Một thứ tà giáo mới, lôi kéo hàng ngàn người xuống địa ngục!
Từ những kỹ nghệ, thương trường đến các hình thức văn nghệ, điện ảnh, âm nhạc,… danh từ “Tân Thế Hệ” (New Age) trở nên ngày càng quen thuộc trong thập niên 80. Đây là một phong trào đã và đang thu hút nhiều người tin theo, vì nó hứa hẹn đem lại hy vọng và bình an, đúng vào lúc con người tuyệt vọng cần đến.
“Tân Thế Hệ” là một “môi trường hấp thụ” của những sự việc không liên hệ với nhau: từ âm nhạc đến thần bí, từ hội thảo đến danh vọng, từ thực phẩm dưỡng sinh đến mảnh đá thủy tinh, v.v….
Các đại công ty như RCA, Boeing, General Mills, Procter & Gamble, AT&T và Ford Motor Co… từng thuê những cố vấn “Tân thế hệ” giúp họ gia tăng năng xuất công nhân. Hơn nữa, nhiều buổi hội thảo và giảng huấn “Tân thế hệ” được tổ chức tại các hãng lớn dưới sự bảo trợ của cấp quản trị.
Một loại nhạc mới chớm nở, cũng gọi là “Tân thế hệ”, kết hợp hai điệu nhạc “blues” và “jazz” giúp cho người nghe bớt mỏi mệt..
Một số chuyên viên về sức khỏe đến với “Kỹ thuật điều trị của Tân thế hệ” để tìm cách chữa bịnh. Những mảnh đá của Tân thế hệ được quảng cáo là có năng lực giúp ngưới ta ngủ ngon, làm việc nhanh và chơi đùa hăng hái hơn!…
Làm sao một người, một nơi hay một vật nào đó được mang danh Tân thế hệ? Muốn hiểu được hiện tượng nầy, chúng ta phải nhìn thật gần vào một yếu tố mà hết thảy các thành phần “Tân thế hệ” cùng chung một quan điểm: đó là sự tin tưởng con người và Thượng Đế là một.
Tạp chí “Hướng về Gia đình” (Focus on Family) gọi triết lý của “Tân thế hệ”..là một “món xà bần tôn thờ các huyền linh”, thần bí Ấn giáo và tâm lý tiền phong (avant garde psychology). Thực chất của nó dựa theo Ấn giáo thời cổ, tin rằng mọi người và mọi vật là một thành phần của Thượng Đế, thành phần của một “nhất thể” thiêng liêng có sẵn bên trong. Vậy nên con người không cần nhìn đâu xa hơn chính mình để tìm những lời giải đáp cho cuộc sống..
Những người “Tân thế hệ” được khuyến khích, nhờ âm nhạc, thực phẩm, văn chương, cùng những buổi tập luyện đắt tiền, để giao thông với nguồn năng lực bên trong chính họ; và như vậy sẽ hòa hợp với “năng lực bao quát” của đời sống vây quanh chúng ta. Đối với một số người, tư tưởng “Tân thế hệ”có nghĩa là đặt một mảnh “thạch anh thủy tinh” (Quartz. Crystal) dưới chiếc gối để họ được ngủ yên. Đối với một số khác, “Tân thế hệ” có nghĩa là xuất hồn ra khỏi thân xác để tương thông với các dị linh, tin tưởng mạnh mẽ về kiếp luân hồi và luật nhân quả (Law of Karma) của Ấn giáo và Phật giáo..
Dù dưới hình thức nào, tư tưởng “Tân thế hệ” đã trở thành một “Tôn giáo của tự tin”, kèm theo”Cá nhân chủ nghĩa”, đẩy Thượng Đế trở về thế giới thời cổ!
Không một Đấng nào cao hơn, không một tiêu điểm nào cao hơn điều mà chính họ tự tạo ra, và tự điều động. Đó là một thứ tôn giáo triết lý, trộn lẫn nhân bản chủ nghĩa (humanism) và “phiếm thần giáo” (pantheism – xem hết thảy vạn vật, vũ trụ đều là Thượng Đế). Tư tưởng “Tân thế hệ” đang nẩy nở trong nhiều gia đình, các trường học, những tiểu thương, công tư sở, cả đến trong các hội thánh toàn quốc!
Dấu hiệu bành trướng của phong trào nầy là tính hiếu kỳ của công chúng: các nhà phát hành sách báo ước lượng rằng tựa đề “Tân thế hệ” đã mang lại ít nhất 100 triệu mỹ kim (và còn gia tăng) tại các hiệu tạp hóa. Một bài báo trong tạp chí Forbes gần đây khuyến khích các độc giả thuộc các công ty nên dùng “mánh khóe” nầy như một kỹ thuật thương mại, để bán các sản phẩm. Phong trào “Tân thế hệ” đã hấp dẫn nhiều người, có thể vì nó xuất hiện dưới nhiều hình thức: Đối với những người tìm cách khỏa lấp sự trống rỗng tâm linh, “Tân thế hệ” hứa hẹn những chuyến phiêu lưu và thông linh trong cõi vô hình siêu nhiên. Đối với những người thực tế hơn, Tân thế hệ giúp họ được ý thức tự kỷ, nhân bản, cùng với quan niệm tri thức, tự lực.
Nói rõ hơn, phong trào Tân thế hệ là một sự pha trộn “Thần bí giáo” (Mysticism) Đông phương (như Yoga – tham thiền, thần giao cách cảm) và “Thuyết huyền đạo”(Occultism) Tây phương. Đó là một tín ngưỡng bắt ngưồn từ các quan niệm thời cổ, huyền bí, các quyền lực, năng lực và thần tín trong con người, một sự pha trộn khoa học (như thuyết tiến hóa – Evolution) và tà thuật.
Marilyn Ferguson, một tác giả Tân thế hệ, ước lượng có 10 triệu người Hoa kỳ đã tham dự vào thần bí giáo Đông Phương. Theo phim “Các Thần của Tân thế hệ” (Gods of the New Age) thì con số nầy gần 60 triệu.
Những phim bình dân như “Star War”, “E.T.” đã biểu hiện một cách khôn khéo một ít tư tưởng của phong trào Tân thế hệ, trong khi quyển “Trên Một Chân” (Out of A Limb) của Shirley MacLaine, và phim truyền hình đã phỏng theo đó, nói lên tư tưởng nầy rõ ràng hơn. Các trò ảo tưởng “Dungeons and Dragons” cũng đem đến cho người chơi những quan niệm về Tân thế hệ.
Càng ngày các tiết mục về Tân Thế hệ xuất hiện càng nhiều trên các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình v.v…) và Grammy Awards cũng thêm một giải cho loại nhạc Tân thế hệ.
Nhiều chính trị gia, thương gia nổi tiếng, và nhiều nhân vật tên tuổi đã tán dương Tân thế hệ như: Gary Hart, Ted Turner, John Deaver, Shirley Maclaine… Những tên tuổi khác cũng tham gia phong trào như Wally Amos (Vua bánh hộp), diễn viên Marsha Mason, cùng các ca sĩ Helen Reddy và Tina Turner.
Shirley MacLaine là một trong những nhân vật nổi tiếng hoạt động nhất đề xướng các lý tưởng Tân thế hệ. Chẳng những đã viết sách và làm phim về huyền linh giáo (spiritualism), MacLaine còn mua một trang trại 800 mẫu tại miền Nam Colorado, nơi đây cô dự định xây một ngôi nhà và một trung tâm thế giới cho các nhà thông thiên học. Các phòng ốc sẽ chữa bịnh bằng thông thiên học cao cấp trên thế giới.
Một cố vấn chính trị hăng hái nhất của Tân thế hệ là John Vasconcellos, Nghị viên Tiểu bang California, và dự luật “Tự trọng” (Self Esteem Bill) của Ông đã được chấp thuận hồi tháng mười 1987.
Muốn biết nguồn gốc của các tư tưởng Tân thế hệ, chúng ta chỉ cần tìm xem một vài chương đầu trong Kinh Thánh.
Thượng Đế đã làm công việc sáng tạo thế gian tốt lành cho đến lúc Lucifer sa ngã (Isaiah 14:12-14) đem tội ác vào thế gian. Satan dụ dỗ Bà Eva (Sáng thế 3:5), liền đó Adam bất tuân điều cấm của Thượng Đế; thế rồi Satan trở nên thần của thế gian, và Satan tiếp tục lừa dối cho tới khi cả nhân loại, ngoại trừ gia đình Noah, đều quay lưng nghịch lại Thượng Đế (Sáng thế 6:12-13).
Thượng Đế đã cho loài người thêm một cơ hội bắt đầu trở lại sự sống sau cơn Đại hồng thủy, nhưng tội ác lại trổi dậy, lần nầy từ con trai của Noah là Ham. Tội ác leo thang nhanh chóng cho đến đời cháu nội của Ham là Nimrod, làm người hùng “đề cao con người” xa cách Thượng Đế. Nimrod khởi công xây cất Tháp Babel “chót cao đến tận trời để làm rạng danh…” (Sáng thế 11:4). Tháp nầy biểu hiệu loài người không cần đến Thượng Đế và tự điều quản số phận mình. Kể từ đó, sự phản bội Thượng Đế và tính kiêu ngạo đi vào lòng con người.
Nimrod đã tự cho mình như một thần. Sự thần thánh hóa con người, những tà đạo và các thần hoang đường có thể được truy nguyên từ Nimrod là nhân vật tiền phong của triết lý Nhân bản (Humanism) ngày nay; và từ Nimrod, những nghi thức và tục lệ được di truyền cho con người với ý niệm tự mình có thể tương thông với sự huyền bí của các thần và vũ trụ. Sự khai triển năng nực của trí não dẫn đến “Duy trí chủ nghĩa” (Gnosticism) là hạt giống của phong trào Tân thế hệ ngày nay. Kinh Thánh dạy rằng:
“Những khi giới chúng tôi dùng để chiến đấu không thuộc về thể xác, nhưng bởi quyền lực của Thượng Đế, để triệt hạ các thành lũy, đạp đổ các ý tưởng cùng mọi vật cao hầu nâng chính mình lên, nghịch lại kiến thức của Thượng Đế; và để bắt phục mọi tư tưởng vào sự tuân phục Đấng Christ” (II Cor. 10:4-5).
Thay vì xây dựng “cái tôi”, con người phải triệt hạ nó, hầu cho Đấng Christ có thể nâng chúng ta lên ở trong Ngài, để có thể sanh những trái của Thánh Linh (Gal. 5:22-26; Col. 3:12-15) như tình yêu thương, sự bình an, mềm mại, tiết độ, v.v..., những kết quả mà Tân thế hệ muốn có.
Đức Chúa Jesus cũng dạy: “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, hãy vác thập tự giá mình, mà theo Ta” (Mat. 16:24).
Cách đây không lâu, có một kẻ mặc áo dài trắng, tóc dài chấm vai, diện mạo khá đẹp, đến nhiều nơi, tự xưng mình là Chúa Jesus tái hiện. Thương cho một số đông người bị phỉnh gạt. Báo chí cũng đăng tải: “Đấng Christ đang ẩn dật, nhưng sẽ sớm xuất hiện.”(!)
Để thúc giục sự xuất hiện Chúa “Maitreya” của họ, ngày 16 và 17 tháng Tám năm 1988, hàng ngàn môn đồ Tân thế hệ đã tựu họp, nhảy múa dưới ánh mặt trời, cử hành lễ “Đồng Qui Hòa Điệu” (World Harmonic Convergence) tại Windsor, Canada, và trên các đỉnh núi cao tại một vài xứ khác. Tiếc rằng các môn đồ Tân thế hệ không biết Chúa Cứu Thế Jesus là Đấng mà họ tìm kiếm. Thế gian đã phí hàng tỷ bạc để tìm năng lực trong các Đấng giả mạo và các tà đạo đủ loại. Satan đã dùng mọi cách đế lừa gạt và lôi kéo vô số linh hồn xuống địa ngục.
Biết trước điều nầy, Chúa Jesus đã phán: “Bởi lắm kẻ nhân danh Ta đến và nói rằng: “Ta là Đấng Cứu Thế, và khiến nhiều người lầm lạc” (Mat, 24:5). Kinh Thánh cũng cho biết sự tôn thờ các hình tượng, tà thuật,… được coi như các việc làm ghê tởm; ai phạm những điều nầy sẽ không được vào Thiên đàng:
“Nay, những việc của nhục thể được biểu lộ cách rõ ràng, như là ngoại tình, gian dâm, ô uế, tham nhục dục, thờ hình tượng, phù phép,… Tôi nói trước cùng anh em, như tôi đã nói từ lâu rằng những ai phạm các việc ấy sẽ không được hưởng Vương quốc của Thượng Đế” (Gal. 4:19-21).
Từ những kỹ nghệ, thương trường đến các hình thức văn nghệ, điện ảnh, âm nhạc,… danh từ “Tân Thế Hệ” (New Age) trở nên ngày càng quen thuộc trong thập niên 80. Đây là một phong trào đã và đang thu hút nhiều người tin theo, vì nó hứa hẹn đem lại hy vọng và bình an, đúng vào lúc con người tuyệt vọng cần đến.
“Tân Thế Hệ” là một “môi trường hấp thụ” của những sự việc không liên hệ với nhau: từ âm nhạc đến thần bí, từ hội thảo đến danh vọng, từ thực phẩm dưỡng sinh đến mảnh đá thủy tinh, v.v….
Các đại công ty như RCA, Boeing, General Mills, Procter & Gamble, AT&T và Ford Motor Co… từng thuê những cố vấn “Tân thế hệ” giúp họ gia tăng năng xuất công nhân. Hơn nữa, nhiều buổi hội thảo và giảng huấn “Tân thế hệ” được tổ chức tại các hãng lớn dưới sự bảo trợ của cấp quản trị.
Một loại nhạc mới chớm nở, cũng gọi là “Tân thế hệ”, kết hợp hai điệu nhạc “blues” và “jazz” giúp cho người nghe bớt mỏi mệt..
Một số chuyên viên về sức khỏe đến với “Kỹ thuật điều trị của Tân thế hệ” để tìm cách chữa bịnh. Những mảnh đá của Tân thế hệ được quảng cáo là có năng lực giúp ngưới ta ngủ ngon, làm việc nhanh và chơi đùa hăng hái hơn!…
Làm sao một người, một nơi hay một vật nào đó được mang danh Tân thế hệ? Muốn hiểu được hiện tượng nầy, chúng ta phải nhìn thật gần vào một yếu tố mà hết thảy các thành phần “Tân thế hệ” cùng chung một quan điểm: đó là sự tin tưởng con người và Thượng Đế là một.
Tạp chí “Hướng về Gia đình” (Focus on Family) gọi triết lý của “Tân thế hệ”..là một “món xà bần tôn thờ các huyền linh”, thần bí Ấn giáo và tâm lý tiền phong (avant garde psychology). Thực chất của nó dựa theo Ấn giáo thời cổ, tin rằng mọi người và mọi vật là một thành phần của Thượng Đế, thành phần của một “nhất thể” thiêng liêng có sẵn bên trong. Vậy nên con người không cần nhìn đâu xa hơn chính mình để tìm những lời giải đáp cho cuộc sống..
Những người “Tân thế hệ” được khuyến khích, nhờ âm nhạc, thực phẩm, văn chương, cùng những buổi tập luyện đắt tiền, để giao thông với nguồn năng lực bên trong chính họ; và như vậy sẽ hòa hợp với “năng lực bao quát” của đời sống vây quanh chúng ta. Đối với một số người, tư tưởng “Tân thế hệ”có nghĩa là đặt một mảnh “thạch anh thủy tinh” (Quartz. Crystal) dưới chiếc gối để họ được ngủ yên. Đối với một số khác, “Tân thế hệ” có nghĩa là xuất hồn ra khỏi thân xác để tương thông với các dị linh, tin tưởng mạnh mẽ về kiếp luân hồi và luật nhân quả (Law of Karma) của Ấn giáo và Phật giáo..
Dù dưới hình thức nào, tư tưởng “Tân thế hệ” đã trở thành một “Tôn giáo của tự tin”, kèm theo”Cá nhân chủ nghĩa”, đẩy Thượng Đế trở về thế giới thời cổ!
Không một Đấng nào cao hơn, không một tiêu điểm nào cao hơn điều mà chính họ tự tạo ra, và tự điều động. Đó là một thứ tôn giáo triết lý, trộn lẫn nhân bản chủ nghĩa (humanism) và “phiếm thần giáo” (pantheism – xem hết thảy vạn vật, vũ trụ đều là Thượng Đế). Tư tưởng “Tân thế hệ” đang nẩy nở trong nhiều gia đình, các trường học, những tiểu thương, công tư sở, cả đến trong các hội thánh toàn quốc!
Dấu hiệu bành trướng của phong trào nầy là tính hiếu kỳ của công chúng: các nhà phát hành sách báo ước lượng rằng tựa đề “Tân thế hệ” đã mang lại ít nhất 100 triệu mỹ kim (và còn gia tăng) tại các hiệu tạp hóa. Một bài báo trong tạp chí Forbes gần đây khuyến khích các độc giả thuộc các công ty nên dùng “mánh khóe” nầy như một kỹ thuật thương mại, để bán các sản phẩm. Phong trào “Tân thế hệ” đã hấp dẫn nhiều người, có thể vì nó xuất hiện dưới nhiều hình thức: Đối với những người tìm cách khỏa lấp sự trống rỗng tâm linh, “Tân thế hệ” hứa hẹn những chuyến phiêu lưu và thông linh trong cõi vô hình siêu nhiên. Đối với những người thực tế hơn, Tân thế hệ giúp họ được ý thức tự kỷ, nhân bản, cùng với quan niệm tri thức, tự lực.
Nói rõ hơn, phong trào Tân thế hệ là một sự pha trộn “Thần bí giáo” (Mysticism) Đông phương (như Yoga – tham thiền, thần giao cách cảm) và “Thuyết huyền đạo”(Occultism) Tây phương. Đó là một tín ngưỡng bắt ngưồn từ các quan niệm thời cổ, huyền bí, các quyền lực, năng lực và thần tín trong con người, một sự pha trộn khoa học (như thuyết tiến hóa – Evolution) và tà thuật.
Marilyn Ferguson, một tác giả Tân thế hệ, ước lượng có 10 triệu người Hoa kỳ đã tham dự vào thần bí giáo Đông Phương. Theo phim “Các Thần của Tân thế hệ” (Gods of the New Age) thì con số nầy gần 60 triệu.
Những phim bình dân như “Star War”, “E.T.” đã biểu hiện một cách khôn khéo một ít tư tưởng của phong trào Tân thế hệ, trong khi quyển “Trên Một Chân” (Out of A Limb) của Shirley MacLaine, và phim truyền hình đã phỏng theo đó, nói lên tư tưởng nầy rõ ràng hơn. Các trò ảo tưởng “Dungeons and Dragons” cũng đem đến cho người chơi những quan niệm về Tân thế hệ.
Càng ngày các tiết mục về Tân Thế hệ xuất hiện càng nhiều trên các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình v.v…) và Grammy Awards cũng thêm một giải cho loại nhạc Tân thế hệ.
Nhiều chính trị gia, thương gia nổi tiếng, và nhiều nhân vật tên tuổi đã tán dương Tân thế hệ như: Gary Hart, Ted Turner, John Deaver, Shirley Maclaine… Những tên tuổi khác cũng tham gia phong trào như Wally Amos (Vua bánh hộp), diễn viên Marsha Mason, cùng các ca sĩ Helen Reddy và Tina Turner.
Shirley MacLaine là một trong những nhân vật nổi tiếng hoạt động nhất đề xướng các lý tưởng Tân thế hệ. Chẳng những đã viết sách và làm phim về huyền linh giáo (spiritualism), MacLaine còn mua một trang trại 800 mẫu tại miền Nam Colorado, nơi đây cô dự định xây một ngôi nhà và một trung tâm thế giới cho các nhà thông thiên học. Các phòng ốc sẽ chữa bịnh bằng thông thiên học cao cấp trên thế giới.
Một cố vấn chính trị hăng hái nhất của Tân thế hệ là John Vasconcellos, Nghị viên Tiểu bang California, và dự luật “Tự trọng” (Self Esteem Bill) của Ông đã được chấp thuận hồi tháng mười 1987.
Muốn biết nguồn gốc của các tư tưởng Tân thế hệ, chúng ta chỉ cần tìm xem một vài chương đầu trong Kinh Thánh.
Thượng Đế đã làm công việc sáng tạo thế gian tốt lành cho đến lúc Lucifer sa ngã (Isaiah 14:12-14) đem tội ác vào thế gian. Satan dụ dỗ Bà Eva (Sáng thế 3:5), liền đó Adam bất tuân điều cấm của Thượng Đế; thế rồi Satan trở nên thần của thế gian, và Satan tiếp tục lừa dối cho tới khi cả nhân loại, ngoại trừ gia đình Noah, đều quay lưng nghịch lại Thượng Đế (Sáng thế 6:12-13).
Thượng Đế đã cho loài người thêm một cơ hội bắt đầu trở lại sự sống sau cơn Đại hồng thủy, nhưng tội ác lại trổi dậy, lần nầy từ con trai của Noah là Ham. Tội ác leo thang nhanh chóng cho đến đời cháu nội của Ham là Nimrod, làm người hùng “đề cao con người” xa cách Thượng Đế. Nimrod khởi công xây cất Tháp Babel “chót cao đến tận trời để làm rạng danh…” (Sáng thế 11:4). Tháp nầy biểu hiệu loài người không cần đến Thượng Đế và tự điều quản số phận mình. Kể từ đó, sự phản bội Thượng Đế và tính kiêu ngạo đi vào lòng con người.
Nimrod đã tự cho mình như một thần. Sự thần thánh hóa con người, những tà đạo và các thần hoang đường có thể được truy nguyên từ Nimrod là nhân vật tiền phong của triết lý Nhân bản (Humanism) ngày nay; và từ Nimrod, những nghi thức và tục lệ được di truyền cho con người với ý niệm tự mình có thể tương thông với sự huyền bí của các thần và vũ trụ. Sự khai triển năng nực của trí não dẫn đến “Duy trí chủ nghĩa” (Gnosticism) là hạt giống của phong trào Tân thế hệ ngày nay. Kinh Thánh dạy rằng:
“Những khi giới chúng tôi dùng để chiến đấu không thuộc về thể xác, nhưng bởi quyền lực của Thượng Đế, để triệt hạ các thành lũy, đạp đổ các ý tưởng cùng mọi vật cao hầu nâng chính mình lên, nghịch lại kiến thức của Thượng Đế; và để bắt phục mọi tư tưởng vào sự tuân phục Đấng Christ” (II Cor. 10:4-5).
Thay vì xây dựng “cái tôi”, con người phải triệt hạ nó, hầu cho Đấng Christ có thể nâng chúng ta lên ở trong Ngài, để có thể sanh những trái của Thánh Linh (Gal. 5:22-26; Col. 3:12-15) như tình yêu thương, sự bình an, mềm mại, tiết độ, v.v..., những kết quả mà Tân thế hệ muốn có.
Đức Chúa Jesus cũng dạy: “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, hãy vác thập tự giá mình, mà theo Ta” (Mat. 16:24).
Cách đây không lâu, có một kẻ mặc áo dài trắng, tóc dài chấm vai, diện mạo khá đẹp, đến nhiều nơi, tự xưng mình là Chúa Jesus tái hiện. Thương cho một số đông người bị phỉnh gạt. Báo chí cũng đăng tải: “Đấng Christ đang ẩn dật, nhưng sẽ sớm xuất hiện.”(!)
Để thúc giục sự xuất hiện Chúa “Maitreya” của họ, ngày 16 và 17 tháng Tám năm 1988, hàng ngàn môn đồ Tân thế hệ đã tựu họp, nhảy múa dưới ánh mặt trời, cử hành lễ “Đồng Qui Hòa Điệu” (World Harmonic Convergence) tại Windsor, Canada, và trên các đỉnh núi cao tại một vài xứ khác. Tiếc rằng các môn đồ Tân thế hệ không biết Chúa Cứu Thế Jesus là Đấng mà họ tìm kiếm. Thế gian đã phí hàng tỷ bạc để tìm năng lực trong các Đấng giả mạo và các tà đạo đủ loại. Satan đã dùng mọi cách đế lừa gạt và lôi kéo vô số linh hồn xuống địa ngục.
Biết trước điều nầy, Chúa Jesus đã phán: “Bởi lắm kẻ nhân danh Ta đến và nói rằng: “Ta là Đấng Cứu Thế, và khiến nhiều người lầm lạc” (Mat, 24:5). Kinh Thánh cũng cho biết sự tôn thờ các hình tượng, tà thuật,… được coi như các việc làm ghê tởm; ai phạm những điều nầy sẽ không được vào Thiên đàng:
“Nay, những việc của nhục thể được biểu lộ cách rõ ràng, như là ngoại tình, gian dâm, ô uế, tham nhục dục, thờ hình tượng, phù phép,… Tôi nói trước cùng anh em, như tôi đã nói từ lâu rằng những ai phạm các việc ấy sẽ không được hưởng Vương quốc của Thượng Đế” (Gal. 4:19-21).
Send comment