chỉ việc làm tội lỗi, mà tư tưởng tội lỗi và cái nhìn tội lỗi cũng đều phạm tội trong mắt Thượng Đế.”

Chúa Jesus tin tưởng những chuyện lịch sử tường thuật trong Cựu Ước. Ngài kể những chuyện đó là thật và xác nhận chúng bằng thẩm quyền thiên thượng của Ngài. Ngài xác quyết câu chuyện sáng tạo loài người bằng những lời: “Thượng Đế đã tạo nên con người.” Do đó, Chúa Jesus đã bác bỏ thuyết tiến hóa, thuyết nầy tìm cách chứng minh sự phát triển con người từ các loài thú thậm chí hàng ngàn năm trước khi có một lý thuyết. Ngài công nhận tính cách xác thực của biến cố Đại Hồng Thủy và sự hủy diệt các thành Sodom và Gomorrah. Ngài đã nói về các Vua David và Solomon và thiên chức của Tiên tri Elijah. Ngài đào sâu vào sự trù phú vô tận trong Lời tiên tri và truyền đạt những lời đó. Chúa Jesus đã biết các sách tiên tri. Ngài đọc chúng, tin tưởng chúng, và trích thuật chúng như thể phát ngôn Lời của Thượng Đế. Ngài nhắc đến Isaiah như là tác giả của quyển sách mang tên Ông (gồm có phần cuối của sách nầy) khi Ngài đọc sách đó trong nhà hội tại Nazareth, và dùng những lời của Tiên Tri đó để hợp pháp hóa chính Ngài. “Thần Linh Chúa ngự trên Ta, bởi Ngài đã xức dầu thánh cho Ta...” (Luke 4:18a). Rồi Ngài phán tiếp: “Hôm nay, các ngươi được nghe lời Kinh Thánh đã ứng nghiệm” (Luke 4:21b).

Chúa Jesus đã dùng những lời của Tiên Tri Daniel (Mat. 24) để làm nền tảng cho các tuyên ngôn đầy quyền lực của Ngài về những biến cố tương lai – Sự tái lâm và thiết lập vương quốc của Ngài trên địa cầu. Ngài lập lại các dấu hiệu của thời cuối, và giống như Daniel, Ngài phán về sự “căm phẫn trước thảm cảnh hoang tàn” xảy đến trong các nơi thánh. Chúa Jesus tin tưởng cuộc thử thách ba ngày của Jonah trong bụng cá, và thậm chí Ngài cũng dùng chính biến cố nầy làm điển hình cho sự chết và sống lại của chính Ngài. Những bài Thánh Thi đã sống thể nào trong lòng Chúa chúng ta? Ngài đã mở mắt chúng ta để thấy được rằng những bài ca thánh của Đấng Giải Cứu mô tả sự tái lâm của Ngài trong vinh hiển mà cũng trong thịnh nộ và phán xét, xảy đến cho nhân loại trong thời của kẻ Chống Chúa. Những bài Thánh Thi công bố hồng ân của Đấng Cứu Thế Jesus cùng với sự phán xét của Ngài. Đây là sự giải bày về các “Thánh thi phục thù.” Chúa Jesus đã cầu nguyện bằng những Thánh Thi trong những giờ tăm tối và thánh khiết trên thập tự giá, điều nầy chứng tỏ rằng những lời thánh thi đó ca ngợi về Ngài.

Một thuyết thần học có tính cách chỉ trích cho rằng: khi còn trẻ thơ Chúa Jesus gắn bó với các niềm tin trong thời đó, đặc biệt là Cựu Ước. Thật vậy chăng? Chúng ta có cơ hội để tìm hiểu về sự xét đoán Kinh Thánh của Chúa Cứu Thế, Đấng sống lại. Sau khi Chúa Jesus được cất lên từ cõi chết, Ngài không còn bị giới hạn trong thân xác mà Ngài chịu nhận qua sự hiện thân làm người của Ngài, song Ngài ở trong một linh thể mới, trong toàn lực của sự sống vĩnh cửu, và trọn vẹn trong sự thông sáng thiên thượng. Đấng Sống Lại với thẩm quyền thiên thượng cũng minh chứng rằng: “Thánh Kinh là Chân lý! Ta là nội dung của Kinh Thánh!” Trên đường đến Emmaus, Ngài phán cùng các môn đồ: “Hỡi những kẻ rồ dại và chậm tin nơi những điều các Đấng Tiên tri đã nói: Chẳng phải Đấng Christ đã chịu khổ vì những việc nầy, và để vào nơi vinh hiển? Và khởi đầu từ Moses và hết thảy các tiên tri Ngài đã dạy họ tất cả những điều trong Kinh Thánh nói về chính Ngài” (Luke 24:25-27). Và Đấng Sống Lại đã phán cùng các môn đồ: “Hết thảy mọi điều nói về Ta, đã được chép trong kinh luật của Moses, trong các sách tiên tri, và trong các thánh thi phải được thành tựu” (Luke 24:44b).

Đấng Sống Lại và (cũng là) Thượng Đế đã dẫn chứng trong toàn thể Cựu Ước bằng lời tuyên bố của Ngài về “kinh luật của Moses, các sách tiên tri và các Thánh thi,” do đó minh chứng rằng Cựu Ước là chân lý. Chúa Jesus: Sự Trọn Thành Cựu Ước.

Đấng Cứu Thế Jesus minh chứng chân lý vinh quang: “Chính Ta là sự trọn thành của hết thảy những lời mà Thượng Đế đã phán qua các tiên tri.” Nơi đây, chiều sâu nội dung thiêng liêng của Kinh Thánh – đặc biệt Cựu Ước - được phát hiện. Chúng ta nhìn vào Kinh Thánh như nhìn vào một cái hồ trên núi, sâu thẳm, trong suốt, và thấy phản ảnh Đấng Cứu Thế Jesus trong từng chữ một. Năm sách đầu tiên của Kinh Thánh tiết lộ Ngài cho chúng ta trong vô số biểu tượng. Tỉ dụ: chúng ta thấy Ngài trong con sinh tế đổ huyết trên bàn thờ, là con vật cần thiết cho những người phạm tội cần được tái phục hòa với Thượng Đế. 

Năm sách nầy cũng cho chúng ta thấy vị Thượng tế, điện thờ trong đền tạm, trong đó có sự hiện diện của Thượng Đế. Tất cả những con sinh tế trong Cựu Ước được hoàn thành trong một Sinh Tế, Đấng Cứu Thế Jesus là Đấng dã phán: “Ta phó sự sống Ta vì bầy chiên” (John 10:15). Ngài mô tả chính Ngài như sự trọn thành khi Ngài phán: “Như Moses đã treo con rắn trong nơi hoang dã thể nào, Con Người cũng phải bị treo lên thể ấy: hầu cho bất cứ ai tin nơi Ngài sẽ không bị hủy diệt, song được sự sống trường cửu” (John 3:14-15).

Vị Thượng Tế Vĩnh Cửu, tiềm ẩn trong trong năm sách của Moses, được tìm thấy trong Đấng đã phán: “Ta là người chăn nhân lành: người chăn nhân lành phó sự sống mình vì bầy chiên” (John 10:11).

Ngôi Vua David tại Jerusalem là trung điểm của lịch sử Israel. Vương ngai nầy, như trung tâm của nền cai trị thế giới, là nội dung của các sách lịch sử. Vua nầy nối ngôi vua khác, nhưng không vua nào là Đấng mà dân chúng trông chờ: Vị Vua của công chính và hòa bình. Dù vậy, Đấng Cứu Thế Jesus đã minh chứng cùng Pilate: “Ta là Đấng ấy; Ta là Vua.” Ngài chứng minh rằng Ngài sẽ đến để nhận lấy vương quốc Ngài và thiết vị ngôi Ngài.

Công chính và hòa bình tìm được trong Đấng Cứu Thế Jesus, Vua của hết thảy các vua! Các Tiên tri thuật lại những gì họ đã nghe. Họ đã nhận được Phán Ngôn từ Thượng Đế. Nhưng Đấng Cứu Thế Jesus là Phán Ngôn của Thượng Đế! Ngài là Đấng Tiên Tri lớn, hết thảy những lời tiên tri đều được thành tựu trong Ngài. Ngài có quyền để nói: “Ta và Cha Ta là một” (John 10:30).

Đấng Tiên Tri tuyệt hảo được tìm thấy trong Đấng Cứu Thế Jesus.
 
Đấng Cứu Thế Jesus Nói Gì Về Tân Ước?
 
Tân Ước bày trước mắt chúng ta như một phân đoạn Kinh Thánh đặc biệt cho Hội Thánh của Đấng Cứu Thế Jesus. Do đó, thật quan trọng để biết phải chăng Tân Ước là chân lý? Phải chăng Tân Ước là Phán Ngôn của Thượng Đế? Chúng ta có thể tin tưởng mọi lời chép trong Tân Ước chăng? Đâu là thẩm quyền có thể xác quyết rằng chúng ta có bằng chứng về Hội thánh đầu tiên với các sứ đồ làm nhân chứng, hoặc toàn thể Tân Ước là Phán Ngôn tuyệt đối của Thượng Đế? Vả lại, Đấng Cứu Thế Jesus là thẩm quyền duy nhất trên và ngoài tất cả những tư ý của loài người, và Ngài có thể cung cấp những tin tức về Tân Ước. Ngài đã cung cấp hai phương cách tuyệt vời cho Tân Ước để chép lại trước khi Ngài được cất lên khỏi địa cầu. Trước nhất, Đấng Christ cao trọng kêu gọi 12 Sứ đồ bằng chính danh, rồi Ngài gọi thêm Paul thay thế Judas. Tiếp đến, Ngài cung ứng thêm tính cách đáng tin vào Tân Ước khi Ngài tuôn đổ Thánh Linh tràn đầy trên 11 Sứ đồ và Paul; Đức Thánh Linh có trách vụ đặc biệt là khải thị và ứng cảm Phán Ngôn của Thượng Đế qua các Sứ đồ. Vậy, chúng ta có thể gọi Tân Ước là Kinh Thánh của các Sứ Đồ của Đấng Cứu Thế Jesus. Loài người không thể thêm một lời nào vào những bản văn nầy. Sự khải thị cho các Sứ Đồ và ứng cảm của Đức Thánh Linh trong các Sứ Đồ là tuyệt đối độc nhất và bao gồm sự kiện chắc chắn – Sự kiện nầy không thể nào lập lại! Chúa Jesus hứa ban Đức Thánh Linh cho các Sứ Đồ tuyển chọn của Ngài, như là Đấng Ứng Cảm của họ khiến cho Lời Khải Thị trở nên sống động và truyền đạt Lời đó qua các Sứ đồ bằng những lời rõ ràng mà họ có thể ghi nhớ. Mọi lời họ chép lại là Lời của Đức Thánh Linh mà Chúa Jesus đã phán qua các Sứ Đồ. Chúa Jesus đã phán một lời sau đây trước nhất và trên hết cho 11 Sứ Đồ: “Đức Thánh Linh... sẽ dạy các ngươi hết thảy mọi sự, và nhắc các ngươi nhớ tất cả mọi việc, bất cứ điều nào Ta đã phán cùng các ngươi” (John 14:26b).

Nói cách khác: “Thần Linh của lẽ thật, là Đấng đến từ Thiên Phụ, sẽ minh chứng về Ta, và các ngươi cũng sẽ chứng minh về Ta.”

Đây là Tân Ước, minh chứng của Đức Thánh Linh qua các Sứ Đồ. Đây là nguyên nhân Sứ Đồ Paul phải nhiều khổ tâm để nhấn mạnh rằng Ông là một sứ đồ chân thật, rằng Ông không chỉ là một tín đồ hay một giáo sĩ, song là một sứ đồ thuộc các sứ đồ của Chúa Cứu Thế Jesus là Đấng đã trực tiếp nhận khải thị từ Phán Ngôn của Thượng Đế. Paul viết rằng: “Bởi tôi đã không nhận phán ngôn đó từ loài người, cũng không được giảng dạy điều đó, song nhờ được khải thị từ Đấng Cứu Thế Jesus!” (Gal. 1:12). Ông khiêm nhường song mạnh mẽ giữ vững lập trường vì cớ sự hầu việc của Ông: “... Bởi không điều nào tôi thua kém các sứ đồ quá cao trọng kia, dù tôi không là chi cả” (II Cor. 12:11).

Tân Ước là Phán Ngôn của Thượng Đế ban cho các Sứ Đồ qua khải thị trực tiếp của Đức Thánh Linh và được chép lại bởi các Sứ đồ hoặc các Sứ đồ Học giả như Mark hay Luke. Sứ đồ Paul minh chứng: “Khi anh em nhận được Phán Ngôn của Thượng Đế, những lời mà anh em đã nghe qua chúng tôi, anh em đã nhận Lời đó không như lời của loài người, song lời đó là chân lý, Phán Ngôn của Thượng Đế.”

Những lời nầy không phải là lời được giảng dạy bởi sự khôn ngoan của loài người, song được giảng dạy bởi Đức Thánh Linh (I Cor. 2:13).

Những điều trình bày trong Kinh Thánh thật phong phú không thể đo lường!
 
Mọi Lời Trong Kinh Thánh Là Lời Của Thượng Đế.
 
Kinh Thánh là sự hà hơi của Thượng Đế hằng sống; vậy nên Kinh Thánh là chân lý! Chúng ta có thể tổng kết - gồm cả Cựu và Tân Ước – rằng: “Toàn bộ Kinh Thánh được ban cho bởi ứng cảm của Thượng Đế” (II Tim. 3:16). Bản dịch Kinh Thánh Diễn Ý chuyển ngữ câu nầy như là: “Toàn bộ Kinh Thánh được Thượng Đế hà hơi.”

“Những người thánh của Thượng Đế phát ngôn như họ được cảm xúc bởi Đức Thánh Linh” (II Peter 1:21).

Đây là lý do thật nghiêm trọng cho chúng ta nếu phủ nhận Kinh Thánh hay nghi ngờ Phán Ngôn của Thượng Đế. Nếu làm thế, chúng ta đã di theo dấu chân của kẻ đầu tiên nghi ngờ Phán Ngôn của Thượng Đế, Ma quỉ là kẻ đã đặt câu hỏi về Phán Ngôn của Thượng Đế và đã thủ thỉ cùng Bà Eva: “Phải chăng Thượng Đế đã phán?” (Sáng Thế Ký 3:1).

Với câu hỏi nầy, lối đi khốn khổ của nhân loại bắt đầu. Sứ Đồ Paul khắt khe bác bỏ bất cứ thay đổi nào trong Phán Ngôn của Thượng Đế, khi Ông viết: “Nhưng dù chúng ta, hoặc một thiên sứ đến từ trời, giảng dạy cho anh em bất cứ phúc âm nào khác hơn Phúc Âm mà chúng tôi đã giảng dạy cho anh em, thì kẻ ấy đáng bị rủa sả !” (Gal. 1:8).

Ở phần cuối Kinh Thánh, chúng ta đọc được những lời vô cùng nghiêm trọng: “Bởi tôi minh chứng cho mọi người đã nghe những lời tiên tri trong sách nầy. Nếu bất cứ người nào thêm vào những điều nầy, Thượng Đế sẽ thêm cho họ những tai họa được chép trong sách nầy: và bất cứ ai bớt đi những lời trong sách tiên tri nầy, Thượng Đế sẽ bớt đi phần của họ khỏi Sách Sự Sống, khỏi Thành thánh, và khỏi những điều đã được viết trong sách nầy”. (Khải thị 22:18-19).
 
Chúng Ta Phải Đáp Ứng Thế Nào Đối với Kinh Thánh, Phán Ngôn của Thượng Đế ?
 
Chúng ta biết Đấng Cứu Thế Jesus minh chứng và ban cho chúng ta sự bảo ban thánh của Ngài rằng Thánh Kinh là Phán Ngôn của Thượng Đế và chân lý. Vậy chúng ta phải làm gì? Từ Kinh Thánh, một Đấng đang luận đàm cùng chúng ta. Khi cầm quyển Kinh Thánh trong tay, chúng ta phải hành xử bằng sự tôn thánh, bởi chúng ta đứng trước chính Ngài, Thượng Đế sống và thánh, trước Con Ngài, Đấng Cứu Thế Jesus. Thánh Kinh còn hơn một quyển sách. Thánh Kinh còn hơn một chứng minh của loài người. Thánh Kinh là Phán Ngôn sống của Thượng Đế, vậy nên Thánh Kinh đòi hỏi nơi chúng ta một quyết định trong ý chí và tin tưởng của chúng ta đối với Đấng đã luận đàm cùng chúng ta trong Kinh Thánh. Chúng ta phải nói trong lòng rằng: “Tôi muốn tuân phục Ngài. Tôi tin tưởng nơi Ngài. Tôi tin Thánh Kinh là chân lý, bởi Ngài, Chúa Cứu Thế Jesus, chứng minh điều đó.” Quyết định nầy thay đổi trọn vẹn cuộc đời chúng ta. Là những tín đồ tái sanh, qua Đức Thánh Linh, chúng ta được nghe Phán Ngôn của Thượng Đế trong tâm linh chúng ta, để rồi chúng ta có thể mở rộng tấm lòng chúng ta và nói: “Lạy Chúa, xin phán dạy con, vì tôi tớ Ngài đang nghe” (I Sam. 3:9).

Sau đó, Đức Thánh Linh soi sáng Lời Ngài trong chúng ta. Đọc Kinh Thánh trở thành những giờ phút đẹp đẽ và thánh khiết nhất trong ngày của chúng ta. Đây là sự tương giao bằng cách đàm đạo thâm tình với Thượng Đế. Đức Thánh Linh khải hiện hình ảnh Đấng Cứu Thế Jesus trong Kinh Thánh. Chúng ta thấy được vinh quang Ngài. Chúng ta càng thêm yêu kính Ngài, và Đức Thánh Linh khiến cho Lời Ngài trở thành một quyền lực sống trong chúng ta. Qua Lời Ngài, Đức Thánh Linh thích nghi nhân cách chúng ta với hình ảnh Đấng Cứu Thế Jesus. Sứ Đồ Paul viết rằng: “Từ vinh quang nầy đến vinh quang khác, bởi Thần Linh Chúa, chúng ta... được biến đổi giống như hình ảnh Ngài” (II Cor. 3:18).

Do thẩm quyền của Đấng Cứu Thế Jesus, bất cứ ai đã quyết định đặt niềm tin đúng như Chúa Cứu Thế Jesus đã tin, sẽ từng trải được sự bảo đoan sâu nhiệm trong tâm linh tái sinh của mình rằng Thánh Kinh minh chứng chân lý và sự sống cho người đó.
 
 
 (Trích dịch từ “The Bible Is True” của Gertrud Wasserzug-Traeder, Ph.D)
(Kỳ tới: “LỊCH SỬ NHÂN LOẠI”)
=========================================================
Send comment
Your Name
Your email address
Chúng ta có thể tưởng tượng một thời nào đó vũ trụ nầy không còn gì cả. Tỉ dụ: cất đi ánh sáng mặt trời, mặt trăng và các vì sao ban đêm. Sự sống sẽ ra sao nếu không có chúng? Cất đi các từng mây, bầu trời, sông ngòi và các đại dương?